0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Thực trạng nguồn tự chủ về nguồn thu và mức thu

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TỰ CHỦ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI (Trang 49 -49 )

2.2.2.1. Thực trạng nguồn thu

Nguồn thu của trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội chủ yếu bao gồm hai nguồn chính đó là: Ngân sách nhà nƣớc cấp và Thu sự nghiệp.

Thứ nhất: Nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp, bao gồm: (1) Kinh phí hoạt động thƣờng xuyên

(2) Kinh phí sự nghiệp khoa học (3) Kinh phí chƣơng trình mục tiêu (4) Kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ bản

(5) Kinh phí không tự chủ khác ( Tinh giảm bên chế, thanh tra thi tốt nghiệp…)

Thứ hai: Nguồn kinh phí thu sự nghiệp, bao gồm:

(1) Thu phí, lệ phí (học phí các hệ đào tạo, lệ phí tuyển sinh)

(2) Thu hoạt động cung ứng dịch vụ (thực tập kết hợp sản xuất, liên kết đào tạo hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, xuất khẩu lao đông…)

(3) Thu sự nghiệp khác (Thu đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất, tiếng Anh, tin học, thu tiền nhà ở ký túc xá, nghiên cứu khoa học, từ các nguồn tài trợ, viện trợ…)

Để có nguồn tài chính thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Đảng và nhà nƣớc giao, hàng năm nhà trƣờng đều tiếp nhận nguồn kinh phí NSNN cấp. Để có cơ sở đánh giá thực trạng nguồn thu từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nƣớc cấp giai đoạn 2011-2013 và nỗ lực của nhà trƣờng trong việc sử dụng nguồn tài chính ngân sách cấp nhằm mở rộng và nâng cao chất lƣợng hoạt động sự nghiệp khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội. Tác giả tổng hợp số liệu về nguồn thu, cơ cấu thu, thiết lập các biểu đồ phân tích đánh giá thực trạng nguồn thu từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp giai đoạn 2011-2013 tại trƣờng qua các bảng biểu sau:

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp nguồn kinh phí, cơ cấu nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp giai đoạn 2011-2013 Đơn vị: nghìn đồng TT Năm Loại kinh phí 2011 2012 2013 Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 1 Kinh phí HĐ thƣờng xuyên 15.728.000 37,91 17.190.000 28,82 17.190.000 32,19 2 Kinh phí không thƣờng xuyên 4.839.000 11,66 6.560.000 11,00 6.376.000 11,46 3 Kinh phí đào tạo lại 120.000 0,29 100.000 0,17 100.000 0,18 4 Kinh phí sự nghiệp khoa học 300.000 0,72 300.000 0,50 410.000 0,74 5 Kinh phí chƣơng trình mục tiêu 500.000 1,21 500.000 0,84 850.000 1,53

6 Kinh phí XDCB 20.000.000 48,21 35.000.000 58,68 30.000.000 53,91

Tổng cộng 41.487.000 100,00 59.650.000 100,00 54.926.000 100,00

Nguồn: Báo cáo tài chính Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội từ 2011-2013

Biểu đồ 2.1: So sánh cơ cấu nguồn thu từ kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp giai đoạn 2011-2013

Biểu đồ 2.2: So sánh cơ cấu nguồn thu từ kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp giai đoạn 2011-2013

Qua nghiên cứu nội dung thu, cơ cấu thu và phân tích sự biến động mức thu, cơ cấu thu từ nguồn kinh phí NSNN cấp giai đoạn 2011-2013 qua các bảng 2.2, biểu đồ 2.1; biểu đồ 2.2, tác giả nhận thấy rằng tổng số thu từ nguồn NSNN cấp không tính ngân sách cấp cho xây dựng cơ bản qua các năm của giai đoạn 2011-2013 có sự thay đổi rõ rệt, NSNN cấp năm 2012 tăng so với năm 2011, nhƣng NSNN cấp năm 2013 lại giảm so với năm 2012. Điều đó cho thấy chủ trƣơng đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo của nhà nƣớc, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho trƣờng trong việc tự chủ tài chính.

Đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo nhằm góp phần quan trọng nâng cao chất lƣợng, mở rộng quy mô và đảm bảo công bằng trong giáo dục; thực hiện chế độ học bổng, học phí và hỗ trợ học tập ở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nƣớc và ngƣời học.

Đi sâu nghiên cứu về cơ cấu nguồn kinh phí NSNN cấp cho ta biết tỷ trọng kinh phí NSNN cấp cho sự nghiệp khoa học công nghệ, chƣơng trình mục tiêu, kinh phí đào tạo lại vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ, tỷ lệ tăng hàng năm là rất thấp, không đáng kể. Sự bất hợp lý trong cơ cấu kinh phí NSNN cấp cho Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội nói riêng và các cơ sở giáo dục đại học công lập nói chung có nguyên nhân bắt nguồn từ hai phía.Về phía các trƣờng chƣa thực sự chủ động trong phát triển sự nghiệp khoa học công nghệ, có các đề án thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia. Do vậy việc tìm kiếm và khai thác nguồn vốn NSNN cấp cho nghiên cứu khoa học công nghệ, thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia còn ít, thậm chí còn trông chờ vào sự cấp phát

của cấp trên; Về phía nhà nƣớc cũng chƣa có cơ chế linh hoạt, minh bạch và sự tin cậy vào các cơ sở giáo dục để kích thích các cơ sở giáo dục đại học phát triển sự nghiệp khoa học công nghệ và có các đề án thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia.

Để có cơ sở đánh giá thực trạng nguồn thu giai đoạn 2011-2013 và nỗ lực của trƣờng trong việc gia tăng nguồn thu tài chính nhằm mở rộng và nâng cao chất lƣợng hoạt động sự nghiệp khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Tác giả tổng hợp số liệu về nguồn thu, cơ cấu thu, thiết lập các biểu đồ phân tích, đánh giá thực trạng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp có thu giai đoạn 2011- 2013 tại Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp thu, cơ cấu thu từ hoạt động sự nghiệp giai đoạn 2011-2013 Đơn vị: nghìn đồng TT Năm Nguồn thu 2011 2012 2013 Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 1 Học phí, lệ phí 160.954.000 44,83 219.567.000 52,21 265.436.000 56,39 2 Thu sự nghiệp khác 154.769.000 43,11 141.705.000 33,69 145.620.000 30,94 3 Hoạt động thực tập kết hợp sản xuất 1.407.000 0,39 3.727.300 0,89 3.055.700 0,65 4 Hoạt động Dịch vụ,

xuất khẩu lao động 41.911.000 11,67 55.580.700 13,22 56.596.000 12,02

Tổng cộng 359.041.000 100,00 420.580.000 100,00 470.707.700 100,00

44,83% 52,21% 56,39% 43,11% 33,69% 30,94% 11,67% 13,22% 12,02% 0,89% 0,65% 0,4% 40% 45% 50% 55% 60% 65% 70% 75% 80% 85% 90% 95% 100% 2011 2013 2013 Học phí, lệ phí Thu sự nghiệp khác

Hoạt động Dịch vụ, xuất khẩu lao động Hoạt động thực tập kết hợp sản xuất

Biểu đồ 2.3: So sánh nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp có thu giai đoạn 2011-2013

Nguồn: Báo cáo tài chính Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội từ 2011-2013

Hoạt động kết hợp SX 8.190.000 Học phí, lệ phí: 645,957,000 Thu sự nghiệp khác: 442.094.000 Hoạt động dịch vụ Xuất khẩu lao động

154.087.700

Học phí, lệ phí Thu sự nghiệp khác

Hoạt động Dịch vụ, xuất khẩu lao động Hoạt động thực tập kết hợp sản xuất

Biểu đồ 2.4: So sánh cơ cấu nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp có thu năm 2011-2013

Nguồn: Báo cáo tài chính Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội từ 2011-2013

