Phân tích môi trường vi mô môi trường địa phương, ngành

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Lạng Sơn đến năm 2020 (Trang 56)

2.3.2.1. Đặc điểm phát triển kinh tê, xã hội của tỉnh

Lạng Sơn là một tỉnh có tiềm năng về phát triển kinh tế trên các lĩnh vực: - Kinh tế cửa khẩu cùng với thương mại, dịch vụ và du lịch, do có đường biên giới với Trung Quốc và các cửa khẩu quốc tế và quốc gia. Hệ thống giao thông tương đối thuận lợi. Trên trục Quốc lộ 1A, đồng thời có hệ thống đường sắt, thuận lợi cho giao lưu, đi lại, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

- Kinh tế nông, lâm nghiệp do có tiềm năng về đất và rừng. Kinh tế nông, lâm nghiệp là chỗ dựa cho các hoạt động phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh, có thể cung cấp nhiều sản phẩm nông, lâm nghiệp, tạo nguồn nguyên liệu lớn, ổn

định cho phát triển công nghiệp chế biến. Chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng phát triển, bước đầu hình thành các mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp, cơ bản giải quyết được nhu cầu thực phẩm trên địa bàn. Kinh tế nghề rừng, kinh tế hộ gia đình làm ăn có hiệu quả, ngày càng được mở rộng và phát triển.

- Nền kinh tế có quy mô nhỏ, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ canh tác lạc hậu.

2.3.2.2. Thực trạng KHCN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại Lạng Sơn.

Tại Lạng Sơn, đã hình thành một số mối quan hệ giữa KHCN và kinh tế - xã hội. Những đóng góp rõ rệt và cụ thể của KHCN vào phát triển kinh tế - xã hội có tác dụng tiếp tục thúc đẩy những nỗ lực gắn kết nghiên cứu với sản xuất. Tuy nhiên, quan hệ gắn kết giữa KHCN và kinh tế - xã hội còn yếu kém về cả khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của KHCN và cả về những tác động tích cực thúc đẩy KHCN từ phía kinh tế ( như đầu tư cho KH&CN, nhu cầu phát triển KH&CN, nhận thức đúng đắn về vai trò của KH&CN,...).

Cụ thể, trong những năm qua, hoạt động KHCN của tỉnh đã có bước chuyển biến, đạt được một số tiến bộ và kết quả nhất định, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Lạng Sơn.

Khoa học xã hội và nhân văn và khoa học tự nhiên có nhiều đóng góp quan trọng trong việc cung cấp cơ sở khoa học cho các chủ trương, chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch kinh tế - xã hội, chuẩn bị các dự án đầu tư, đề xuất nhiều giải pháp có căn cứ khoa học tham mưu cho công tác chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ văn hoá - xã hội của tỉnh.

Các kết quả điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường đã cung cấp thông tin đáng tin cậy cho việc xây dựng, phê duyệt các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Các kết quả điều tra cơ bản cho đến nay đã được xây dựng thành cơ sở dữ liệu, bản đồ số bằng công nghệ hệ thông tin

địa lý GIS; đã bàn giao cho các ngành trong tỉnh sử dụng, góp phần cung cấp thông tin, luận cứ đáng tin cậy cho các dự án đầu tư phát triển.

Kết quả trên lĩnh vực nghiên cứu thực nghiệm đã đưa kỹ thuật và công nghệ tiến bộ áp dụng vào địa bàn tỉnh, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Việc ứng dụng kỹ thuật tiến bộ thuộc lĩnh vực nông nghiệp đã tạo chuyển biến tích cực làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn, cải tạo và phát triển hệ sinh thái tự nhiên theo hướng bền vững. Đã tiến hành khảo nghiệm, tuyển chọn các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao, phù hợp với các tiểu vùng sinh thái trong tỉnh cùng với việc đưa kỹ thuật tiến bộ vào đầu tư thâm canh trong lĩnh vực nông- lâm nghiệp - thủy sản, giúp các huyện, thành phố chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung, chuyên canh, phát triển sản xuất hàng hoá. Các kết quả trên đang được lãnh đạo các huyện, thành phố đưa vào chỉ đạo để từng bước nhân rộng.

