Các giải pháp chiến lược trong chu kỳ ngành

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Lạng Sơn đến năm 2020 (Trang 30)

Một ngành mới nổi lên là ngàn h trong giai đoạn đầu, giai đoạn hình thành. Hầu hết các công ty trong ngành đang nổi lên là những công ty trong giai đoạn khởi động cần tăng thêm người, tăng thêm hoặc xây dựng thêm các thiết bị, gia tăng các thiết bị sản xuất, cố gắng việc mở rộng sản xuất, giải quyết các vấn đề về thiết kế sản phẩm,...Do thị trường còn mới mẻ nên chưa có các số liệu cũng như kinh nghiệm thực tế để đưa ra quyết định nhanh chóng. Các công ty trong giai đoạn này thường khó khăn trong việc nắm bắt thông tin về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, đồng thời cũng có một số khó khăn về nguồn cung nguyên liệu,.. Hai vấn đề chiến lược rất quan trọng mà các công ty trong ngành đang nổi lên phải giải quyết là: đầu tư như thế nào vào giai đoạn đầu hoạt động; phân đoạn thị trường như thế nào và những lợi thế cạnh tranh nào cần được dử dụng để đảm bảo vị trí dẫn đầu ngành. Các chiến lược cạnh tranh nhằm vào chi phí thấp và sự khác biệt về sản phẩm thường đứng vững trong giai đoạn này.

Đối với các tổ chức có nguồn tài chính hạn hẹp thì việc tạo ra một liên minh chiến lược hoặc liên doanh với các tổ chức khác sẽ tạo ra cơ hội cho việc nắm bắt các kỹ năng và những nguồn lực cần thiết.

- Tóm lại, trong giai đoạn đoạn mới bắt đầu, các tổ chức cần làm: + Chú trọng phát triển các năng lực đặc biệt để tạo lợi thế cạnh tranh;

+ Xây dựng thị phần dựa trên phát triển lợi thế cạnh tranh đặc biệt và vững chắc;

+ Thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.

- Trong giai đoạn tăng trưởng cần thực hiện: + Chiến lược tập trung thị trường;

+ Duy trì và nâng cao vị trí cạnh tranh nếu có thể, đồng thời giảm giá nhằm thu hút khách hàng tiếp theo;

+ Đảm bảo duy trì phân đoạn khách hàng hiện tại và tìm kiếm khách hàng mới.

Cần tiến hành các hoạt động: + Lược bớt dòng sản phẩm;

+ Nhấn mạnh hơn vào quá trình đổi mới sản xuất; + Mua lại các hãng cạnh tranh với mức giá thấp;

+ Tăng cường bán hàng hơn nữa cho khách hàng hiện tại; + Tìm cách giảm chi phí.

+ Mở rộng ra phạm vi quốc tế;

- Các ngành suy thoái.

Đối với các ngành này:

+ Chiến lược dẫn đầu: chiếm thị phần của các tổ chức rời ngành bằng cách giảm giá và marketing;

+ Chiến lược tăng trưởng tập trung vào các phân đoạn vẫn tăng trưởng hoặc suy giảm ít hơn so với tổng ngành;

+ Thực hiện chiến lược thu hoạch: cắt giảm các khoản đầu tư vào máy móc, nghiên cứu phát triển và quảng cáo;

+ Chiến lược từ bỏ: bán cho các tổ chức khác.

- Các ngành toàn cầu hóa.

Các tổ chức trong ngành toàn cầu hóa cần chọn lựa để thực hiện các phương thức sau:

+ Duy trì sản xuất trong nước và xuất khẩu; + Cấp giấy phép;

+ Thực hiện chiến lược đa quốc gia; + Thực hiện chiến lược tập trung; + Thực hiện chiến lược khác biệt; + Thực hiện chiến lược chi phí thấp.

Trong quá trình thực hiện, cần phân biệt chiến lược toàn cầu hóa và chiến lược đa quốc gia.

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC CỦA TRUNG TÂM ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TỈNH LẠNG SƠN

2.1. Tổng quan về Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Lạng Sơn đến năm 2020 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)