Qua nghiên cứu nội dung thu, cơ cấu thu và phân tích sự biến động mức thu, cơ cấu thu từ hoạt động sự nghiệp giai đoạn 2011-2013 qua các bảng 2.3, biểu đồ 2.3; biểu đồ 2.4 tại Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội, ta thấy rằng tổng số thu từ hoạt động sự nghiệp có thu qua các năm của giai đoạn 2011-2013 đều có xu hƣớng năm sau tăng hơn so với năm trƣớc, điều đó chứng minh quy mô hoạt động của đơn vị ngày càng tăng về số lƣợng và chất

lƣợng, cụ thể quy mô hoạt động sự nghiệp có thu năm 2013 tăng hơn so với năm 2011 là 111.666.700.000 đồng (tỷ lệ tăng 31%). Điều đáng mừng là tổng số thu từ học phí thì tỷ trọng thu học phí khối Đại học, Cao đẳng ngày càng chiếm tỷ trọng cao, trong khi đó tỷ trọng học phí khối trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật giảm dần. Điều đó cho thấy vị thế, uy tín thƣơng hiệu của trƣờng ngày càng đƣợc nâng cao.

Nếu nhìn vào bảng 2.3, biểu đồ 2.3; biểu đồ 2.4 ta nhận thấy mặc dù nguồn thu học phí, lệ phí năm sau cao hơn năm trƣớc nhƣng tỷ trọng thu sự nghiệp khác vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu. Nhà trƣờng đã tận dụng các nguồn thu liên kết đào tạo với nƣớc ngoài, thu tăng cƣờng cơ sở vật chất, tiếng Anh, tin học để đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng học ngày càng hiện đại.

Khi xem xét đóng góp của hoạt động thực tập kết hợp sản xuất và hoạt động dịch vụ trong tổng thu còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, mặc dù doanh thu đều tăng xong tốc độ tăng chƣa xứng với tốc độ tăng quy mô của nhà trƣờng điều này cũng do nguyên nhân khách quan đem lại là khủng hoảng kinh tế một số thị trƣờng xuất khẩu lao động truyền thống của Việt Nam bị thu hẹp. Tuy nhiên để mở rộng hoạt động dịch vụ, thực tập kết hợp sản xuất nhà trƣờng cần có cơ chế khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để khai thác, phát triển hoạt động này.

Để có cơ sở đánh giá một cách khái quát, toàn diện thực trạng khả năng tài chính giai đoạn 2011-2013 và nỗ lực của Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội trong việc tìm kiếm, khai thác và sử dụng nguồn tài chính nhằm mở rộng, nâng cao chất lƣợng hoạt động sự nghiệp và hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ đƣợc giao khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43/NĐ-CP. Tác giả tổng hợp số liệu về nguồn thu và cơ cấu nguồn thu, thiết lập các biểu đồ phân tích đánh giá thực trạng nguồn tài chính giai đoạn 2011-2013 qua các biểu sau:

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp nguồn tài chính, cơ cấu nguồn tài chính giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: nghìn đồng

TT NỘI DUNG 2011 2012 2013

(%) (%) (%)

1 Kinh phí NSNN cấp 41.487.000 10,36 59.650.000 12,42 54.926.000 10,45 2 Tổng thu sự nghiệp 359.041.000 89,64 420.580.000 87,58 470.707.700 89,55

Tổng cộng 400.528.000 100,0 480.230.000 100,00 525.633.700 100,00

Nguồn: Báo cáo tài chính Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội từ 2011-2013

41.486.273 59.650.000 66.750.000 359.041.000 470.707.700 420.580.000 0 100.000.000 200.000.000 300.000.000 400.000.000 500.000.000 600.000.000 2011 2012 2013 Năm G iá t rị (n n đ ồn g)

Kinh phí NSNN cấp Tổng thu sự nghiệp

Biểu đồ 2.5: So sánh nguồn tài chính giai đoạn 2011-2013

Nguồn: Báo cáo tài chính Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội từ 2011-2013

Nghiên cứu nội dung thu, cơ cấu nguồn thu và phân tích sự biến động quy mô, cơ cấu nguồn thu tài chính giai đoạn 2011-2013 qua các bảng 2.4; biểu đồ 2.5 tại trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội ta nhận thấy tổng lực tài chính qua các năm của giai đoạn 2011-2013 đều có xu hƣớng năm sau tăng hơn năm trƣớc, điều đó minh chứng nguồn lực tài chính đƣợc quyền sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ phát triển và mở rộng hoạt động sự nghiệp ngày càng tăng. Trong đó quy mô nguồn tài chính tăng chủ yếu là từ nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, qua đó thấy đƣợc sự nỗ lực và chủ động trong việc tăng nguồn thu góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của trƣờng. Nhà trƣờng đã đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo. Tổng kinh phí thu đƣợc từ các hoạt động xã hội hóa giáo dục, đào tạo trong năm học 2012-2013 là: 13.057.340.160 đồng.

