3. PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Như đã nói ở phần phần 1, bài nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá khả năng tiên đoán của các tỷ số tài chính trong việc phát hiện dấu hiệu kiệt quệ tài chính (chứ không phải để tìm ra phương pháp tốt nhất dự đoán phá sản doanh nghiệp). Phương pháp phân tích được sử dụng trong bài nghiên cứu này được áp dụng từ các nghiên cứu trước đó của Beaver (1966) và Blum (1974) trong việc sử dụng phương pháp so sánh tỷ lệ, phân tích tỷ lệ xu hướng và sử dụng mô hình phân tích đa biệt thức để phân loại công ty lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính và công ty hoạt động ổn định. Thêm nữa, mô hình logit cũng được sử dụng. Chi tiết các tiêu chí sẽ được thảo luận như sau:
Phương pháp tỷ lệ so sánh và phân tích tỷ lệ xu hướng
Liên quan đến hai phương pháp này, các tỷ lệ tài chính sử dụng được phân chia thành bốn khu vực: các chỉ số thanh khoản, các chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản, các chỉ số lợi nhuận và cuối cùng là các chỉ số đòn bẩy tài chính. Các chỉ số này được quy định cụ thể như sau:
Các chỉ số thanh khoản: Nhóm này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Do đó các công ty có tỷ lệ thanh khoản cao sẽ ít có khả năng bị ảnh hưởng của kiệt quệ tài chính. Ba chỉ số tài chính thường được dùng trong nhóm này là:
• Tỷ số thanh khoản hiện thời: Tỷ số này được tính bằng cách lấy giá trị tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn. Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán.
• Tỷ số thanh khoản nhanh: Tỷ số này nhằm đo khả năng huy động tài sản
lưu động của một doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này. Tỷ số này được tính bằng loại trừ hàng tồn kho ra khỏi tài sản ngắn hạn sau đó chia cho nợ ngắn hạn.
• Vốn luân chuyển/Tổng tài sản: Tỷ số này là một trong bốn tỷ số được sử dụng trong mô hình EMS của Atlman. Tỷ số này so sánh tài sản ngắn hạn ròng với tổng tài sản. Vốn luân chuyển được tính bằng tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn.
Các chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản: Các tỷ số này đo lường khả năng sử dụng hiệu quả tài sản. Các tỷ lệ trong nhóm này sẽ trả lời cho câu hỏi: Một công ty quản lý tài sản của mình hiệu quả như thế nào? Các tỷ lệ được sử dụng trong nhóm này là:
• Tỷ số doanh thu trên tài sản: Tỷ số này được tính bằng cách lấy doanh thu chia cho tổng tài sản. Tỷ số thể hiện mối quan hệ giữa tổng doanh thu với quy mô doanh nghiệp. Tỷ số này tăng dần theo thời gian được coi là công ty có một kết quả khả quan.
• Tỷ số hoạt động: Tỷ số này được tính bằng tổng chi phí hoạt động trên doanh thu. Nó đo lường hiệu quả sử dụng chi phí hoạt động. Việc giảm tỷ số này chỉ ra rằng công ty đã quản lý hiệu quả chi phí trong hoạt động kinh doanh của mình.
• Tỷ số vòng quay hàng tồn kho: Tỷ số này được tính bằng doanh thu chia
cho hàng tồn kho. Nó thể hiện tốc độ quay vòng của hàng tồn kho là nhanh hay chậm. Tỷ số này là quan trọng vì nếu vòng quay của hàng tồn kho nhanh thì lợi nhuận cũng sẽ tăng theo.
Các chỉ số đòn bẩy tài chính: Các tỷ số này để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, đòn bẩy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Các tỷ lệ trong nhóm này là:
• Tỷ số nợ trên tổng tài sản: Tỷ số này được tính bằng cách lấy tổng nợ phải trả trên tổng tài sản. Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của
doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao.
• Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E): Tỷ số này được tính bằng cách lấy
tổng nợ phải trả chia cho tổng vốn chủ sở hữu. Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp.
• Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay: Tỷ lệ này được tính bằng cách chia lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) cho lãi vay. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty.
