Phƣơng pháp phân tích, chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp đang đƣợc áp dụng tại các NHTM nhƣ đã trình bày ở phần trên đã học tập kinh nghiệm của một số nƣớc và áp dần theo thông lệ chung của quốc tế, các bƣớc tiến hành phân tích, xếp hạng đầy đủ theo một quy trình tƣơng đối phổ biến. Các chỉ tiêu phân tích tƣơng đối gọn, cách cho điểm khoa học, có căn cứ lý thuyết và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam còn đang có nhiều khó khăn trong khâu thu thập và xử lý thông tin.
Một số tồn tại:
- Hiện nay việc phân loại ngành kinh tế hoạt động của doanh nghiệp tại các NHTM chƣa thống nhất, mỗi một ngân hàng đang tự xây dựng hệ thống ngành riêng. Cách phân ngành kinh tế đang áp dụng tại các ngân hàng là chƣa phù hợp và chƣa sát với hoạt động thực tiễn đang diễn ra sôi động trong nền kinh tế thị trƣờng. Chƣa NHTM nào có sản phẩm theo ngành kinh tế chuẩn nhƣ:
+ Bộ chỉ số trung bình ngành;
+ Chỉ số phát triển ngành (tốc độ tăng trƣởng ngành) kinh tế; + Cơ cấu các doanh nghiệp đã xếp hạng theo ngành kinh tế;
87
+ Xu hƣớng dòng vốn đầu tƣ vào ngành;
+ Cấp độ phát triển doanh nghiệp theo ngành: Hạng tín dụng, quy mô , tuổi doanh nghiệp, lợi nhuận, xuất nhập khẩu,…
+ Phân bố loại hình doanh nghiệp theo ngành….
- Việc xếp hạng tín dụng tại các NHTM hiện nay chƣa bám sát các hƣớng dẫn. Theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN có đƣa ra yêu cầu đối với các NHTM về việc xây dựng hệ thống XHTD nội bộ, tuy nhiên các NHTM hiện nay thực hiện chƣa bám sát hƣớng dẫn, cụ thể từ thực trạng hoạt động cho thấy các NHTM phân loại doanh nghiệp theo ngành kinh tế chƣa áp dụng theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ. Về phân loại doanh nghiệp theo quy mô, các ngân hàng xác định dựa theo tiêu chí nộp ngân sách nhà nƣớc và mức điểm số tổng hợp theo từng tiêu thức là chƣa theo hƣớng dẫn. Phần tổng hợp tỉ trọng điểm trƣớc khi ra hạng cuối cùng đối với doanh nghiệp, các ngân hàng tính điểm với các chỉ tiêu phi tài chính cao hơn chỉ tiêu tài chính. Từ tồn tại đó cho thấy các ngân hàng vẫn đang xây dựng hệ thống XHTD nội bộ theo khẩu vị rủi ro riêng, điều này đã dẫn đến những bất cập trong việc so sánh, đánh giá cùng một đối tƣợng khách hàng, nhƣng lại có kết quả khác nhau.
- Phƣơng pháp xếp hạng nhƣ các ngân hàng đang áp dụng hiện nay đối với CIC, với tƣ cách là một cơ quan thông tin tín dụng là chấp nhận đƣợc, nhƣng phƣơng pháp này áp dụng cho các NHTM thì lại không phù hợp vì việc xếp loại chủ yếu dựa vào các yếu tố tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp mà hoàn toàn chƣa đề cập đến khoản vay, đến mức độ rủi ro của khoản vay và khả năng thất thoát khi vỡ nợ.
- Hạ tầng công nghệ thông tin và đội ngũ nhân sự trong XHTD nội bộ tại các NHTM chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Hệ thống xếp hạng theo thông lệ quốc tế đòi hỏi sự đồng bộ về hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu,
88
bên cạnh đó việc triển khai hệ thống XHTD nội bộ cần đòi hỏi đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm, đặc biệt các chuyên gia về xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng. Đây là khó khăn cản trở việc xây dựng và ứng dụng các hệ thống XHTD nội bộ theo chuẩn quốc tế.
- Hiện nay các ngân hàng chƣa có hệ thống cơ sở dữ liệu rêng, đáng tin cậy và đầy đủ. Chất lƣợng thông tin đầu vào là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lƣợng của sản phẩm xếp hạng, nhƣng thực tế thông tin thiếu minh bạch, thiếu tin cậy diễn ra rất phổ biến ở mọi lĩnh vực. Thông tin tài chính ngân hàng sử dụng trong XHTD phần lớn các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chƣa đƣợc kiểm toán, với thông tin phi tài chính ngân hàng thu thập là các thông tin nội bộ dựa theo yếu tố chủ quan của ngân hàng, điều này làm ảnh hƣởng không nhỏ đến việc xây dựng hệ thống XHTD nội bộ và kết quả của sản phẩm xếp hạng đầu ra.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở phƣơng pháp nghiên cứu XHTD nội bộ đã đƣợc trình bày tại chƣơng 2. Chƣơng 3 đã nêu đƣợc thực trạng hoạt động XHTD nội bộ tại các NHTM hiện nay và việc đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp của các cơ quan ngoài ngành, qua đó tìm ra những tồn tại và giới hạn để đề ra những giải pháp thực hiện có hiệu quả hơn sẽ đƣợc đề cập cụ thể tại chƣơng sau.
89
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
HIỆN NAY