- Tính toán, xử lý dữ liệu thu thập
2.2.3. Nội dung phân tích tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Xứng.
2.2.3.1. Phân tích cơ cấu và biến động tài sản - nguồn vốn.
Phân tích cơ cấu và biến động tài sản – nguồn vốn qua bảng cân đối kế toán, được thực hiện bằng cách kê giá trị và tính toán tỷ trọng của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán từ năm 2011 đến năm 2013, tính toán biến động cả về tuyệt đối và tương đối, từ đó tiến hành phân tích.
41 Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012 so với 2011 Chênh lệch 2013 so với 2012 2011 2012 2013 Số tiền (Trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (Trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) A Tài sản ngắn hạn 20.869 76,20 26.975 88,52 34.394 91,59 6.106 29,26 7.419 27,50
1 Tiền và tương đương tiền 1.205 5,77 886 3,29 1.811 5,27 -318 -26,41 925 104,33
2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0
3 Phải thu ngắn hạn 11.883 56,94 18.132 67,22 25.796 75,00 6.249 52,59 7.664 42,27
4 Hàng tồn kho 6.197 29,70 5.522 20,47 4.909 14,27 -675 -10,90 -613 -11,10
5 Tài sản ngắn hạn khác 1.584 7,59 2.435 9,03 1.878 5,46 851 53,72 -557 -22,87
B Tài sản dài hạn 6.520 23,80 3.499 11,48 3.159 8,41 -3.020 -46,33 -340 -9,73
1 Các khoản phải thu dài hạn 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0
2 Tài sản cố định 3.270 50,15 2.749 78,57 2.409 76,26 -520 -15,92 -340 -12,38
3 Bất động sản đầu tư 0 0,00 0 0 0 0 0 0
4 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 3.250 49,85 750 21,43 750 23,74 -2.500 -76,92 0 0,00
5 Tài sản dài hạn khác 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0 Tổng tài sản 27.389 100,00 30.475 100,00 37.553 100,00 3.086 11,27 7.078 23,23 A Nợ phải trả 11.565 42,23 13.224 43,39 20.682 55,07 1.659 14,34 7.458 56,40 1 Nợ ngắn hạn 11.565 100,00 13.224 100,00 20.682 100,00 1.659 14,34 7.458 56,40 2 Nợ dài hạn 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0 B Nguồn vốn chủ sở hữu 15.824 57,77 17.251 56,61 16.871 44,93 1.427 9,02 -380 -2,20 1 Vốn chủ sở hữu 15.824 91,73 17.251 100,00 16.871 100,00 1.427 9,02 -380 -2,20
2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0 0 0 0 0
Tổng nguồn vốn 27.389 100 30.475 100 37.553 100 3.086 11,27 7.078 23,23
(Nguồn:Số liệu được tính từ bảng cân đối kế toán của công ty năm 2011-2013)
Phân tích cơ cấu và biến động tài sản.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Xứng
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2011-2013)
Thông qua việc phân tích cơ cấu và biến động tài sản của Công ty sẽ giúp người sử dụng thông tin thấy được từng loại tài sản chiếm bao nhiêu trong tổng số tài sản của Công ty, từ đó thấy được sự biến động trong cơ cấu đầu tư vốn có ảnh hưởng như thế nào đến năng lực tài chính của Công ty.