Các chỉ số lợi nhuận: Nhóm các chỉ số đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty. Các tỷ lệ thu hút sự chú ý của các bên liên quan bởi vì tiền kiếm được từ lợi nhuận có thể được tái đầu tư vào một công ty trong thời gian tới, chi trả cổ tức cho các cổ đông, và được sử dụng để trả hết tiền cho vay của các chủ nợ. Do đó, giá trị cao hơn của tỷ suất lợi nhuận có thể sẽ được kết hợp với khả năng thấp hơn của kiệt quệ tài chính. Các chỉ số này bao gồm:
• Tỷ lệ lãi EBIT: Tỷ lệ lãi EBIT được tính bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia cho doanh thu. Tỷ lệ lãi EBIT cho biết khả năng sinh lời trước chi phí lãi vay và chi phí thuế.
• Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần: Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS) được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho doanh thu thuần. Tỷ suất này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao.
• Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA): là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tài sản của nó. ROA được tính
bằng cách lấy thu nhập ròng chia cho tổng tài sản. ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời.
• Tỷ số EBIT trên tổng tài sản: Tỷ số này được tính bằng cách lấy EBIT chia cho tổng tài sản. Đây là một trong bốn chỉ số trong mô hình EMS.
• Tỷ số sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE): Tỷ số này được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng chia cho vốn cổ phần. Tỷ số này quan trọng nhất đối với các cổ đông vì nó đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.
• Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản: Là một trong bốn chỉ số của mô hình EMS. Tỷ lệ này đo lường mức độ của một công ty sử dụng các quỹ nội bộ tích lũy từ hoạt động kinh doanh (vốn ít rủi ro).
Bảng 3.2: Các tỷ số sử dụng trong phương pháp phân tích tỷ lệ và phân tích tỷ lệ xu hướng Tên nhóm chỉ số (N=4) Chỉ số tài chính (N=16) Cách tính Các chỉ số thanh khoản
Tỷ số thanh khoản hiện thời Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh khoản nhanh Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho/Nợ ngắn hạn Vốn luân chuyển/Tổng tài sản Vốn luân chuyển/Tổng tài
sản Các chỉ số hiệu
quả sử dụng tài sản
Tỷ số doanh thu trên tài sản Doanh thu/Tổng tài sản
Tỷ số hoạt động Tổng chi phí/Doanh thu
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho Doanh thu/Hàng tồn kho
Các chỉ số đòn bẩy tài chính
Tỷ số nợ trên tổng tài sản Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E):
Tổng nợ phải trả/Tổng vốn chủ sở hữu
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay EBIT/Lãi vay
Các chỉ số lợi nhuận
Tỷ lệ lãi EBIT EBIT/Doanh thu
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần
Lợi nhuận ròng/Doanh thu Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản
(ROA):
Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản
Tỷ số EBIT trên tổng tài sản EBIT/Tổng tài sản Tỷ số sinh lợi trên vốn cổ phần
(ROE):
Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu
Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản
Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản
Kỹ thuật phân tích đa biệt thức (MDA)
Kỹ thuật MDA xác định 1 tập hợp các hệ số khác biệt và biến các biến riêng lẻ thành một chỉ số khác biệt hay còn gọi là giá trị Z, sau đó giá trị Z này được dùng để phân loại các mục tiêu. Trong đề tài nghiên cứu này, 2 nhóm mục tiêu nghiên cứu là các công ty phá sản và công ty không phá sản. Mô hình được phát triển từ kỹ thuật MDA như sau:
Z = β1x1 + β2x2 + … + βnxn Trong đó:
– Z là chỉ số toàn diện;
– β1, β2, …, βn là hệ số khác biệt; – x1, x2,…, xn, là biến độc lập.
Chỉ số khác biệt Z là giá trị biệt thức dự báo khả năng phá sản của công ty ở năm t. Trong nghiên cứu này, chỉ số Z nhận giá trị “1” hoặc “2”, giá trị “1” được gán cho DN bị phá sản và giá trị “2” được gán cho DN không phá sản.
