Phòng Tài chính – Kế toán có chức năng và nhiệm vụ: Tham mưu, giúp việc cho ban lãnh đạo công ty các công việc về Tài chính – Kế toán, hoạch toán kế toán, thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế, kiểm soát tài chính kế toán tại công ty. Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ các hoạt động kinh tế tài chính của công ty. Quản lý và sử dụng vốn và các nguồn vốn do công ty huy động. Cụ thể như sau:
Công tác tài chính:
- Tổ chức thực hiện, chỉ đạo và hướng dẫn toàn bộ hoạt động tài chính của công ty theo chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệ, quy chế, quy định của công ty.
- Xây dựng kế hoạch tài chính theo tháng, quý, năm theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời định kỳ hoặc đột xuất báo cáo theo yêu cầu của ban lãnh đạo.
- Theo dõi nguồn vốn mà công ty đầu tư vào các dự án.
- Đề xuất các phương án huy động vốn theo kế hoạch, tiến độ đầu tư cho các dự án, công trình của công ty. Triển khai thực hiện thủ tục huy động các nguồn vốn, vay tín dụng, vay ngân hàng... khi phương án đầu tư được duyệt.
- Theo dõi, đề xuất việc thực hiện đối với các khoản đầu tư tài chính, các hợp đồng hợp tác kinh doanh của công ty với các đối tác kinh doanh. Đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Công tác kế toán
- Thiết lập hình thức kế toán, cơ cấu bộ máy người làm kế toán. Mở sổ sách kế toán theo đúng quy định của pháp luật, phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng luật kế toán, chuẩn mực kế toán và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm:
+ Kế toán thanh toán: Các chứng từ phát sinh về thu, chi tiền mặt, tiền lương, bảo hiểm xã hội, chi phí quản lý doanh nghiệp, hoạt động bán hàng, cổ phần, cổ phiếu...
tín dụng và đối chiếu thanh toán tiền vay, tiền gửi và các nghiệp vụ khác liên quan đến ngân hàng.
+ Kế toán thuế: Thực hiện công tác kê khai, báo cáo các khoản thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với doanh nghiệp.
+ Kế toán tổng hợp doanh thu, chi phí, tài sản trang thiết bị; quản trị các chi phí đầu vào, giám sát định mức kinh tế kỹ thuật, các khoản doanh thu và toàn bộ tài sản của công ty có hệ thống, khoa học và hiệu quả.
+ Kế toán vốn đầu tư và các hoạt động chứng khoán, tài chính khác.
- Lập và nộp báo cáo tài chính đúng và kịp thời cho các cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định của Nhà nước.
- Tổ chức khoa học công tác kế toán phù hợp với điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh và bộ máy tổ chức của công ty.
- Cập nhật và áp dụng các công nghệ mới trong công tác kế toán, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ kế toán.
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán theo đúng quy định.
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Xứng. Xứng.
Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán, tính đến ngày 31/12/2013, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Xứng như sau:
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ : 68.019 triệu đồng
- Giá vốn hàng bán : 55.262 triệu đồng
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ : 12.757 triệu đồng - Lợi nhuận kế toán trước thuế : 2.120 triệu đồng - Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành : 530 triệu đồng - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp : 1.590 triệu đồng
2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên xứng. Thiên xứng.
2.2.1. Quy trình thực hiện phân tích tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Xứng. Thiên Xứng.
Quy trình tiến hành công tác phân tích tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Xứng trong 3 năm qua cũng không có gì thay đổi, gồm các bước:
-Thu thập các số liệu, dữ liệu phục vụ phân tích
Trước tiên nhân viên phân tích sẽ thu thập dữ liệu. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là các báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả
39
kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính. Nguồn dữ liệu và thông tin sử dụng cho việc phân tích tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Xứng chủ yếu lấy từ các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán. Số liệu được sử dụng trong phân tích thường lấy trong hai năm, năm hiện tại và năm liền kề trước đó. Do đó báo cáo tài chính của Công ty sẽ rất hạn chế về tầm nhìn tổng quát, đưa ra nhận định thiếu chính xác và thiếu liền mạch. Vì thế, Công ty cần sử dụng số liệu của nhiều năm liên tiếp để đánh giá sự biến động chính xác hơn và có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình tài chính của Công ty.
Ngoài ra Công ty còn sử dụng thêm dữ liệu lấy từ kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư,….