- Đa dạng hóa:
Có hai loại đa dạng hóa chính, đó là đa dạng hóa có liên quan và da dạng hóa không liên quan. Đa dạng hóa có liên quan là sự đa dạng hóa vào hoạt động kinh doanh mới mà nó có được liên kết với hoạt động kinh doanh hiện tại của công ty bởi tính tương đồng giữ một hoặc nhiều bộ phận của chuỗi giá trị của
mỗi hoạt động. Những liên kết này dựa trên tính tương đồng về sản xuất, tiếp thị hoặc công nghệ. Sự đa dạng hóa không liên quan là sự đa dạng hóa vào lĩnh vực kinh doanh mới mà nó hiển nhiên không có sự kết nối với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh hiện có nào của công ty [3, tr.156].
Đa dạng hóa thành công sẽ tạo ra sự gia tăng giá trị và ngược lại. Do vậy, các tổ chức cần phải cân nhắc sự cần thiết đa dạng hóa nếu nguồn tài chính vượt quá sự cần thiết để duy trì lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động chủ chốt.
Sự đa dạng hóa có thể tạo ra giá trị cho một tổ chức, nhưng cũng có thể tạo ra mâu thuẫn. Sự đa dạng hóa quá lớn có thể làm cho hoạt động của tổ chức trở nên kém đi, đồng thời chi phí quản trị sự đa dạng hóa có thể cao hơn giá trị mà nó đem lại cho tổ chức.
Một công ty đa dạng hóa có thể tạo ra giá trị theo 3 cách: (i) mua và tái cấu trúc công ty hoạt động yếu kém; (ii) chuyển giao năng lực trong một số hoạt động kinh doanh; (iii) có được quy mô kinh tế.
- Liên kết theo chiều dọc
Sự hợp nhất dọc có nghĩa là một tổ chức đang tự tìm kiếm đầu vào (sự hợp nhất ngược chiều) cho quá trình sản xuất của mình hoặc đang tự giải quyết đầu ra của mình (sự hợp nhất xuôi chiều).
Sự hợp nhất dọc cho phép công ty xây dựng những rào cản tới sự cạnh tranh mới; làm thuận lợi cho những khoản đầu tư vào những tài sản chuyên dụng đem lại hiệu quả; bảo vệ chất lượng sản phẩm; nâng cao khả năng chủ động về thời gian.
Tuy nhiên, sự hợp nhất dọc cũng co những nhược điểm, trong đó nhược điểm quan trọng nhất là về chi phí (chi phí có thể cao hơn nhiều so với không có sự hợp nhất dọc); sự lạc hậu khi công nghệ thay đổi nhanh; về sự xuất hiện vấn đề khi cầu không dự đoán trước được.