GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN P&T
3.1. Nâng cao nhận thức của mỗi nhân viên trong công ty cổ phần tập đoàn P&T.
đoàn P&T.
Doanh nghiệp cần phải chú trọng trong việc củng cố niềm tin của nhân viên công ty. Lòng tin của NLĐ có thể không phải là nhiên liệu để chạy ô máy ằ, nhưng nó chớnh là ô nhớt ằ để bôi trơn guồng máy của doanh nghiệp. Phải cú ô nhớt ằ cỏc bộ phận của guồng mát mới phối hợp với nhau hoạt động một cách nhịp nhàng. Thiếu ô nhớt ằ nhân viên công ty sẽ không thể làm việc một cách chuyên tâm và hiệu quả. Cấp trên thiếu lòng tin vào cấp dưới của mình sẽ tiêu tốn nhiều thời gian vào kiểm tra họ. Tệ hại hơn, vì thiếu niềm tin vào tương lai theo kiểu suy nghĩ ô quan nhất thời, dân vạn đại ằ, nhân viên sẽ tận dụng lợi thế của mình để vun vén cho bản thân càng nhiều càng tốt. Đõy chớnh là mầm mống của tranh chấp về lao động. Bởi vậy, để khắc phục thực trạng hay luân chuyển công tác của nhân viên trong Công ty P&T cần tạo cho nhân viên lý tưởng niềm tin, cần xây dựng tinh thần văn hóa doanh nghiệp cho toàn thể cán bộ trong Công ty học tập và làm theo.
Tinh thần, văn hoá doanh nghiệp là phức thể các giá trị, các chuẩn mực có khả năng định hướng, điều chỉnh suy nghĩ, tình cảm và hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp. Tinh thần văn hoá doanh nghiệp thể hiện qua các yếu tố sau đây:
- Tinh thần trách nhiệm, tự chủ, năng động, sáng tạo của các thành viên.
- Tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Tính mục đích: Văn hoá là hệ các giá trị, chuẩn mực làm cơ sở giúp cá nhân xác định mục đích và tiêu chuẩn hành động.
- Tinh thần đoàn kết: Đặc trưng của văn hoá là sự chia sẻ, thống nhất, gắn bó, đoàn kết giữa các cá nhân tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong sự đa dạng để thực hiện mục tiêu chung.
Chức năng tâm lý của tinh thần văn hoá doanh nghiệp. Đối với việc quản lý kinh doanh, tinh thần văn hoỏ cú cỏc chức năng cơ bản sau đây:
- Tạo ra bản sắc để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Điều quan trọng nữa là các thành viên coi doanh nghiệp là của mình, của “chỳng tụi”.
- Tạo ra những quy định, nguyên tắc ứng xử thống nhất trong hành động.
- Tạo ra nội lực và động lực phát triển bên trong mỗi doanh nghiệp, mỗi thành viên.
- Duy trì và củng cố những hành vi, hoạt động đúng mực.
Công ty P&T cần thực hiện các biện pháp sau:
Mặc dù văn hoá là sản phẩm của tập thể, của nhóm người cùng lao động, cùng sinh sống tạo ra. Nhưng nhà quản lý đóng vai trò khởi xướng và tạo điều kiện duy trì và củng cố các đặc điểm cấu thành nên tinh thần văn hoá của doanh nghiệp. Muốn vậy nhà quản lý cần có đầu óc cởi mở, thiện chí chấp nhận sự đa dạng phong phú của các cá nhân đồng thời cần có những cơ chế, biện pháp như sau:
- Cần có cơ chế, biện pháp tuyển dụng những người có trình độ, chuyên môn và thái độ cởi mở, dám chấp nhận sự khác nhau trong cách nhìn nhận, đánh giá cũng như khác nhau trong lối sống.
- Cần xây dựng những điển hình, những tấm gương tốt để mọi người luôn học tập noi theo. Những thủ tục cách làm hay cần được bảo tồn và biến thành truyền thống của doanh nghiệp.
- Tổ chức quá trình học tập, trao đổi để cá nhân làm quen và chia sẻ với những giá trị, chuẩn mực của nhóm. Chia sẻ kiến thức thông qua:
+Học hỏi thông qua nhìn và "bắt chước" +Kèm cặp trực tiếp
+Học tập và chi sẻ tri thức mới: Khả năng tiếp tục học tập giữ cho nhân viên luôn tiến lên trong sự nghiệp và trong mọi sự thay đổi. Hầu hết mọi người đều muốn học và phát triển kỹ năng trong công việc. Hãy khuyến khích những thử nghiệm và chấp nhận những rủi ro hợp lý để phát triển kỹ năng của họ. Hãy hiểu họ với tư cách cá nhân. Hỏi NV xem điều gì là động lực của họ. Hỏi về mục tiêu sự nghiệp mà họ đã đạt được và đang hướng tới. Lập một kế hoạch phát triển với mỗi cá nhân và phải chắc chắn rằng bạn có thể giúp họ thực hiện kế hoạch đó. Cuộc họp phát triển kinh doanh hàng quý là cơ hội để CT có thể chính thức hoá kế hoạch cho mỗi người. Bạn có thể tạo ra sự nghiệp tốt cho cỏc nhõn niờn.Trong cỏc buổi học nên:
Khuyến khích đưa ra ý kiến phải hồi .
