Khó có thể coi lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa là một nhân tố cấu thành của VHDN, bởi lẽ chúng có trước và tồn tại bất chấp mong muốn và quan điểm thiết kế của người quản lý hiện nay. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò quan trọng và ảnh hưởng của chúng đến việc xây dựng, điều chỉnh cà phát triển những đặc trưng văn hóa mới cho tổ chức thể hiện ở việc cho chúng ta hiểu được đầy đủ quá trình vận động và thay đổi của các đặc trưng văn hóa, những nguyên nhân và ảnh hưởng của chúng đến quá trình vận động và thay đổi về văn hóa tổ chức. Thực tế cho thấy, những tổ chức có lịch sử phát triển lâu đời và bề dày truyền thống thường khó thay đổi về tổ chức
hơn những tố chức mới, non trẻ, chưa định hỡnh rừ phong cách hay đặc trưng văn hóa. Những truyền thống, tập quán, nhân tố văn hóa đã định hình và xuất hiện trong lịch sử là chỗ dựa, nhưng cũng có thể trở thành những “rào cản tâm lý” không dễ vượt qua trong việc xây dựng và phát triển những đặc trưng văn hóa mới.
1.4.Một số yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
1.4.1. Văn hóa dân tộc
Sự phản chiếu của văn hóa dân tộc lên văn hóa doanh nghiệp là một điều tất yếu. Bản thân văn hóa doanh nghiệp là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc. Mỗi cá nhân trong nền văn hóa doanh nghiệp cũng thuộc vào một nền nhân cách tuân theo các giá trị văn hóa dân tộc. Và khi tập hợp thành một nhóm hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận _một doanh nghiệp_ những cá nhân này sẽ mang theo những nét nhân cách đó. Tổng hợp những nét nhân cách này làm nên một phần nhân cách của doanh nghiệp, đó là các giá trị văn hóa dõ tộc không thể phủ nhận được.
Văn hóa của quốc gia này nếu muốn bén rễ vào một quốc gia khác mà không ăn khớp với bản sắc văn hóa dân tộc nước đó tất sẽ bị văn hóa bản địa bài xích.
Dư luận xã hội hay quan niệm về đạo đức về giá trị hay phong tục riêng ở mỗi nơi : chớnh chỳng quy định hành vi của doanh nghiệp một cách tự giác nhất,chỳng tạo ra văn hóa ứng xử của doanh nghiệp
Bản chất của VHDN là đối nội phải tăng cường tiềm lực, quy tụ được sức sáng tạo của công nhân viên chức, khích lệ họ sáng tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp ; đối ngoại phải được xã hội bản địa chấp nhận. Cả hai mặt này đều liên quan tới văn hóa dân tộc sở tại, liên quan tới quan niệm giá trị, đặc trưng hành vi của dân tộc đó. Nếu doanh nghiệp biết xây dựng VHDN trên cơ sở văn hóa dân tộc mà họ đang sống thì họ sẽ thành công, còn nếu chỉ biết du nhập nguyên xi mô hình VHDN nước ngoài, không gắn kết với văn hóa bản địa họ sẽ thất bại.
1.4.2. Người lãnh đạo
Đây có thể coi là người tạo lập và có sức ảnh hưởng rất lớn : là người tạo ra nét văn hóa đặc thù và là người đưa các giá trị văn hóa tích cực vào trong lòng tổ chức.
Người lãnh đạo không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ của doanh nghiệp, mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, các ý thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ và huyền thoại…của doanh nghiệp. Qua quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, hệ tư tưởng và tính cách của lãnh đạo sẽ được phản chiếu lên doanh nghiệp. Tư tưởng quan niệm, giá trị của lãnh đạo chính là căn cứ để nhân viên có ý thức làm theo và sự điều chỉnh nếu muốn tồn tại ở công ty. Đây là sợi dây liên kết vô hình giữa nhân viên và doanh nghiệp.
Trong một doanh nghiệp, các thế hệ lãnh đạo khác nhau cũng sẽ tạo ra những giá trị khác nhau. Mức độ ảnh hưởng của hai đối tượng lãnh đạo đối với sự hình thành văn hóa doanh nghiệp là sáng lập thành viên và nhà lãnh đạo kế cận cũng khác nhau. Trong đó, sáng lập viên là người quyết định việc hình thành hệ thống giá trị văn hóa căn bản của doanh nghiệp và những người lãnh đạo kế cận là người làm nên sự thay đổi của văn hóa doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp thay đổi nhà lãnh đạo, điều này có thể đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải đối mặt với một trong hai tình huống sau : (1) doanh nghiệp sẽ chuyển sang một giai đoạn mới, với những thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức, đội ngũ nhân sự, đường hướng chiến lược phát triển…, những thay đổi này tất yếu sẽ dẫn đến thay đổi cơ bản của văn hóa doanh nghiệp ; (2) là nhà lãnh đạo mới vẫn giữ nguyên đường lối chiến lược cũ, bộ máy nhân sự không có những thay đổi quan trọng… Tuy nhiên, kể cả trong tình huống này, VHDN cũng sẽ thay đổi, bởi vì văn hóa chủ nghĩa bản thân nó là tấm gương phản chiếu tài năng, cá tính và những triết lý kinh doanh của người chủ doanh nghiệp. Hai nhà lãnh đạo khác nhau thì tất yếu những giá trị mà họ tạo ra cũng sẽ khác nhau.