Sau khi tính toán các giá trị ở Bảng 2.1 và nhìn vào biểu đồ 2.1 ở trên, có thể đưa ra những nhận định về cơ cấu tài sản của Công ty, cụ thể là: Tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty tăng dần qua các năm, năm 2011 là 27.389 triệu đồng, năm 2012 là 30.475 triệu đồng, năm 2013 là 37,553 triệu đồng. Từ đó ta có thể thấy quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng mở rộng. Trong cả 3 năm, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, đều trên 70%. Cụ thể, năm 2011 tài sản ngắn hạn chiếm 76,20% trong tổng tài sản, năm 2012 chiếm 88,52% trong tổng tài sản và đặc biệt trong năm 2013 tài sản ngắn hạn chiếm tới 91,59% trong tổng tài sản. Mức tỷ trọng này khá lớn làm cho cơ cấu tài sản mất cân bằng. Từ đó ta có thể thấy Công ty đang sử dụng chính sách quản lý vốn lưu động mạo hiểm. Để có cái nhìn tổng quát về tình hình tài sản Công ty trong giai đoạn 2011 -2013 ta sẽ phân tích sự biến động tài sản một cách cụ thể:
- Tài sản ngắn hạn:
+ Các khoản phải thu ngắn hạn: Nhìn trong bảng cân đối kế toán, đã chỉ ra rằng khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất và đang có xu hướng tăng về cả giá trị và tỷ trọng trong tài sản ngắn hạn. Cụ thể:
Năm 2012 các khoản phải thu ngắn hạn là 18.132 triệu đồng chiếm 67,22% trong tổng tài sản ngắn hạn, tăng 52,59% tương đương 6.249 triệu đồng so với năm 2011. Tình hình trên được lý giải bằng việc năm 2012, Công ty đã tăng đáng kể khoản mục phải thu khách hàng và trả trước cho người bán. Sang đến năm 2013 các khoản phải thu ngắn hạn là 25.796 triệu đồng chiếm 75% trong tổng tài sản ngắn hạn, tăng từ 67,22% lên 75% tức tăng 42,27% tương đương tăng 7.664 triệu đồng so với 2012. Nguyên nhân của điều này là do chủ đầu tư của các công trình xây lắp điện tại Lai
43
Châu, Lào Cai, Quảng Ninh có dòng vốn thanh toán chậm. Mặc dù đặc thù của ngành nghề xây dựng chỉ được thanh toán qua từng giai đoạn nên có tỷ trọng của các khoản phải thu ngắn hạn khá cao, tuy nhiên Công ty vẫn cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc thu hồi vốn để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn và phải đi vay nợ nhiều khi đó chi phí lãi vay sẽ tăng cao.
+ Hàng tồn kho chiếm tỷ lệ lớn thứ 2 trong tài sản ngắn hạn.
Năm 2011 giá trị hàng tồn kho là 6.197 triệu đồng, chiếm 29,7% tài sản ngắn hạn. Năm 2012 là 5.522 triệu đồng chiếm 20,47% tài sản ngắn hạn, giảm 10,9% tương đương giảm 675 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013 là 4.909 triệu đồng chiếm 14,27% tài sản ngắn hạn, giảm từ 20,47% xuống 14,27% tức giảm 11,10% tương đương 613 triệu đồng so với năm 2012. Hàng tồn kho của Công ty chiếm một tỷ trọng lớn là do đặc thù kinh doanh của Công ty chuyên thi công xây lắp các công trình điện và hệ thống trạm biến áp quy mô lớn, giá trị hợp đồng lên đến hàng chục tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc nghiệm thu thanh toán cũng cần phải đến những giai đoạn nhất định nên giá trị dở dang của công trình tương đối lớn. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến quy mô hàng tồn kho của Công ty lớn. Tuy nhiên dựa vào phân tích trên có thể thấy Công ty đã quản lý tốt hơn khoản mục hàng tồn kho làm cho khoản mục này giảm dần qua các năm, như vậy sẽ giúp Công ty hạn chế việc ứ đọng vốn trong quá trình sản xuất.
+ Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn nên không ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của Công ty. Cụ thể, năm 2012 tiền và các khoản tương đương tiền là 886 triệu đồng giảm 26,41% so với năm 2011. Năm 2013 tiền và các khoản tương đương tiền là 1.1811 triệu đồng tăng 104,33% so với năm 2012. Việc Công ty dự trữ những lượng tiền như trên qua các năm chủ yếu để dự phòng cho các khoản chi tiêu thường xuyên, chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, mua vật tư phục vụ thi công.
+ Tài sản ngắn hạn khác cũng giống như vốn bằng tiền là chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn và biến động cũng không quá lớn nên không ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính của công ty.