Đưa ra những khen thưởng và ghi nhận thích đáng. Đưa ra những nguyên tắc tiến bộ phù hợp.
Đưa ra những hướng dẫn. Phỏng vấn và thuê nhân viên. Giao nhiệm vụ và uỷ thác dự án. Lắng nghe.
Viết báo cáo, thư, ghi chú và đánh giá hoạt động. Cùng NV rèn luyện kỹ năng thuyết trình.
Quản lý thời gian.
Lên kế hoạch và thực hiện các dự án.
Giải quyết vấn đề và theo dõi tiếp theo để tiến bộ hơn. Đưa ra quyết định.
Quản lý cuộc họp.
+Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm
+Sáng tạo xây dựng các quy trình cho CT +Hội thảo chuyên đề CT
+Các cuộc thi liên quan tri thức
- Thực hiện các chương trình chia sẻ kinh nghiệm
+Kiểm tra phẩm chất, kiến thức, tri thức của từng nhân viên +Tổ chức các buổi hội thảo nghề nghiệp cho nhân viên +Lên kế hoạch để đào tạo về tri thức cho nhân viên
- Cần tìm hiểu và phát huy những nét văn hoá, chuẩn mực truyền thống vốn có trong mỗi cộng đồng mà các cá nhân là những đại diện./.
Sau khi đã nâng cao nhận thức của CBNV trong công ty, lãnh đạo cần hướng cho nhân viên làm việc để hoàn thành mục đích mà công ty đã đề ra.
Làm cho công ty thành một nơi mà mọi người muốn làm việc, đảm bảo rằng nhân viên được khen ngợi vì làm tốt với mức tiền thưởng hợp lý, cơ hội thăng tiến cũng như quan tâm đến thời gian nghỉ ngơi và những kỳ nghỉ để giải toả căng thẳng cho họ.
Thiết lập một động cơ nhóm hơn là động cơ cá nhân
Bằng cách này, mọi người sẽ thu được lợi ích cho thành công của tổ chức và họ sẽ khuyến khích và thúc đẩy nhân viên khác làm việc tốt.
Đưa ra sự lãnh đạo.
Mọi nhân viên mong đợi Giám đốc đưa ra mục đích và chia sẻ phương hướng mà Công ty đang hướng tới. Nhân viên rất cần được giải thích lý do tại sao một sự kiện lại đang diễn ra, biết được chuẩn bị những gì trước khi có khách tham quan hoặc khách hàng đến thăm nơi làm việc. Hoặc được tổ chức các cuộc họp thường xuyên để chia sẻ thông tin, nắm bắt ý tưởng để tiến bộ hơn và đào tạo cho nhân viên các chính sách mới. Tham gia nhóm trọng điểm để thu thập đầu vào trước khi thực hiện các chính sách có tác động tới chính họ. Thúc đẩy việc giải quyết các vấn đề và đào tạo ra cỏc nhúm phát triển.
Giải thích rõ công việc kinh doanh được vận hành ra sao giúp nhân viên hiểu rõ hơn những gì đang diễn ra bên ngoài văn phòng làm việc. Khi từng thành viên của DN biết rằng công việc của họ nằm ở đâu trong hệ thống, giá trị và sự khác biệt họ mang lại, cũng là lúc họ phát huy tốt nhất năng lực sáng tạo trong công việc. Tiếp cận đầy đủ thông tin về lịch sử và truyền thống mang lại cảm nhận lớn hơn về thành quả và đặc trưng của DN. Thông qua việc chỉ dẫn và giúp đỡ nhân viên đọc và hiểu bản báo cáo thường niên của DN, hiểu được thông điệp của Giám đốc về mục tiêu, nhiệm vụ, tầm nhìn và tiến trình phát triển của tổ chức, khuyến khích các thành viên xác định rõ những gì họ có thể đóng góp trực tiếp vào mục tiêu chiến lược của DN. Tiếp theo đó, nhà quản lý cần tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên triển khai các ý tưởng.
Giúp người lao động được thực sự làm chủ công việc kinh doanh. Giúp nhân viên nhìn thấy chính họ nhiều hơn trong công việc đang làm chính là chỡa khoỏ tạo ra động lực cho nhân viên làm việc ở mức hiệu quả cao nhất, giúp họ có nhiều tự chủ hơn trong công việc, giúp họ được cảm thấy là một phần của hoạt động kinh doanh, một phần của cộng đồng, và trên tất cả, là chủ của từng công việc đang làm.