Các lĩnh vực công nghiệp, y tế, giáo dục đã nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cơ chế, chính sách phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh đến năm 2015; xây dựng các đề án làm cơ sở cho việc định hướng phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo; phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

Các lĩnh vực công nghệ mới: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, năng lượng mới... được ứng dụng và ngày càng phát huy hiệu quả trong sản xuất, quản lý. Các sản phẩm của công nghệ sinh học về giống, các chế phẩm kích thích sinh trưởng đã được áp dụng rộng rãi. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng trong đổi mới phương thức canh tác, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bố trí hợp lý mùa vụ, nhờ đó sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tiến thêm một bước trong việc đưa KHCN vào phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Công nghệ thông tin bắt đầu được ứng dụng rộng rãi trong các cơ quan nhà nước, các trường học và các doanh nghiệp.

Tại Lạng Sơn, đã hình thành, duy trì được các hoạt động như: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, thông tin KHCN, sở hữu trí tuệ, thẩm định công nghệ, quản lý an toàn bức xạ, hạt nhân. Các hoạt động này cũng xuất hiện phổ biến ở những lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau và địa bàn khác nhau trong tỉnh, góp phần thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

Về xây dựng tiềm lực KHCN, đã sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, tài chính, kinh nghiệm, tri thức bản địa,…) của địa phương; nâng cao dân trí, cải thiện chất lượng cuộc sống của dân cư địa phương; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển kinh tế địa phương.

Bên cạnh đó, tại Lạng Sơn còn thiếu những hoạt động KHCN quan trọng như: hoạt động nghiên cứu và phát triển (NCPT) trong các doanh nghiệp; hoạt động tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ mang tính chuyên nghiệp; hoạt động liên kết chặt chẽ giữa cơ sở sản xuất với các tổ chức KHCN trong và ngoài tỉnh; hình thành và phát triển thị trường công nghệ, v.v...Các hoạt động KHCN trong tỉnh còn hạn chế về trình độ, quy mô, sự phối hợp liên kết với nhau. Các ngành, các cấp và các nhà khoa học ở địa phương chưa thực sự nhiệt tình tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

2.3.2.4. Nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng KHCN phục vụ sản xuất và đời sống.

- KHCN phục vụ phát triển kinh tế cửa khẩu cùng, thương mại, dịch vụ và du lịch:

Trong lĩnh vực này, KHCN đóng góp vào sự phát triển thông qua việc triển khai ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin vào các dịch vụ ngần hàng, giao dịch thương mại điện tử, dịch vụ vận chuyển,....Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mà Trung tâm không có thế mạnh.

+ Sử dụng các giống cây trồng mới cho hiệu quả kinh tế cao hơn đối với các loại cây trồng chính của tỉnh như: cây lương thực (lúa, ngô, khoai tây....), cây ăn quả (na, hồng, mận, đào, lê,..) , rau các loại, cây lâm nghiệp (bạch đàn lai, keo lai, hồi,....)

+ Sử dụng các giống vật nuôi mới cho hiệu quả kinh tế cao hơn và phù hợp với đặc điểm sinh thái, khi hậu của tỉnh.

+ Ứng dụng công nghệ sinh học để chọn tạo, nhân giống tại chỗ nhằm chủ động nguồn giống phục vụ sản xuất trên địa bàn:

+ Bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch, đặc biệt chú trọng tới việc tiếp nhận các công nghệ bảo quản sau thu hoạch đối với các sản phẩm đặc sản của tỉnh.

Đây là lĩnh vực mà Trung tâm đã có những kết quả hoạt động bước đầu. Đặc biệt đối với việc nhân giống một số loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được chấp nhận.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Lạng Sơn đến năm 2020 (Trang 56)