Đa dạng hóa các nguồn tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong quá trình thực hiện tự chủ ở Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 87)

Định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc trong GD-ĐT là thực hiện “xã hội hóa sự nghiệp giáo dục - đào tạo”, đa dạng hóa mục tiêu và trƣờng lớp, đa

phƣơng hóa các hình thức huy động vốn, nguồn vốn đầu tƣ cho sự nghiệp đào tạo không chỉ từ NSNN mà đa nguồn. Phải có nhiều biện pháp cụ thể, phù hợp nhằm khai thác và sử dụng nguồn này một cách có hiệu quả.

Các giải pháp cụ thể bao gồm:

- Tăng nguồn thu sự nghiệp từ mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo

và thực hiện các chương trình giáo dục đào tạo chất lượng cao.

Năm học 2012-2013 nhà trƣờng đào tạo khoảng gần 50.000 HS - SV tại 3 cơ sở xã Minh Khai, xã Tây Tựu huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội và cơ sở Hà Nam với diện tích khoảng 46,59 ha, và tại một số cơ sở liên kết với trƣờng. Mặt khác nhà trƣờng đầu tƣ mở rộng các ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trƣờng nhƣ: Khách sạn - du lịch, Dầu khí, Thiết kế thời trang… liên kết đào tạo với một số trƣờng đại học nƣớc ngoài đào tạo trình độ đại học, thạc sỹ… các hoạt động này sẽ làm tăng nhanh chóng nguồn thu sự nghiệp của nhà trƣờng góp phần giải quyết khó khăn trong đầu tƣ XDCB, mua sắm máy móc, thiết bị, đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực công tác của cán bộ, giáo viên trong trƣờng.

- Phát huy khả năng ăng nguồn thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Hiện nay do lƣợng học sinh, sinh viên đông, khối lƣợng giờ giảng của giáo viên quá lớn, bình quân khoảng 800 tiết/ năm làm cho giáo viên trong trƣờng ít có thời gian tham gia nghiên cứu khoa học, mặt khác nhà trƣờng cũng chƣa chế độ khuyến khích, động viên và cũng không có yêu cầu bắt buộc về nghiên cứu khoa học trong việc đánh giá chất lƣợng giảng viên năm vì vậy hoạt động này ở nhà trƣờng còn phát triển chậm.

Với đội ngũ giáo viên hơn 1.500 ngƣời có trình độ cao từ Đại học trở lên thì việc nghiên cứu khoa học của trƣờng hoàn toàn có khả năng phát triển mạnh cả về lƣợng và chất. Vì vậy nhà trƣờng cần có chính sách đãi ngộ tốt với giáo viên tham gia hoạt động này nhƣ giảm số giờ giảng dạy, trả công

xứng đáng… sẽ khuyến khích đội ngũ giáo viên chủ động, sáng tạo trong tìm kiếm và khai thác nguồn thông qua việc đăng ký thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ, cấp Tỉnh, cấp Thành phố, cấp Trung ƣơng từ đó tăng đáng kể thu sự nghiệp cho nhà trƣờng.

- Tăng nguồn thu từ hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ:

Mặc dù nhà trƣờng có 01 công ty trực thuộc hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nhƣng cơ cấu nguồn thu từ hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của Trƣờng. Tiềm năng của nhà trƣờng trong lĩnh vực xuất khầu lao động, thực tập kết hợp sản xuất là rất lớn nếu biết tận dụng khai thác nhƣ mở rộng thị trƣờng xuất khẩu lao động, đào tạo lao động theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, cho HS - SV tham gia thực tập kết hợp với sản xuất các mặt hàng theo đơn hàng của các doanh nghiệp là một trong các biệp pháp tăng doanh thu hoạt động dịch vụ cho nhà trƣờng

- Tăng huy động từ các nguồn khác.

Gia tăng nguồn lực tài chính của các trƣờng thông qua việc huy động nguồn lực chính trị từ viện trợ, tài trợ, quà biếu, quà tặng, cho theo quy định của pháp luật; và nguồn tài chính vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ viên chức trong đơn vị và nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc theo quy định pháp luật.

Trong 3 năm thực thi quyền tự chủ nhà trƣờng đã nhận đƣợc khá nhiều nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, công ty nƣớc ngoài nhƣ Dự án tăng cƣờng thiết bị đào tạo của tổ chức Jica (Nhật Bản) trị giá 2,5 triệu USD, phòng PLC của công ty Toyota trị giá 800.000 USD, liên kết với tập đoàn Hồng Hải đào tạo công nhân kỹ thuật cao trị giá 5 triệu USD…

Trong những năm tới nhà trƣờng cần tiếp tục triển khai và mở rộng kêu gọi các nguồn vốn này vì đây là giải pháp xây dựng một cấu trúc tài chính tối ƣu cho trƣờng, phục vụ thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao, và góp phần thúc

đẩy mở rộng và phát triển hoạt động sự nghiệp, khắc phục tình trạng mất cân đối về cơ cấu nguồn tài chính của Trƣờng.

Để thu hút và tạo lập đƣợc cơ cấu nguồn tài chính tối ƣu Trƣờng cần thực sự chủ động, sáng tạo, có những cơ chế thích đáng để khuyến khích, động viên, tìm kiếm, kêu gọi, bồi dƣỡng và khai thác nguồn thu từ viện trợ, tài trợ, quà biếu, quà tặng, cho của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và nguồn tài chính vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ viên chức trong đơn vị và nguồn vốn liên doanh, liên kết qua các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc theo quy định của pháp luật để đầu tƣ XDCB, đổi mới trang thiết bị thí nghiệm, thực hành, thực tập và nghiên cứu khoa học công nghệ. Về phía Nhà nƣớc cần hoàn thiện cơ chế chính sách, có hƣớng dẫn kịp thời và chi tiết dễ hiểu, dễ thực hiện các hình thức xã hội hoá giáo dục, hình thức liên doanh, liên kết có thể thực hiện đối với đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực Giáo dục và đào tạo, để các trƣờng xây dựng cơ chế thích hợp để huy động các nguồn tài chính này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong quá trình thực hiện tự chủ ở Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)