4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. KẾT QUẢ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỶ LỆ SO SÁNH
Phương pháp phân tích này cho phép nhà nghiên cứu có thể xác định được điểm mạnh và điểm yếu của tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp thông qua việc so sánh các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp đó với đối tác của mình. Nhìn chung, phương pháp này cũng có những thiếu sót do việc ảnh hưởng của các yếu tố ngành nghề, khu vực, thời gian và cả quy mô công ty. Phân tích này sẽ có ý nghĩa hơn nếu những tác động này được ngoại trừ (Brigham & Ehrhardt 2008). Cũng theo Beaver (1966) đã chứng minh rằng các yếu tố này có thể được loại bỏ bằng cách sử dụng kỹ thuật phân tích theo cặp, và kỹ thuật này cũng được người viết sử dụng trong bài nghiên cứu này.
Phần này thể hiện sức mạnh dự đoán kiệt quệ tài chính của các tỷ số tài chính thông qua phương pháp so sánh tỷ lệ. Các tỷ lệ tài chính của công ty phá sản sẽ được so sánh với công ty đối tác không phá sản của nó trong giai đoạn điều tra. Trong phân tích này, tỷ lệ phân loại chính xác được thể hiện khi có hơn một nửa các tỷ lệ cho mỗi cặp chỉ ra công ty phá sản hoặc không phá sản. 15 tỷ lệ tài chính đại diện cho khả năng tiên đoán của báo cáo tài chính đã được thu thập và tính toán. Kết quả của việc phân tích các chỉ số tài chính cho các công ty phá sản được thể hiện trong bảng 4.9 sau:
Bảng 4.9: Kết quả phân loại của phương pháp phân tích tỷ lệ cho các công ty phá sản tại Việt Nam
Công ty Năm tiến tới phá sản
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
TRI CAD DCC VKP BAS FPC VSP VMG VTA CIC FBT GFC HBD NTB SD8 SDJ SHC STL VCH
Màu xanh: Phân loại chính xác Màu đỏ: Phân loại không chính xác
Một công ty được phân loại chính xác của một công ty phá sản khi năm đó có hơn một nửa các tỷ số tài chính của nó yếu hơn so với công ty không phá sản kết hợp với nó và sự phân loại chính xác này được thể hiện ở ô màu xanh lá cây. Bảng 5.3 trình bày kết quả của phương pháp phân tích tỷ lệ cho các công ty phá sản. Trong số 19 công ty phá sản, có 11 công ty (TRI, CAD, BAS, FPC, VTA, FBT, GFC, HBD, NTB, STL, VCH) được phân loại chính xác trong toàn bộ thời gian nghiên cứu.
Như vật, kết quả phân loại chính xác theo phương pháp này là 58% (11 trong số 19 công ty phá sản).
Do phương pháp này so sánh các cặp tỷ lệ giữa công ty phá sản và công ty không phá sản. Nên kết quả áp dụng phương pháp này đối với các công ty không phá sản cũng giống như công ty phá sản và được thể hiện như bảng dưới đây:
Bảng 4.10: Kết quả phân loại của phương pháp phân tích tỷ lệ cho các công ty
không phá sản tại Việt Nam
Công ty Năm tiến tới phá sản
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
SCD ICF S55 TPP SJ1 BCE VIP SFC LBM C92 AAM ACL DPC NBB DLR DIH PRC PDR TIG
Màu xanh: Phân loại chính xác Màu đỏ: Phân loại không chính xác
Như vậy, kết quả phân loại chính xác theo phương pháp phân tích tỷ lệ so sánh đối với các công ty không phá sản cũng sẽ là 58% (11 trong số 19 công ty không phá sản).