THẢO LUẬN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU DỰ BÁO PHÁ SẢN DOANH

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH TRONG PHÁT HIỆN KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH - BẰNG CHỨNG TỪ CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 25)

2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.3.THẢO LUẬN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU DỰ BÁO PHÁ SẢN DOANH

NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ HẠN CHẾ CỦA CÁC NGHIÊN CỨU NÀY

Các nghiên cứu của các tác giả nêu ở mục 2.2 đều nhằm mục đích tìm ra mô hình dự báo phá sản DN. Các tác giả này đều sử dụng kỹ thuật phân tích các tỷ số tài chính để dự báo tình trạng phá sản của một DN. Ở mỗi nghiên cứu, các tác giả sử dụng nhiều tỷ số tài chính khác nhau để đưa vào phân tích nhưng tựu trung lại các tỷ số tài chính này đều đại diện cho 4 khía cạnh tài chính quan trọng của doanh nghiệp là tính thanh khoản, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lợi và hiệu quả sử dụng tài sản. Theo đó:

– Các tỷ số đo lường tính thanh khoản được tính toán và sử dụng để quyết định xem liệu một doanh nghiệp nào đó có khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả ngắn hạn hay không? Chỉ số này càng thấp ám chỉ DN sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.

– Các tỷ số đòn bẩy tài chính sẽ đo lường mức độ nợ, khả năng trả nợ của DN. Các tỷ số này để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược

lại, đòn bẩy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu.

– Các tỷ số đo lường khả năng sinh lợi cho thấy khả năng của một DN có thể chi trả tất cả các khoản chi phí và tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và đầu tư của mình. Các tỷ lệ này thu hút sự chú ý của các bên liên quan bởi vì tiền kiếm được từ lợi nhuận có thể được tái đầu tư vào một công ty trong thời gian tới, chi trả cổ tức cho các cổ đông, và được sử dụng để trả hết tiền cho vay của các chủ nợ. Do đó, giá trị cao hơn của tỷ suất lợi nhuận có thể sẽ được kết hợp với khả năng thấp hơn của kiệt quệ tài chính. Các DN không thể tạo ra lợi nhuận cùng với những khoản lỗ tích lũy sẽ dẫn đến phá sản.

– Các tỷ số đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cho thấy DN sử dụng tài sản hiệu quả hay có hiệu suất cao sẽ dễ tạo ra lợi nhuận và vì vậy nguy cơ phá sản sẽ thấp.

Kết quả nghiên cứu của các tác giả cũng khác nhau do sự khác biệt về mẫu nghiên cứu ở các nền kinh tế khác nhau trong từng giai đoạn nghiên cứu khác nhau và phương pháp nghiên cứu khác nhau, phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đều cho chúng ta thấy rằng có thể phát hiện được các dấu hiệu phá sản của DN từ các mô hình dự báo. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các nghiên cứu của các tác giả này cũng có những hạn chế sau:

1) Hầu hết các nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực này được tiến hành ở các nước phương Tây như Mỹ và, mặc dù ngoài các nghiên cứu được đề cập trong luận án, chỉ có một số ít các nghiên cứu thực nghiệm nhỏ đã được tiến hành tại các thị trường mới nổi như Việt Nam.

2) Cho đến nay, rất ít nghiên cứu thực nghiệm đã được tập trung vào điều tra khả năng các thông tin báo cáo tài chính để xác định phá sản và không phá sản trong các công ty Việt Nam.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH TRONG PHÁT HIỆN KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH - BẰNG CHỨNG TỪ CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 25)