Phƣớng hƣớng hoàn thiện quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong quá trình thực hiện tự chủ ở Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 81)

Xuất phát từ vị trí, vai trò, đặc điểm và thực tiễn quản lý tài chính của Đại học Công nghiệp Hà Nội trong thời gian qua đồng thời nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí đáp ứng nhu cầu phát triển của Trƣờng ĐHCN Hà Nội, quản lý tài chính của Trƣờng ĐHCN Hà Nội cần đƣợc hoàn thiện theo các quan điểm sau:

Một là, đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng xã hội hóa và đa dạng hóa nguồn tài chính.

Xã hội hóa giáo dục, đào tạo đã và đang là định hƣớng rất cơ bản để huy động sức mạnh của cả xã hội và công cuộc phát triển giáo dục. Đó là quá trình nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân, để mở rộng các nguồn đầu tƣ, khai thác có hiệu quả các tiềm năng về nhân lực, vật lực, tài lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng tốt các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động của GD-ĐT phát triển nhanh hơn, có chất lƣợng cao hơn.

Xã hội hóa giáo dục đào tạo không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà nƣớc, giảm bớt phần NSNN. Trái lại, Nhà nƣớc bổ sung thêm các nguồn thu nhằm tăng tỷ lệ chi NSNN cho các hoạt động này, dồng thời quản lý tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính đó. Quản lý các quỹ này phải theo quy định của Nhà nƣớc và theo hƣớng phát huy khả năng tự kiểm tra giám sát, thực hiện hình thức công khai hóa các nguồn thu, chi tài chính.

Hai là, quản lý tài chính phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm và cơ cấu chi hợp lý.

Nhà trƣờng xây dựng quy chế chi tiêu nôi bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong trƣờng, đảm bảo cho nhà trƣờng hoàn thành nhiệm vụ chính trị đƣợc giao và sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả. Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm những nội dung thu, chi trong phạm vi quy định hiện hành của nhà nƣớc và các nội dung chi đặc thù của nhà trƣờng mà nhà nƣớc chƣa có quy định. Tất cả các khoản thu chi với danh nghĩa nhà trƣờng phải đƣợc quản lý chặt chẽ, đƣợc phản ánh tập trung trên sổ sách kết toán theo quy định. Quy chế chi tiêu nội bộ là căn cứ để Bộ Công Thƣơng quản lý tài chính của Trƣờng và Kho bạc nhà nƣớc nơi trƣờng mở tài khoản làm căn cứ để kiểm soát chi.

Ba là, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính phải được tiến hành đồng thời với cải cách hành chính.

Cải cách các thủ tục hành chính về tài chính trong Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội trƣớc hết là cải cách các thủ tục về quản lý NSNN và các nguồn tài chính khác. Đó là quá trình lập, chấp hành, quyết toán ngân sách, kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu ngân sách một cách chặt chẽ, cải cách những thủ tục gây phiền hà đến hoạt động giao dịch liên quan đến công tác quản lý tài chính.

Thực hiện cải cách bộ máy hành chính, ngoài việc tổ chức sắp xếp lại các đơn vị quản lý, nhà trƣờng tiếp tục triển khai giao quyền tự chủ cho một số đơn vị theo nguyên tắc lấy thu để trang trải chi phí hoạt động, đồng thời có nghĩa vụ đóng góp với nhà trƣờng theo quy định. Xây dựng và đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ trong các đơn vị trực thuộc, nhất là số cán bộ làm công tác tài chính kế toán. Đi đôi với xây dựng đội ngũ cán bộ là hiện đại hóa máy móc thiết bị và tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính tạo điều kiện cho cán bộ làm việc đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong quá trình thực hiện tự chủ ở Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)