4.1. Nhớt dùng cho máy đi ê den tàu thủy
- Nhớt bôi trơn là loại nhớt dùng cho máy nổ, độ nhờn từ 40 – 50, các số này là chỉ tiêu đánh giá độ nhờn của nhớt, số càng lớn độ nhờn càng cao
- Kiểm tra chất lượng nhớt:
+ Kiểm tra độ nhờn bằng cảm quan, dùng tay so với nhớt mẫu
+ Quan sát mầu sắc, mầu nhớt có thể mầu vàng, xanh tùy từng loại, nhớt phải trong, không có màu đục, không lẫn tạp chất, có mùi đặc trung của nhớt, không lẫn nước
- Lượng nhớt dự trữ để trong can phải bằng 1 – 2 lần lượng nhớt nạp 1 lần cho máy
+) Sơ đồ hệ thống bôi trơn và nguyên lý hoạt động Nước làm mát vào Nước làm mát ra Hình 1.2.16. Hệ thống bôi trơn 1.Cốt máy 2. Bơm nhớt 3. Bầu lọc 4. Bình sinh hàn nhớt 5. Đường ống nhớt 6. Đồng hồ áp lực nhớt 7. Cácte máy
- Nguyên lý hoạt động: Khi máy chạy, bơm nhớt hoạt động, nhớt được bơm từ các te, qua bầu lọc, bình sinh hàn nhớt, vào đường ống nhớt chính và đi tới ổ trục của trục khuỷu, ổ trục của trục cam, cò mổ để bôi trơn. Sau khi bôi trơn nhớt trở về các te .
- Trục cam có bánh răng ăn khớp với trục của bơm nhớt, vì vậy khi máy quay thì trục cam kéo bơm nhớt hoạt động
+) Yêu cầu
- Cung cấp đủ lượng nhớt cho máy - Nhớt đúng chủng loại 1 7 4 3 2 8 6 5 Nhớt
- Áp lực nhớt: p = 2,8 – 4,0 KG / cm2 .
- Có 2 hình thức bôi trơn, đó là bôi trơn các te ướt và bôi trơn các te khô. Tàu đánh cá công suất nhỏ và trung bình dùng hình thức bôi trơn các te ướt.
4.2. Kiểm tra mực nhớt trong các te
Hình 1.2.17. Vị trí kiểm tra và đổ nhớt các te
- Rút cây thăm nhớt lên nếu thấy nhớt ngập vạch dấu (ngập khoảng từ 3- 5 cm) là đạt yêu cầu
- Lượng nhớt thấp hơn quy định thì đổ thêm cho tới khi đạt yêu cầu
- Quan sát xem nhớt có bị biến mầu không, nếu thấy mầu cà phê sữa là phải thay nhớt mới. Nhớt lẫn nước có mầu cà phê sữa
- Thấy mực nhớt tăng lên, kiểm tra độ nhờn, tìm nguyên nhân và thay nhớt mới . Mực nhớt trong các te tăng lên do nước từ khoang làm mát lọt xuống, do nhiên liệu từ bơm bao áp rò rỉ xuống
- Bơm nhớt bằng bơm tay cho tới khi đạt áp lực p = 2,5 – 2,8 KG / cm2 - Kiểm tra ống thông hơi từ cạc te máy với bên ngoài, nếu bị ngẹt thì phải khắc phục để bảo đảm bên trong và bên ngoài thông với nhau.
4.3. Kiểm tra khe hở bôi trơn cổ trục
Cách kiểm tra này chỉ dùng khi sửa chữa máy tại xưởng
- Sự bôi trơn cổ trục, cổ biên như sau: Nhớt từ đường ống nhớt chính đi tới cổ trục, trên trục khuỷu có lỗ dẫn nhớt. Nhớt từ cổ trục đi theo lỗ trong trục khuỷu tới cổ biên để bôi trơn cổ biên, từ cổ biên đi theo lỗ nhớt trên thanh truyền tới bôi trơn ắc piston
Cây thăm nhớt
Cửa đổ nhớt
- Muốn bôi trơn đạt yêu cầu thì khe hở bôi trơn giữa cổ trục và gối trục phải nằm trong giá trị cho phép từ 0,12 – 0,15 mm.
- Kiểm tra khe hở bôi trơn bằng kẹp chì, khe hở này vượt quá giớ hạn thì áp lực dầu giảm, không bảo đảm yêu cầu bôi trơn. Độ tiếp xúc giữa cổ trục với gối trục phải đều
Kiểm tra độ tiếp xúc này bằng bột mầu, các bước kiểm tra như sau: + Bôi bột mầu lên gối trục
+ Đặt trục khuỷu lên bệ máy
+ Xiết chặt bù long gối trục tới lực xiết quy định + Xoay trục khuỷu để bột mầu tiếp xúc với cổ trục
+ Tháo gối trục ra xem độ tiếp xúc giữa chúng. nếu tiếp xúc đạt khoảng 80- 90 % là đạt yêu cầu. Xem các hình từng công đoạn phía dưới.
Hình 1.2.18. Bôi bột mầu lên gối trục
Hình 1.2.19. Đặt trục khuỷu lên bệ máy và xiết chặt bù long gối trục
Hình 1.2.20. Quay trục khuỷu kiểm tra độ tiếp xúc
4.4. Kiểm tra bình sinh hàn nhớt
- Bình sinh hàn nhớt có nhiệm vụ mát nhớt. Nhớt đi ngoài ống , nước đi trong ống, bình này đặt bên hông máy,
- Quan sát các đường ống nước vào và ra khỏi bình. Nếu thấy lỏng thì xiết chặt lại, không để nước rò rỉ ra ngoài
Hình 1.2.21. Kiểm tra bình sinh hàn nhớt