Các biện pháp phòng cháy

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun vận hành máy chính nghề vận hành bảo trì máy tàu cá (Trang 100)

- Thái độ nghiêm túc và có trách nhiệm thực hiện A Nội dung:

c. Các biện pháp phòng cháy

Bao gồm các biện pháp về kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo dục và pháp chế của nhà nước.

Biện pháp kỹ thuật thể hiện ở việc chọn lựa phương pháp làm việc, sơ đồ công việc, thiết bị sản xuất các hệ thống thông tin báo hiệu.

Để đảm bảo tránh được cháy và nổ khi tiến hành các quy trình kỹ thuật, cần có các biện pháp sau đây:

- Thay thế những khâu công tác nguy hiểm bằng những khâu ít nguy hiểm hơn.

- Cơ khí hóa, tự động hóa, liên tục hóa các quy trình công tác có tính chất nguy hiểm, các quy trình quan trọng hoặc toàn bộ nếu thấy cần thiết để đảm bảo an toàn.

- Thiết bị phải đảm bảo kín. Tại các chỗ nối tháo sót, nạp vào của thiết bị, cần phải kín để hạn chế thoát hơi khi cháy ra khu làm việc.

- Nếu quy trình sản xuất yêu cầu phải dùng dung môi, trong điều kiện có thể nếu chọn dung môi khó bay hơi, dễ cháy.

- Dùng thêm các phụ trợ, các chất ức chế, các chất không nổ để giảm tính cháy nổ của hỗn hợp cháy. Thực hiện các khâu kỹ thuật nguy hiểm về cháy nổ đoạn khác. Đặt chúng ở những nơi thoáng gió hoặc đặt hẳn ra ngoài trời.

- Loại trừ mọi khả năng phát sinh ra mồi lửa ra những chỗ sản xuất có liên quan đến các chất dễ cháy nổ. Tránh mọi khả năng tạo ra nồng độ nổ nguy hiểm của chất cháy trong các thiết bị, ống dẫn khí hay trong hệ thống thông gió.

- Trước khi ngừng thiết bị để sửa chữa. Trước khi đưa vào hoạt động trở lại cần thiết khỏi hơi nước, khí trơ vào thiết bị đó.

- Giảm tới mức thấp nhất lượng chất nổ trong khu vực làm việc.

*) Quy định

Để phòng, chữa cháy trên tàu tốt, các tàu cần có một số yêu cầu sau đây: - Tàu phải có đủ thiết bị báo cháy và chữa cháy có hiệu quả. Phải định kỳ kiểm tra, sửa chữa và bổ sung kịp thời những hư hỏng. Dụng cụ chữa cháy phải đặt đúng nơi qui định.

- Tại những khu vực dễ xảy ra cháy nổ phải có nội quy, biển báo quy định công tác phòng cháy nổ.

- Trên tàu phải có phương án phòng chữa cháy nổ. Thuyền trưởng có trách nhiệm tổ chức thường xuyên tập luyện công tác phòng chữa cháy nổ trên tàu.

- Nhiên liệu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của thuyền viên phải để đúng nơi quy định của tàu. Dầu cặn phải có thùng chứa. Các giẻ lau phải có thùng đựng riêng.

- Nghiêm cấm thuyền viên, hành khách mang xăng dầu, vật liệu nổ xuống tàu. Trường hợp đặc biệt do thuyền trưởng quyết định.

- Hút thuốc phải đúng nơi quy định. Tàn thuốc, mẩu thuốc lá, que diêm phải dập tắt hẳn, bỏ vào nơi quy định.

- Cấm đốt đèn dầu, hương, nếu khi phòng không có người. Ra khỏi nơi làm việc, nơi sinh hoạt phải tắt hết các nguồn phát sinh ra lửa cháy là lò sưởi, bếp điện, radio, catset ...

- Ống dẫn hơi, dẫn nước nóng, dây dẫn điện đi qua hầm hàng, hầm chứa nhiên liệu, vật tư phải được bọc cách nhiệt, cách điện tốt.

- Tiến hành các công việc hàn hoặc công việc có thể gây cháy phải chấp hành tốt mọi nội quy phòng hỏa.

- Kiểm tra để lúc nào nắp ống đo dầu cũng phải đóng.

- Đảm bảo buồng máy sạch, dọn sạch giẻ lau dầu, dầu thừa ...

- Đảm bảo hàng hóa được xếp vào thông gió đúng nguyên tắc, hầm hàng được vệ sinh sạch sẽ. Cấm hút thuốc trong khu vực hầm hàng. Đảm bảo hàng hóa được chằng buộc cẩn thận. Khi cần có thể sử dụng các bơm khí trơ áp suất cao vào trong hầm hàng.

- Khi chở hàng dễ phát sinh hơi độc (hoặc hóa chất, lương thực, thực phẩm tươi sống, thảo mộc, lông vũ...) phải thực hiện tốt chế độ thông gió hầm hàng, phải có biện pháp kiểm tra nồng độ hơi độc, đảm bảo an toàn mới cho người xuống làm việc.