Mức độ ảnh hưởng của lãnh đạo đến văn hóa công ty phụ thuộc rất lớn vào năng lực của anh ta. Sự phụ thuộc này là tỷ lệ thuận : năng lực càng cao thì sự ảnh hưởng càng lớn và ngược lại.
1.4.3. Nhận thức của nhân viên trong doanh nghiệp.
Đây là một yếu tố quan trọng,bởi chính nhân viên mới là người hiện thực duy trì văn hóa doanh nghiệp. Đồng thời họ cũng chính là người kiểm nghiệm các giá trị văn hóa.
Năng lực, tính cách và tính đa dạng của nhân viên ảnh hưởng rất lớn tới nền văn hóa doanh nghiệp của tổ chức.
Nhân viên là người tiếp nhận và thực hiện các biểu tượng, các ý thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ và huyền thoại… của doanh nghiệp. Nếu nhân viên tiếp nhận tốt chúng sẽ trở thành luồng sinh khí cho mọi hoạt động, ý nghĩ của họ. Nhân viên cảm thấy thực sự hãnh diện về công ty của mình, coi công ty là môi trường thân thuộc để cống hiến và phát huy mọi năng lực. Và ngược lại.
Bởi vậy trên thực tế, nhân viên khi được lựa chọn vào tổ chức sẽ phải phù hợp với giá trị văn hóa của tổ chức.
1.4.4. Những giá trị văn hóa học hỏi được.
Những giá trị văn hóa học hỏi được hình thành hoặc vô thức hoặc có ý thức và ảnh hưởng của chúng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể tích cực và cũng có thể tiêu cực. Hình thức của những giá trị học hỏi được thường rất phong phú, phổ biến là :
Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp : Đây là những kinh nghiệm có được khi xử lý các vấn đề chung. Sau đó chúng được tuyên truyền và phổ biến chung trong toàn đơn vị và tiếp tục được truyền lại cho các thế hệ nhân viên mới. Đó có thể là những kinh nghiệm về giao dịch với khách hàng, về phục vụ yêu cầu của khách hoặc cũng có thể là kinh nghiệm ứng phó với những thay đổi…
Những giỏi trị được học hỏi từ các doanh nghiệp khác : Đó là kết quả cảu quá trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, của những
chương trình giao lưu giữa các doanh nghiệp trong một ngành, của những khóa đào tạo mà doanh nghiệp này mở cho nhân viên ở doanh nghiệp khác tham gia… Thông thường ban đầu có một nhóm nhân viên của doanh nghiệp tiếp thu những giá trị truyền lại cho đồng nghiệp khác hoặc những người này tự ý tiếp thu chúng.. Sau một thời gian, các giá trị này trở thành ô tập quán ằ chung cho toàn doanh nghiệp.
Những giá trị văn hóa được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền văn hóa khác : Đây là trường hợp phổ biến đối với các công ty đa và xuyên quốc gia, các doanh nghiệp gữi nhân viên tham dự những khóa đào tạo ở nước ngoài, các doanh nghiệp có đối tác là người nước ngoài…
Những giá trị do một hay nhiều thành viên mới đến mang lại : Việc tiếp nhận những giá trị này thường trải qua một thời gian dài, một cách có ý thức hoặc vô thức.
Những xu hướng hoặc trào lưu xã hội .
Khó có thể thống kê hết các hình thức của những giá trị học hỏi được trong doanh nghiệp, chỉ biết rằng, những kinh nghiệm này rất ít sự góp mặt của nhà lãnh đạo, mà phần lớn do tập thể nhân viên học hỏi được. Những nhà lãnh đạo khôn ngoan là những người biết cách ứng xử với những kinh nghiệm này để đạt được hiệu quả quản trị cao nhất, tạo nên môi trường văn hóa hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của doanh nghiệp.
Kết luận:
Không có một dạng văn hoá nào được coi là chuẩn mực hay thích hợp chung cho mọi tổ chức. Xem xét văn hóa doanh nghiệp dưới các góc độ khác nhau giúp ta có một cái nhìn tổng quan về VHDN từ đó có thể lựa chọn một mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp. Nắm rừ cỏc mô hình VHDN, cấu trúc VHDN thì chúng ta sẽ có đường lối đúng đắn trong việc xây dựng VHDN cho doanh nghiệp mình. Để tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần tập đoàn P&T em đã sử dụng phần cơ sở lý luận được đưa ra ở trên.
CHƯƠNG 2