2011 Chênh lệch

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiên Xứng (Trang 51)

- Tính toán, xử lý dữ liệu thu thập

2011 Chênh lệch

2011 Chênh lệch Chênh lệch 2013 so với 2012 2011 2012 2013 +/- % +/- % 1 Hệ số nợ 0,42 0,43 0,55 0,01 2,76 0,12 26,92 2 Hệ số tự tài trợ 0,58 0,57 0,45 -0,01 -2,02 -0,12 -20,64 3 Đòn bẩy tài chính 1,73 1,77 2,23 0,04 2,06 0,46 26,00

Qua bảng trên có thể thấy trong năm 2012 hệ số nợ của Công ty tăng so với năm 2011. Năm 2013 hệ số nợ của Công ty đã tăng so với năm 2012 đồng nghĩa với nó là hệ số tự tài trợ giảm xuống. Trong năm 2012 hệ số nợ đã tăng so với năm 2011 từ 0,42 lên 0,43 tức là tăng khoảng 2,76%, năm 2013 tăng so với năm 2012 từ 0,43 lên 0,55 tức là tăng khoảng 26,92%. Nguyên nhân của điều này là do năm 2012 nợ phải trả và giá trị tổng tài sản đều tăng so với năm 2011 nhưng tốc độ tăng của nợ phải trả lớn hơn tốc độ tăng của tổng tài sản nên làm cho hệ số nợ năm 2012 tăng. Năm 2013 cũng tương tự như vậy nợ phải trả tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản.

Hệ số tự tài trợ trong năm 2012 giảm so với năm 2011 từ 0,58 xuống 0,57, tức là giảm khoảng 2,02%. Năm 2013 hệ số tự tài trợ giảm so với năm 2012 từ 0,57 xuống 0,45 tức là giảm 20,64%. Nguyên nhân của điều này là do năm 2012 vốn chủ sở hữu và giá trị tổng tài sản đều tăng nhưng tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng tài sản nên làm cho hệ số tự tài trợ giảm. Còn với năm 2013, vốn chủ sở hữu giảm nhưng tổng tài sản lại tăng nên đương nhiên làm cho hệ số tự tài trợ giảm.

Ngoài ra hệ số đòn bẩy tài chính là một chỉ tiêu có liên quan đến hai hệ số trên, khi hai hệ số trên biến động thì hệ số đòn bẩy tài chính cũng thay đổi đồng thời. Trong năm 2012, hệ số đòn bẩy tài chính tăng so với năm 2011 từ 1,73 lên 1,77 tương ứng với 2,06%. Năm 2013, hệ số đòn bẩy tài chính đã tăng so với năm 2012 từ 1,77 lên 2,23, tương ứng với mức tăng 26,00%. Nguyên nhân của các biến động trên là do năm 2012 giá trị tổng nguồn vốn và vốn chủ sở hữu đều tăng nhưng tốc độ tăng của tổng nguồn vốn lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Còn với năm 2013, hệ số đòn bẩy tài chính tăng mạnh là do tổng nguồn vốn tăng 23,23% trong khi vốn chủ sở hữu lại giảm 2,2%.

Từ những phân tích trên có thể thấy cơ cấu vốn của Công ty chưa được cân đối, hệ số nợ tương đối nhỏ còn hệ số tự tài trợ tương đối lớn.

2.2.3.6. Phân tích khả năng hoạt động.

Phân tích khả năng hoạt động của doanh nghiệp cho phép đánh giá quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Từ một số khoản mục như phải thu, phải trả, hàng tồn kho, doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, ta có thể xem xét được chu trình và tốc độ luân chuyển của khoản phải thu, khoản phải trả, hàng tồn kho, từ đó đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu phục vụ cho phân tích khả năng hoạt động được thể hiện trong bảng sau:

53

Bảng 2.6: Phân tích khả năng hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Xứng . TT Chỉ tiêu Năm Chệnh lệch 2012 so với 2011 Chênh lệch 2013 so với 2012 2011 2012 2013 +/- % +/- % 1 Vòng quay khoản phải thu 4,92 4,10 2,94 -0,81 -16,57 -1,16 -28,25 2 Kỳ thu tiền trung

bình 74,20 88,94 123,95 14,74 19,86 35,01 39,37 3 Vòng quay hàng tồn

kho 9,15 9,24 10,60 0,09 1,04 1,35 14,62

4

Thời gian luân chuyển kho trung bình

39,89 39,48 34,45 -0,41 -1,03 -5,04 -12,76

5 Vòng quay khoản

phải trả 5,88 8,90 15,53 3,02 51,36 6,63 74,48 6 Kỳ thanh toán tiền

trung bình 62,08 41,02 23,51 -21,07 -33,93 -17,51 -42,69 7 Khả năng thanh toán

lãi vay 2,00 2,48 2,28 0,48 24,16 -0,21 -8,43

(Nguồn: Tính toán qua các số liệu từ Báo cáo tài chính của Công ty năm 2011-2013)