- Tàu chở đông lạnh, tàu có đặt các trạm chữa cháy trung tâm, phải thường xuyên kiểm tra phòng ngừa khí độc rò rỉ gây nhiễm độc.

*) Giới thiệu một số chất chữa cháy

Những loại chất chữa cháy được sử dụng rộng rãi ở nước ta có nhiều loại khác nhau:

+) Nước

Nước có khả năng thu nhiệt lớn ở các đám cháy. Lượng nước phun vào đám cháy phụ thuộc vào cường độ phun nước, nhiệt độ cháy và diện tích bề mặt đám cháy. Khi phun nước vào đám cháy, bề mặt cháy được làm lạnh do nhiệt tiêu hao làm bốc hơi nước. Mặt khác, hơi nước cũng pha loãng nồng độ hơi cháy để dập tắt đám cháy. Nhưng khi chữa cháy phải phun nước trong thời gian nhất định để nước thấm vào vật cháy, làm lạnh vật cháy xuống dưới nhiệt độ bắt cháy. Trong thực tế có một số vật cháy như bông, len, than, gỗ gạo, thóc rất khó thấm nước. Vì vậy, khi cứu chữa những vật này cần thêm vào các chất thuốc chữa cháy để làm giảm sức căng bề mặt của nước, tăng nhiệt độ thấm của nước vào vật cháy. Không được dùng nước để chữa cháy các thiết bị có điện, các kim loại có họat tính hóa học như Na, K, Ca, đất đèn và những đám cháy có nhiệt độ cháy cao hơn 1750oC. Không sử dụng nước để chữa cháy xăng dầu, trừ chỉ huy chữa cháy. Cường độ phun nước cần thiết để chữa cháy các chất rắn như gỗ, cao su, bông, giấy từ 0,15-0,5l/m2. Tuy vậy, nước vẫn được sử dụng rộng rãi để chữa cháy, mặc dù hiệu suất chữa cháy của nó thấp hơn so với nhiều chất khác.

+) Hơi nước

Lượng hơi nước cần thiết để chữa cháy phải chiếm hơn 35% thể tích nơi chứa hàng bị cháy. Thực nghiệm cho thấy chữa cháy cho một phòng kín phải phun với cường độ 0,002kg/m3s; cho một phòng có mở cửa sổ phải phun với cường độ 0,005kg/m3s trong thời gian 3 phút thì đám cháy trong phòng đó mới dập tắt.

Chữa cháy bằng hơi nước chỉ cho phép đối với các loại hàng hóa, máy móc dưới tác dụng nhiệt và hơi nước không bị hư hỏng.

+) Bụi nước

Bụi nước là nước được phun thành hạt rất bé như bụi, có thể dùng để chữa cháy các bể dầu hầm tối. Hiện nay người ta đang nghiên cứu làm tăng độ nhỏ của hạt nước đến dưới 100m với tốc độ vận chuyển 25m/s và nhiệt độ đám cháy 10000C thì thời gian bốc hơi của nó chỉ mất 0,4s. Bụi nước dùng để chữa cháy chẳng những có tác dụng pha loãng nồng độ của chất cháy, hạ nhiệt độ của đám cháy mà còn giảm khói của đám cháy. Bụi nước chỉ được sử dụng khi toàn bộ dòng bui nước trùm kín được mặt cháy của đám cháy. Với những bụi nước có đường kính 100mm dùng để chữa cháy xăng dầu thì cường độ phun tối thiểu phải là 0,2 l/m2s.

+) Bọt chữa cháy

Gồm 2 loại: Bọt hóa học và bọt hòa không khí. Tác dụng chủ yếu của bọt chữa cháy là cách ly hỗn hợp cháy với vùng cháy. Ngoài ra còn có tác dụng làm lạnh vùng cháy. Bọt hóa học và bọt không khí chủ yếu dùng để chữa cháy xăng dầu và chất lỏng bị cháy. Ngoài ra người ta còn sử dụng bọt có bội số cao để chữa cháy các hầm tàu. Cấm dùng bọt để chữa cháy thiết bị có điện, kim loại, đất đèn và những đám cháy có nhiệt độ cao hơn 17000C.

+) Bọt hóa học

Là loại bọt được tạo thành từ hai thành phần chủ yếu: một phần là Sunphát nhôm AL2(SO4) đựơc gọi là phần "A". Còn phần kia là Cacbonnat natri axit NaHCO3 gọi là phần "B". Ngoài ra còn một số chất như sun phát sắt, bột cao thảo ...

Khi chữa cháy, dung dịch "A" được trộn lẫn với dung dịch "B" tạo thành bọt theo phản ứng:

Al2(SO4)3 = 6H2O = 2AL(OH)3  + 3H2SO4

H2SO4 + 2NaHCO3 = Na2SO4 +2H2O + 2CO2 

Khi xảy ra phản ứng thì Al(OH)3 tạo ra các màng mỏng và nhờ có CO2 mà tạo thành bọt có tỉ trọng 0,11 - 0,22g/cm3 có khả năng nổi lên trên mặt chất lỏng. Thành phần của bọt có khoảng 80% thể tích khí CO2, 19,7% nước, 0,3% chất tạo bọt. Bọt hóa học có bội số từ 5-8 lần. Bội số bọt là số lần tăng lên của thể tích bọt sinh ra so với thể tích ban đầu của các chất tạo thành.

