TỔNG HỢP CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH TRONG PHÁT HIỆN KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH - BẰNG CHỨNG TỪ CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 63)

4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.1.TỔNG HỢP CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong phần 4 của bài nghiên cứu đã thảo luận về nội dung, kết quả của các vấn đề trong câu hỏi nghiên cứu đê cập trong phần 1. Câu hỏi nghiên cứu được trình bày lại như sau:

Thông tin báo cáo tài chính có thể được sử dụng để phân biệt giữa nguy cơ phá

sản và không phá sản các công ty Việt Nam trong điều kiện hoàn cảnh kinh tế

bình thường không?

Câu hỏi nghiên cứu việc liệu dữ liệu báo cáo tài chính có thể được sử dụng để phân loại các công ty có khả năng phá sản và không phá sản ở Việt Nam trong những năm gần đây. Sự phát triển của các câu hỏi đã được thúc đẩy bởi một thực tế là sự kết hợp của chỉ tiêu tài chính và tỷ lệ phi tài chính đã thu hút sự chú ý trong nghiên cứu gần đây về mô hình dự báo phá sản.

Như đã trình bày trong phần 3, các công ty phá sản và các công ty không phá sản được kết hợp theo cặp với điều kiện phù bởi ngành công nghiệp, quy mô tài sản. 15 chỉ số được sử dụng trong hai biện pháp truyền thống được lựa chọn dựa trên tính hữu dụng của nó trong nghiên cứu trước đây. Ngoài ra, 23 tỷ số đã được sử dụng trong mô hình MDA. Tỷ lệ đại diện cho bốn đặc điểm tài chính có ý nghĩa của các đơn vị kinh doanh. Chúng bao gồm thanh khoản, đòn bẩy tài chính, khả năng sử dụng tài sản và các chỉ số lợi nhuận. Thống kê mô tả và suy luận đã được thảo luận trong phần 4, được sử dụng để đạt được cái nhìn sâu sắc vào những đặc điểm sơ bộ của các hiện tượng được nghiên cứu.

Với phương pháp MDA, tỷ lệ phân loại chính xác các công ty phá sản là 70%, phương pháp phân tích tỷ lệ và phân tích xu hướng cho ra lần lượt là kết quả là 58% và 68%, phương pháp mô hình logit là 88,9%. Dựa trên kết quả, nó là hợp lý để kết

luận rằng báo cáo tài chính có thể được sử dụng để xác định các công ty kiệt quệ tài chính trong bối cảnh Việt Nam trong thời hạn quy định.

Để cung cấp một góc nhìn chéo trong việc kiểm định khả năng của các chỉ tiêu tài chính trong báo hiệu kiệt quệ, nghiên cứu này sử dụng mô hình logit dựa trên như một thước đo chuẩn. Một số chi tiết kỹ thuật của mô hình logit được ước tính dựa trên một số giả định. Về mức độ chấp nhận của các mô hình ước tính trong nghiên cứu này, tỷ lệ phân loại chính xác của mô hình là 88,9%.

Theo kết quả trên, có thể suy ra rằng dữ liệu báo cáo tài chính có thể được sử dụng để phân loại các công ty có khả năng phá sản và không phá sản trong bối cảnh Việt Nam trong những năm gần đây. Điều này giúp giải thích tại sao tỷ lệ tài chính đã được sử dụng chủ yếu trong xây dựng mô hình dự báo phá sản trong nghiên cứu trước đây.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH TRONG PHÁT HIỆN KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH - BẰNG CHỨNG TỪ CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 63)