Từ số liệu tính toán các chỉ tiêu trong bảng trên có thể thấy khả năng hoạt động của Công ty của năm sau có những mặt tốt hơn nhưng cũng có mặt chưa tốt so với năm trước. Cụ thể là mặc dù vòng quay khoản phải thu thấp hơn, vòng quay khoản phải trả cao hơn, vòng quay hàng tồn kho giảm và khả năng thanh toán lãi vay có lúc tăng lúc giảm.

Vòng quay khoản phải thu năm 2012 là 4,10 vòng giảm 16,57% so với năm 2011. Năm 2013 là 2,94 vòng, giảm 28,25% so với 2012. Từ bảng số liệu ta thấy, cả 3 năm vòng quay các khoản phải thu đều lớn hơn 1, doanh thu thuần lớn hơn các khoản phải thu. Tuy nhiên, các khoản phải thu lượng ở mức cao chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn nhưng lại thu hút được khách hàng làm cho doanh thu tăng lên. Nguyên nhân là do khoản mục phải thu khách hàng có sự biến động trong việc quản lý thu tiền của Công ty. Cụ thể, các khoản phải thu ngắn hạn năm 2012 tăng 52,59% so với năm 2011, năm 2013 tăng 42,27% so với năm 2012. Vì các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh hơn so với việc tăng của doanh thu thuần, do đó vòng quay khoản phải thu giảm. Từ đó ta thấy tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp không nhanh, số tiền của doanh nghiệp chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân

hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này. Kỳ thu tiền trung bình năm 2012 là 88,94 ngày tăng 19,86% so với năm 2011. Năm 2013 là 123,95 ngày, tăng 39,37% so với năm 2012.Vì kì thu tiền trung bình và vòng quay các khoản phải thu tỷ lệ nghịch với nhau mà theo bảng số liệu thì vòng quay các khoản phải thu giảm nên kỳ thu tiền bình quân tăng.

Nhìn vào hai chỉ tiêu trên có thể thấy năm 2013 Công ty đã chưa làm tốt công tác thu hồi công nợ so với năm trước, khiến cho các khoản phải thu lớn.

Vòng quay hàng tồn kho năm 2012 là 9,24 tăng so với năm 2011 từ 9,15 lên 9,24 tức tăng 1,04%. Điều này cho thấy doanh nghiệp chiếm dụng vốn kém hơn và thanh toán nhanh hơn năm trước. Vòng quay hàng tồn kho năm 2013 là 10,60 tăng so với năm 2012 từ 9,24 lên 10,60 tức tăng 14,62% so với 2012. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán tăng, năm 2012 tăng gần 5.000 triệu đồng so với năm 2011 và năm 2013 tăng gần 1.000 triệu đồng so với năm 2012, từ đó cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh. Thời gian luân chuyển kho trung bình năm 2012 là 39,48 giảm so với năm 2011, giảm từ 39,89 xuống 39,48 tức giảm 1,03%. Năm 2013 là 34,45 ngày, giảm 12,76% so với năm 2012. Nhìn vào hai chỉ tiêu này có thể thấy năm sau Công ty đã làm tốt hơn năm trước trong việc quay vòng hàng tồn kho, tuy nhiên Công ty vẫn phải tích cực giải phóng hàng tồng kho hơn nữa vì giá trị khoản mục này vẫn cao.

Vòng quay khoản phải trả năm 2012 là 8,90 tăng 51,36%. Năm 2013 là 15,53, tăng 74,48% so với 2012. Điều này cho thấy doanh nghiệp chiếm dụng vốn kém hơn và thanh toán nhanh hơn năm trước. Kỳ thanh toán tiền trung bình phải trả bình quân năm 2012 là 41,02 ngày giảm 33,03% so với năm 2011. Năm 2013 là 23,51 ngày, giảm 42,69% so với năm 2012. Công ty đã phải trả tiền cho người bán trong thời gian ngắn sau khi nhận hàng. Nhìn vào hai chỉ tiêu này có thể thấy trong năm 2013 Công ty đã không làm tốt trong việc kéo dài thời gian trả nợ. Tốc độ biến động của vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân lớn hơn tốc độ biến động của vòng quay khoản phải trả và kỳ thanh toán tiền trung bình nên dẫn đến khả năng chiếm dụng vốn của Công ty bị giảm sút.