Độ bền của bọt hóa học là 40 phút. Độ bền bọt là số thời gian cần thiết để phân hủy được 50% chất tạo bọt ban đầu.

Bọt hóa học được sử dụng để chữa cháy xăng dầu. Muốn sử dụng loại bọt này phải có thiết bị bơm nước, phễu hòa bọt, cần dung bọt.

Những thiết bị phun bọt được đặt cố định. Bọt hóa học cần được nạp vào bình chữa cháy.

+) Bọt hòa không khí

Là loại bọt được tạo thành bằng cách khuấy trộn không khí với dung dịch tạo bọt. Loại bọt này có bội số trung bình từ 8-10 lần, nhưng nhờ có những thiết bị đặc biệt có thể tạo bọt có bội số cao trên 1000 lần.

Từ năm 1968 nước ta đã sản xuất được bọt hòa không khi BN - 70. Dung dịch tạo bọt BN - 7 0 được chiếu từ một loại quả có nhiều ở miền Bắc nước ta. Thành phần chủ yêu của bọt là Sobonin và nhựa quả chiếm 90%, còn các chất làm bền bọt, chống thối có từ 8-10%. Tỉ trọng của bọt hòa không khí dùng để chữa cháy xăng dầu và những chất lỏng dễ cháy khác trừ cồn, ête. Cường độ phun bọt hòa không khí dùng để chữa cháy xăng dầu là 0,5 1,5l/m2s.

Ngoài bọt hòa không khí BN-70 ta cũng sản xuất bọt T-70. Loại bọt này có nhiều triển vọng để làm bọt có bội số cao. Chất tạo bọt được chiết trong chấ prôtit sản phẩm thải trong quá trình sản xuất công nghiệp thực phẩm. Bội số bọt của loại bọt này đạt từ 8-10 lần, độ bền bọt lâu hơn, chất lượng tốt hơn BN-70.

+) Bột chữa cháy

Bột chữa cháy là thuốc chữa cháy ở dạng kích thước rất nhỏ không cháy, dùng để chữa cháy kim loại, các chất rắn và chất lỏng. Để chữa cháy các kim loại kiềm, người ta sử dụng bọt khô gồm 96,5% (Tính theo trọng lượng) Cabinat natri, 1% garafit, 1% sterat sắt, 0,5% axit Stearic Bột chữa cháy được đưa vào đám cháy bằng khí nén. Chữa cháy bằng bột đôi khi không dập tắt hoàn toàn đám cháy. Vì vậy phải dùng các phương tiện và hóa chất khác để dập tắt hoàn toàn. Cường độ tiêu thụ bột cho đám cháy là 6,2-7kg/m2s.

+) Các loại khí

Các loại khí dùng để chữa cháy gồm có khí CO2, N2, Agon, Heli. Tác dụng chữa cháy chủ yếu của các loại khi là pha loãng nồng độ của chất cháy. Ngoài tác dụng làm lạnh. Các loại khí phun vào đám cháy tạo ra nhiệt độ rất thấp. Thí dụ CO2 , ở dạng tuyết phun ra có nhiệt độ -780C. Các loại khí chữa cháy có thể dùng để chữa cháy điện, chữa cháy chất rắn mà chữa bằng nước sẽ hư hỏng và những đám cháy khác. Không được dùng khí chữa cháy để chữa những đám cháy mà chất cháy nổ mới. Chẳng hạn không được dùng khí CO2 để chữa cháy phân đạm, chữa cháy các kim loại kiềm, kiềm thổ. Các hợp chất teamit, thuốc súng.

*) Các thiết bị chữa cháy trên tàu

Trên tàu thủy người ta trang bị đầy đủ những dụng cụ, phương tiện chữa cháy từ đơn giản đến phức tạp, từ những dụng cụ như xô, xà beng, câu liêm . v... đến các hệ thống chuyên dụng và thiết bị hiên đại. Tất cả nhằm mục đích dập tắt đám cháy nhanh chóng dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất. Ngăn ngừa hạn chế đến mức tối đa những thiệt hại do hỏa hoạn gây ra.

Thiết bị chữa cháy chữa cháy trên tàu bao gồm thiết bị chữa cháy thô sơ, thiết bị chữa cháy xách tay (bình chữa cháy) và hệ thống chữa cháy cố định.

+) Thiết bị chữa cháy thô sơ

Bao gồm: Xô, chậu, ống thụt, than, câu liêm, chăn, bao tải, phuy đựng nước, thảm thấm nước, rìu, xà beng, cát ...

+) Một số bình chữa cháy trên tàu

Các bình chữa cháy trên tàu có nhiều loại. Chúng đựơc sơn đỏ và trên các bình có nhãn hiệu ghi chú loại bình và hướng dẫn sử dụng cụ thể. Thường trên tàu thủy hiện nay có bình bọt hóa học, bình CO2 bình bột hóa học và có thể bình CCL4.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun vận hành máy chính nghề vận hành bảo trì máy tàu cá (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)