Đi sâu nghiên cứu về cơ cấu nguồn tài chính của trƣờng thì tỷ trọng nguồn kinh phí NSNN cấp so với tổng thu là rất thấp, mặc dù số lƣợng HS - SV của trƣờng tuyển hàng năm đều tăng rất nhanh năm 2011 là 44.000 HSSV; năm 2012 là 46.500 HSSV (tăng 6% so với năm 2011 ) và năm 2013

là 48.500 HSSV (tăng 10% so với năm 2011) nhƣng tỷ lệ NSNN cấp cho chi thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên chƣa tƣơng xứng với tỷ lệ tăng quy mô đào tạo thậm trí còn giảm: năm 2012 tỷ lệ cấp NSNN tăng 1,4% so với năm 2011; năm 2013 giảm so với năm 2012.

Sự bất hợp lý về thành phần nguồn tài chính, trong cơ cấu nguồn tài chính của trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội nói riêng và các cơ sở giáo dục nói chung là do cơ chế chính sách của nhà nƣớc còn thiếu đồng bộ và có những bất cập nhất định cụ thể là chậm đổi mới, chậm ban hành các văn bản hƣớng dẫn. Nghị định 43/NĐ- CP quy định Bộ chủ quản phối hợp với các Bộ đề ra văn bản hƣớng dẫn lĩnh vực Bộ chủ quản phụ trách nhƣng hầu nhƣ các Bộ vẫn chƣa có văn bản hƣớng dẫn một cách cụ thể, do vậy các đơn vị sự nghiệp đƣợc giao quyền tự chủ cùng trực thuộc một Bộ, có tính chất hoạt động hoàn toàn tƣơng đồng nhau nhƣng cơ chế quản lý tài chính khác nhau, mỗi đơn vị làm theo một kiểu theo ý chủ quan của nhà quản lý đơn vị.

2.2.2.2. Thực thi quyền tự chủ về nguồn thu và mức thu

Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội đƣợc Bộ Công Thƣơng xác định là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động. Trƣờng căn cứ vào quy định quyền tự chủ về các khoản thu, mức thu của đơn vị sự nghiệp công, theo quy định tài điều 16, mục II, chƣơng 3 Nghị định 43/2006/NĐ- CP ngày 25/4/2006, quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của Bộ Công Thƣơng và căn cứ vào tình hình thực tế của trƣờng để quyết định các nguồn thu, mức thu đƣợc thể hiện công khai trong quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm. Cụ thể:

(1)Thu học phí, lệ phí tuyển sinh:

Học phí Trƣờng thu căn cứ theo quyết định số 49/2010/NĐ - CP ngày 14/05/2010 quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015. Trƣờng hợp trong năm học

Chính phủ sửa đổi điều chỉnh khung học phí mức thu sẽ thay đổi theo khung học phí hiện hành.

(2) Thu sự nghiệp khác:

Để tạo điều kiện cho HS -SV nhà trƣờng ra trƣờng tìm việc làm đƣợc dễ dàng, và do đặc thù là một trƣờng kỹ thuật vì vậy nhà trƣờng đầu tƣ tăng cƣờng máy móc thiết bị hiện đại để HS - SV có thể tiếp cận công nghệ hiện đại nhất, cũng nhƣ trang bị cho các em vốn tiếng Anh tốt nhất khi ra trƣờng. Nhà trƣờng thu tiền tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, học ngoại ngữ, tin học, hoạt động ngoại khoá…

Ngoài ra nhà trƣờng còn có các khoản thu sự nghiệp khác nhƣ thu tiền nhà ở Ký túc xá, thu tiền chứng chỉ tiếng Anh, tin học….Các hoạt động dịch vụ nhƣ: Xuất khẩu lao động, Đào tạo lái xe ôtô, đào tạo ngắn hạn các nghề…

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TỰ CHỦ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI (Trang 49 -49 )

×