- Tài sản dài hạn:
+ Tài sản cố định là khoản mục có giá trị và tỷ trọng lớn nhất trong tài sản dài hạn. Khoản mục này có xu hướng giảm dần về giá trị từ cuối năm 2011 đến cuối năm 2013. Năm 2012, giá trị tài sản cố định là 2.749 triệu đồng chiếm 78,57% tài sản dài hạn, giảm 15,92% tương đương 520 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013, giá trị tài sản cố định là 2.409 triệu đồng chiếm 76,26% tài sản dài hạn, giảm 12,38% tương đương 340 triệu đồng so với năm 2012. Lý giải điều này là do trong năm này tài sản cố định hữu hình giảm là do công ty thanh lý một số máy móc thiết bị đã cũ và nhiều máy
móc thiết bị bị khấu hao lớn. Tài sản cố định chủ yếu đối với Công ty hoạt động trong ngành xây dựng thì là tài sản cố định hữu hình. Tuy nhiên, giá trị tài sản cố định hữu hình cũng không lớn, tài sản cố định từ năm 2011 – 2013 giảm dần do mức độ hao mòn lũy kế cao cho thấy Công ty chưa thực sự chú trọng vào việc đầu tư tài sản cố định và thực tế Công ty còn phải thuê ngoài nhiều máy móc, thiết bị để thực hiện công trình xây dựng. Điều này có thể làm suy yếu năng lực sản xuất kinh doanh và giảm năng suất trong tương lai của Công ty, cũng như khiến Công ty gặp khó khăn khi cần dùng tài sản để thế chấp cho những khoản vay ngân hàng. Mặt khác, Công ty cần chú trọng đầu tư thêm các máy móc thiết bị đạt chuẩn về chất lượng tránh bị hao mòn quá lớn nhằm tăng hiệu quả công việc.
+ Đầu tư tài chính dài hạn cũng giảm mạnh từ cuối năm 2011 đến cuối năm 2012. Năm 2012, đầu tư tài chính dài hạn là 750 triệu đồng chiếm 21,43% giảm 76,92% tương đương 2.500 triệu đồng so với năm 2011. Việc giảm trên là do Công ty đã rút toàn bộ 2.500 triệu đồng vốn góp vào Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư và xây lắp Bình Minh. Năm 2013, đầu từ tài chính dài hạn so với năm 2012 không thay đổi.
Qua những phân tích ở trên, có thể nhận định rằng tình hình tài sản của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Xứng giai đoạn 2011-2013 có một số điểm cải thiện hơn và một số điểm chưa tốt, nhưng nhìn chung tình hình tài sản của Công ty vẫn ổn định, đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh. Quy mô tổng tài sản tăng và giá trị các khoản phải thu tăng, hàng tồn kho lại giảm và tài sản cố định giảm. Vấn đề đặt ra với Công ty là cần đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ, từ đó tăng cường vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Xứng
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2011-2013)
Nguồn vốn gồm nguồn vốn chủ sỡ hữu và nợ phải trả. Việc phân tích sự tăng giảm của hai chỉ tiêu này sẽ cho thấy được sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn của
45
Công ty, từ đó giúp đánh giá được một phần năng lực tài chính của Công ty. Sự biến động nguồn vốn tương đương với sự biến động của tài sản vì nguồn vốn là nguồn hình thành nên giá trị tài sản của Công ty. Do vậy cũng như phân tích tài sản, ta cũng lấy số liệu từ bảng cân đối kế toán để phân tích tình hình biến động nguồn vốn và việc huy động vốn của Công ty.
Theo số liệu đã tính toán ở Bảng 2.1:
- Nợ phải trả: Trong nợ phải trả, nợ ngắn hạn chiếm 100% trong cả hai năm. Năm 2012 là 13.224 triệu đồng, chiếm 43,39% tổng nguồn vốn, tăng 14,34% tương
đương 1.659 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013 là 20.682 triệu đồng, chiếm 55,07% tổng nguồn vốn, tăng 56,40% tương đương tăng 7.458 triệu đồng so với năm 2012. Về quy mô, thì nợ ngắn hạn biến động khá lớn, chỉ sau hai năm đã tăng gần gấp đôi. Do nợ ngắn hạn chiếm 100% nợ phải trả nên công ty luôn phải chịu áp lực trả nợ. Nguyên nhân của việc Công ty tăng vay nợ ngắn hạn là do tiền thanh toán của các công trình xây lắp điện tại Lai Châu, Lào Cai, Quảng Ninh về chậm, vì vậy Công ty phải vay nợ để trang trải chi phí hoạt động, trả lương cho nhân viên và có vốn tiếp tục thi công nốt các công trình.