Bài nghiên cứu sử dụng 23 tỷ số tài chính như những biến độc lập được chia thành 4 nhóm biến, bao gồm: nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính gồm 9 tỷ số đo lường khả năng trả nợ của các công ty, nhóm chỉ số thanh khoản gồm 3 tỷ số đo lường khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty, nhóm chỉ số khả năng sinh lời gồm 7 tỷ số đo lường khả năng chi trả tất cả các khoản chi phí và tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và đầu tư của DN, nhóm chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản gồm 4 tỷ số đo lường khả năng sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận của DN.
Phân tích tỷ lệ so sánh
Kỹ thuật này là một trong những kỹ thuật thường được sử dụng nhất để phân tích báo cáo tài chính. Phân tích này có thể được sử dụng trong một công ty hoặc giữa các công ty. Từ quan điểm trong nội bộ công ty, nó cho phép các nhà nghiên cứu để
kiểm tra các điều kiện kinh tế của một thực thể kinh doanh. Ví dụ, nó chỉ ra cho dù một công ty có đủ tiền mặt để thanh toán nghĩa vụ hiện tại và hoặc trái phiếu dài hạn, cho dù một công ty quản lý có hiệu quả nguồn lực của mình, hay là một công ty là một nhà sản xuất lợi nhuận hoặc người bị mất, và liệu các cổ đông được hay mất từ đầu tư của họ. Mặt khác, từ quan điểm giữa các công ty, phân tích chỉ ra việc một công ty hoạt động tốt hơn hoặc tồi tệ hơn đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành. Nói đơn giản, phân tích giữa các công ty cung cấp thông tin liên quan đến vị thế cạnh tranh tương đối của hai hoặc nhiều công ty. Khi làm như vậy, những điểm mạnh và điểm yếu của tình hình tài chính của công ty được xác định bằng cách so sánh chỉ tiêu tài chính của công ty với những công ty cùng ngành.
Có 15 chỉ tiêu được lựa chọn để so sánh giữa công ty phá sản và một công ty không phá sản trong giai đoạn điều tra.
Phân tích tỷ lệ xu hướng
Cũng như phân tích tỷ lệ so sánh, phương pháp này cũng được sử dụng rộng rãi để phân tích báo cáo tài chính. Kỹ thuật này đã được sử dụng trong nghiên cứu Blum (1974) trong một bối cảnh phương Tây. Tuy nhiên, chưa có bài nghiên cứu nào dùng nó để dự đoán kiệt quệ tài chính ở Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu này có cơ hội khám phá phân tích tỷ lệ xu hướng như một công cụ phân tích cho tín hiệu kiệt quệ tài chính. Như phân tích tỷ lệ so sánh, tỷ lệ xu hướng của một công ty được so sánh với những tỷ lệ tương ứng của công ty cùng ngành tương tự.
Phương pháp mô hình Logit
Với mô hình Logit, thông tin cần thu thập về biến phụ thuộc là một sự kiện nào đó có xảy ra hay không, biến phụ thuộc Y lúc này có hai giá trị 0 và 1, với 0 là không có sự kiện, với 1 là có xảy ra.
Hình 3.1: Xác suất xảy ra một sự kiện quan tâm
Pr(Y = 1)
Pr(Y = 0) V
Lưu ý:
Pr (Y=1) = Xác suất xuất hiện của một sự kiện quan tâm Pr (Y =0) = Xác suất không xảy ra của một sự kiện quan tâm V = Biến giải thích
Với bài nghiên cứu này, sự kiện Y=0 là doanh nghiệp bị phá sản và Y=1 là doanh nghiệp không phá sản. Biến giải thích V=f(x) được diễn giải như sau:
V=βXi+ εi
Phương trình của mô hình logit được viết như sau:
𝐹(𝑡) = 𝑒𝑡
1 +𝑒𝑡
Phương trình cuối của mô hình Logit được diễn tả như sau: P(Y=1)= 𝑒𝛽𝑥𝑖
1+𝑒𝛽𝑥𝑖
Một vài biến tài chính của các công ty niêm yết sẽ được lựa chọn để nghiên cứu kiệt quệ tài chính. Bài nghiên cứu này người viết sử dụng 18 biến tỷ số tài chính để sử dụng trong mô hình dự báo. Các biến được sử dụng trong mô hình được thể hiện trong phụ lục 2.
Giả thiết:
Có mối liên hệ mật thiết giữa các tỷ số tài chính với phát hiện phá sản của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt nam.