Khả năng thanh toán lãi vay của Công ty trong năm 2012 đã được cải thiện rõ rệt khi tăng từ 2 lên 2,48, tương ứng với mức tăng 24,16%. Năm 2013 lại giảm so với 2012 từ 2,48 xuống 2,28, tương ứng với mức 8,43%. Nguyên nhân của điều này là do trong năm 2012, chi phí lãi vay giảm mạnh từ 1.922 triệu đồng xuống 1.327 triệu đồng so với năm 2011, trong khi lợi nhuận trước thuế tăng làm cho khả năng thanh toán lãi vay tăng. Sang năm 2013, chi phí lãi vay tăng từ 1.327 triệu đồng lên 1.662 triệu đồng

55

tương ứng với 25,3%, còn lợi nhuận trước thuế chỉ tăng 7,62% nên làm cho khả năng thanh toán lãi vay giảm 8,43%.

Nhìn chung khả năng hoạt động của Công ty có xu hướng giảm sút khi mà kỳ thu tiền bình quân ngày càng kéo dài còn số ngày phải trả bình quân ngày càng ngắn, đồng nghĩa với việc khả năng chiếm dụng vốn của công ty giảm còn khả năng bị chiếm dụng vốn của công ty tăng lên.

2.2.3.7. Phân tích khả năng sinh lời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để phân tích khả năng sinh lời của Công ty, tác giả đã sử dụng và tính toán một số chỉ tiêu sử dụng cho phân tích như: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hiệu suất sử dụng vốn lưu động, tỷ suất lợi nhuận ròng, suất sinh lời tổng tài sản (ROA), suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE). Các chỉ tiêu này được tính toán và so sánh giữa các năm cả về số tuyệt đối và số tương đối và được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2.7: Phân tích khả năng sinh lời của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Xứng Đơn vị tính: Lần TT Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012 so với 2011 Chênh lệch 2013 so với 2012 2011 2012 2013 +/- % +/- % 1 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 2,45 2,28 2,00 -0,17 -6,89 -0,28 -12,36 2 Hiệu suất sử dụng tài

sản cố định 29,09 21,94 26,37 -7,15 -24,59 4,44 20,22 3 Hiệu suất sử dụng vốn

lưu động 2,88 2,76 2,22 -0,12 -4,14 -0,54 -19,68 4 Tỷ suất lợi nhuận

ròng 0,023 0,022 0,023 -0,001 -4,16 0,001 4,46 5 Suất sinh lời tổng tài

sản (ROA) 0,057 0,051 0,047 -0,01 -10,77 -0,004 -8,46 6 Suất sinh lời vốn chủ

sở hữu (ROE) 0,123 0,089 0,093 -0,03 -27,57 0,004 4,32

(Nguồn: Tính toán qua các số liệu từ Báo cáo tài chính của Công ty năm 2011-2013)

Với số liệu trên Bảng 2.7, có thể đưa ra một số phân tích như sau:

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty trong năm 2012 đã giảm so với năm 2011 từ 2,45 xuống 2,28, tương ứng giảm 6,94%. Điều này có nghĩa là với 1 đồng tài sản thì trong năm 2011 tạo ra được 2,45 đồng doanh thu tuần còn trong năm 2012 chỉ tạo ra được 2,28 đồng doanh thu thuần. Năm 2013 đã giảm so với năm 2012 từ 2,28 xuống 2,00, tương ứng với giảm 12,28%. Điều này có nghĩa là với 1 đồng tài sản thì

trong năm 2012 tạo ra được 2,28 đồng doanh thu thuần còn trong năm 2013 chỉ tạo ra được 2 đồng doanh thu thuần. Mức biến động này không lớn, tuy nhiên khi phân tách ra một số loại tài sản cụ thể thì sẽ có biến động đáng kể hơn. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2012 là 21,94 giảm 24,58% so với năm 2011. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2013 là 26,37 tăng 20,19% so với năm 2012, còn hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 2012 là 2,76 giảm 0,12 tương đương mức 4,17% so với năm 2011. Năm 2013 là 2,22 giảm 0,54 tương đương 19,572% so với năm 2012. Nguyên nhân của điều này là do mặc dù tài sản cố định trong năm 2012 và 2013 có suy giảm nhưng doanh thu thuần của năm vẫn tăng cụ thể năm 2012 tăng 6,81% và năm 2013 tăng 3,03%, còn tài sản ngắn hạn tăng với tốc độ lớn năm 2012 tăng 29,26%, năm 2013 tăng 27,50% trong khi doanh thu thuần lại tăng ít. Từ đó có thể thấy trong năm này Công ty sử dụng tài sản cố định hiệu quả hơn vốn lưu động trong việc tạo ra doanh thu.