Nợ dài hạn: Trong cả 3 năm luôn ở mức 0. Công ty không có nợ dài hạn mà chỉ có nợ ngắn hạn trong nợ phải trả, điều này đã làm tăng áp lực trả nợ của Công ty do kỳ hạn trả nợ ngắn. Trong những năm gần đây, nền kinh tế chưa thoát khỏi khủng hoảng nên việc huy động vốn vay dài hạn là tương đối khó khăn. Công ty nên xem xét lại chính sách nợ vay để có thể vay một phần nợ dài hạn giúp Công ty kéo dài được thời hạn trả nợ và làm giảm áp lực trả nợ.
- Nguồn vốn chủ sỡ hữu: Trong nguồn vốn chủ sở hữu, vốn chủ sở hữu chiếm toàn bộ.
Trong năm 2012, vốn chủ sở hữu của Công ty tăng từ 15.824 triệu đồng lên 17.251 triệu đồng, tức là khoảng 9,02% tương đương 1.472 triệu đồng so với năm 2011. Lý giải nguyên nhân của điều này là do trong năm 2012, Công ty đã tiến hành trích lập quỹ dự phòng tài chính thêm 100 triệu đồng, cộng với lợi nhuận sau thuế chưa phân phối gần 1.400 triệu đồng. Năm 2013, vốn chủ sở hữu của Công ty giảm từ 17.251 triệu đồng xuống 16.871 triệu đồng tức giảm 2,2% tương đương 380 triệu đồng so với năm 2012. Mức biến động trên là không lớn, nó bao gồm khoản lợi nhuận tăng thêm là 1.590 triệu đồng trừ đi phần chia cổ tức năm nay là 1.970 triệu đồng.
Sau khi tiến hành phân tích, ta có thể nhận định rằng, nhìn tổng thể trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Xứng chưa thật hợp lý.
Thứ nhất, việc nợ ngắn hạn chiếm tuyệt đối làm cho công ty luôn phải chịu áp lực trả nợ trong ngắn hạn, điều này không tốt với doanh nghiệp xây dựng khi dòng tiền
không được luân chuyển thường xuyên. Vì vậy, công ty cần điều chỉnh cơ cấu nợ phải trả hợp lý hơn bằng cách sử dụng cả nợ dài hạn.
Thứ hai, tỷ trọng giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu qua các năm đã dần chuyển biến hợp lý hơn bằng việc giảm bớt tỷ trọng vốn chủ sở hữu và tăng tỷ trọng của nợ phải trả nhằm tận dụng đòn bẩy tài chính. Việc ưu tiên sử dụng nợ hay ưu tiên sử dụng vốn chủ sở hữu lại liên quan đến chi phí vốn. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu cao sẽ tăng tính an toàn cho tình hình tài chính, nhưng sử dụng nợ rẻ hơn vì chi phí lãi vay được hưởng tiết kiệm thuế nhưng thông thường trong một doanh nghiệp thì nợ vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu, chính vì vậy công ty cần tận dụng hơn nữa nguồn huy động từ các tổ chức tín dụng.
2.2.3.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.
Để tiến hành phân tích quá trình sử dụng vốn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Xứng thì ta cần thiết lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn. Tiếp đó sẽ tiến hành theo dõi và ghi số liệu vào bảng kê theo nguyên tắc nếu tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản thì ghi vào cột nguồn vốn, còn nếu tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn thì ghi vào cột sử dụng vốn. Quá trình theo dõi trên sẽ cho thấy được tình hình sử dụng vốn của Công ty trong cả thời kỳ, dòng vốn của Công ty luân chuyển như thế nào? việc sử dụng vốn có hợp lý hay không? Trả lời được những câu hỏi trên sẽ giúp lý giải một phần thực trạng tài chính tại thời điểm hiện tại của Công ty.
Lập bảng kê và phân tích quá trình sử dụng vốn trong năm 2013 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Xứng như sau:
47
Bảng 2.2: Phân tích quá trình sử dụng vốn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Xứng năm 2013.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Năm 2012 Năm 2013
2011 2012 2013 Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn A Tài sản 27.389 30.475 37.553 I Tài sản ngắn hạn 20.869 26.975 34.394 1
Tiền và tương đương
tiền 1.205 886 1.811 319 925
2
Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn 0 0 0 3 Phải thu ngắn hạn 11.883 18.132 25.796 6.249 7.664