Tại Quyết định số 39/QĐ-ĐHCN ngày 01 tháng 01 năm 2009 của Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội về Ban hành Chiến lƣợc phát triển Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội giai đoạn 2009-2015 tầm nhìn 2020 đã nêu rõ mục tiêu phát triển của Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội là:
- Tạo bƣớc chuyển biến cơ bản về chất lƣợng đào tạo theo hƣớng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Phấn đấu đƣa trƣờng trở thành một Trƣờng Đại học đào tạo nhiều ngành nghề, nhiều cấp trình độ tầm cả nƣớc và khu vực.
- Chú trọng đào tạo chuyên môn kỹ năng nghề nghiệp, tin học, ngoại ngữ, chọn lọc một số chuyên ngành mũi nhọn để đầu tƣ phát triển.
- Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phƣơng pháp đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và đổi mới phƣơng pháp dạy và học.
- Tập trung đầu tƣ nhiều phòng thí nghiệm chất lƣợng cao ngang tầm các nƣớc và khu vực. Hiện đại hoá toàn bộ cơ sở đào tạo lý thuyết và thực hành.
- Xây dựng môi trƣờng giáo dục khang trang sạch đẹp, văn minh và có môi trƣờng sƣ phạm hiện đại.
- Xây dựng Trƣờng Đại học công nghiệp Hà Nội thành một trung tâm Nghiên cứu-Phát triển-Chuyển giao khoa học công nghệ mạnh, có uy tín và tin cậy có đủ khả năng tiếp cận và phát triển các công nghệ tiên tiến, giải quyết các vấn đề bức xúc do thực tiễn sản xuất của đất nƣớc đặt ra . Nguồn thu từ các hoạt động khoa học công nghệ và dịch vụ đạt tối thiểu 20% tổng thu của trƣờng vào năm 2020.
- Hƣớng mạnh vào đào tạo xuất khẩu lao động. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Tổ chức nghiên cứu khoa học, thành lập xƣởng sản xuất để triển khai ứng dụng và chuyển giao công nghệ.
- Tiếp tục thực hiện chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng giai đoạn 2014- 2015, tầm nhìn 2020, hạn chế phát triển theo chiều rộng, tập trung mọi nguồn lực để phát triển theo chiều sâu, phấn đấu đến năm 2020 có 10 chuyên ngành đào tạo thạc sỹ, 3 chuyên ngành đào tạo tiến sỹ.
- Tiếp tục đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tạo cơ sở để nâng cao rõ rệt chất lƣợng và hiệu quả đào tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập kinh tế, đa dạng hoá chƣơng trình đào tạo trên cơ sở xây dựng một hệ thống liên thông các ngành nghề trong trƣờng.
- Xác định các ngành nghề mũi nhọn bao gồm: Cơ khí; Cơ điện tử; Tự động hoá; Công nghệ thông tin; Điện công nghiệp; Điện tử; Công nghệ hoá học; và Công nghệ thực phẩm
- Tăng cƣờng hiệu quả công tác quản lý tài chính và cơ sở vật chất thông qua công tác đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ, kiện toàn bộ máy quản lý, tăng cƣờng pháp lý trong các hoạt động tài chính, đầu tƣ thiết bị và phƣơng tiện, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn thu.
- Hoàn chỉnh dự án Đầu tƣ xây dựng cơ sở đào tạo của Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội tại Hà Nam.