Tỷ suất lợi nhuận ròng của Công ty trong năm 2012 giảm so với năm 2011 từ 0,023 xuống 0,022 tương ứng với mức giảm 4,34%. Có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu thì trong năm 2011 tạo ra được 0,023 đồng lợi nhuận ròng còn trong năm 2012 chỉ tạo ra được 0,022 đồng lợi nhuận ròng. Nguyên nhân do doanh thu thuần năm 2012 là 66.019 triệu đồng tăng 6,81% so với năm 2011, lợi nhuận sau thuế năm 2012 là 1.477 triệu đồng tăng 2,37% so với năm 2011. Năm 2013 đã tăng so với năm 2012 từ 0,022 lên 0,023 , tương ứng với mức tăng 4,55%. Điều này có nghĩa là với 1 đồng doanh thu thì trong năm 2012 tạo ra được 0,022 đồng lợi nhuận ròng, còn trong năm 2013 thì tạo ra được 0,023 đồng lợi nhuận ròng. Vì lợi nhuận sau thuế năm 2013 tăng 7,62% so với năm 2012 bên cạnh đó doanh thu thuần năm 2013 chỉ tăng có 3,03% so với năm 2012. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi ngược lại tỷ số mang giá trị âm thì Công ty kinh doanh thua lỗ. Tỷ số này cang lớn thì lãi càng lớn.

Suất sinh lời tổng tài sản (ROA): Là chỉ tiêu tài chính đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Ngoài việc so sánh lợi nhuận với doanh thu để thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp, thì ta còn so sánh với tổng tài sản để xem tổng tài sản khi bỏ đầu tư một đồng vốn vào tài sản thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ suất sinh lời tổng tài sản của doanh nghiệp giảm dần qua các năm. Cụ thể, trong năm 2012 giảm so với năm 2011 từ 0,057 xuống 0,051 tương ứng giảm 10,53%. Điều này có nghĩa là với 1 đồng tài sản thì trong năm 2011 tạo ra được 0,057 đồng lợi nhuận ròng còn trong năm 2012 chỉ tạo ra được 0,051 đồng lợi nhuận ròng. Vì lợi nhuận sau thuế năm 2012 là 1.477 triệu đồng chỉ tăng 2,37% so với năm 2011 mà trong khi đó thì tổng tài sản năm 2012 tăng 11,27% so với năm 2011. Năm 2013 đã giảm so với năm 2012 từ 0,051 xuống 0,047, tương ứng với mức giảm 7,84%. Điều này có nghĩa là với 1 đồng tài sản thì trong năm 2012 tạo ra được 0,051 đồng lợi nhuận ròng, còn trong năm 2013 thì tạo ra được 0,047

57

đồng lợi nhuận ròng. Vì lợi nhuận sau thuế năm 2013 chỉ tăng 7,62% so với năm 2012 trong khi đó tổng tài sản năm 2013 tăng 23,23% so với năm 2011.

Suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE): Là chỉ tiêu tài chính quan trọng đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn. Từ bảng số liệu ta thấy giai đoạn từ năm 2011- 2013, tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu có sự tăng giảm liên tục qua các năm. Cụ thể, trong năm 2012 giảm so với năm 2011 từ 0,123 xuống 0,089 tương ứng mức 27,64%. Điều này có nghĩa là với 1 đồng vốn chủ sở hữu thì trong năm 2011 tạo ra được 0,123 đồng lợi nhuận ròng còn trong năm 2012 chỉ tạo ra được 0,089 đồng lợi nhuận ròng. Vì lợi nhuận sau thuế năm 2012 là 1.477 triệu đồng chỉ tăng 2,37% so với năm 2011 mà trong khi đó vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng 9,2% so với năm 2011. Năm 2013 đã tăng so với năm 2012 từ 0,089 lên 0,093, tương ứng với mức giảm 4,49%. Điều này có nghĩa là với 1 đồng vốn chủ sở hữu thì trong năm 2012 tạo ra được 0,089 đồng lợi nhuận ròng, còn trong năm 2013 chỉ tạo ra được 0,093 đồng lợi nhuận ròng. Vì lợi nhuận sau thuế năm 2013 tăng 7,62% so với năm 2012 trong khi đó vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiên Xứng (Trang 51)