Cách xếp hạng của Moody's và Standar & Poor

Một phần của tài liệu Luận văn ThS Hoàn thiện xếp hạng tín dụng nội bộ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay Luận văn ThS (Trang 55)

Bảng 1.3. Bảng ký hiệu XHTD cho nợ dài hạn (nợ trên 1 năm)

Moody’s S&P Diễn giải

Aaa

Aa

AAA

AA

Chứng khoán có chất lƣợng cao nhất (độ rủi ro thấp nhất) khả năng trả nợ mạnh nhất.

Chứng khoán có chất lƣợng cao, mức độ rủi ro thấp, khả năng trả nợ cao.

45

A

Baa

A

BBB

Chứng khoán đạt trên mức trung bình về các nhân tố bảo đảm khả năng trả nợ, tuy chƣa thật chắc chắn nhƣng vẫn có độ tin cậy cao.

Chứng khoán có mức độ an toàn và rủi ro trung bình; khả năng trả nợ gốc và lãi hiện thời không thật chắc chắn nhƣng không có dấu hiệu nguy hiểm. Chứng khoán loại này bắt đầu có tính đầu cơ hơn là tính đầu tƣ.

Ba B Caa Ca C BB B CCC CC C D

Chứng khoán mang tính đầu cơ, tƣơng lai khó xác định, khả năng trả nợ gốc và lãi không thật chắc chắn và an toàn nhƣ loại Baa (BBB)

Chứng khoán loại này thiếu sự hấp dẫn cho đầu tƣ. Sự bảo đảm về hoàn trả gốc và lãi trong tƣơng lai là rất nhỏ, tính đầu cơ rất cao.

Khả năng trả nợ thấp, dễ bị vỡ nợ Mức đầu cơ cao nhất, thƣờng bị vỡ nợ Đối với Moody’s đây là XHTD thấp nhất XHTD thấp nhất của Standard and Poor’s.

Hai mức XHTD đạt C & D thể hiện nhà phát hành đang trong tình trạng sắp sửa phá sản

Mức XHTD từ Baa trở lên là mức đầu tƣ rủi ro thấp Mức XHTD từ Ba trở xuống là mức đầu tƣ rủi ro cao

(Nguồn: Website Moody's và Standar & Poor)

Các ký hiệu của bảng XHTD

Do bảng ký hiệu XHTD của John Moody đƣợc thiết lập từ 3 chữ cái A, B, C rất đơn giản và tiện lợi nên hiện nay bảng ký hiệu XHTD của ông đã đƣợc tất cả các công ty XHTD trên thế giới sử dụng nhƣ một chuẩn mực để xây dựng bảng ký hiệu cho công ty mình. Tuy nhiên, lúc đầu mới chỉ tiến

46

hành XHTD cho các công cụ nợ dài hạn, ngày nay bảng XHTD đƣợc mở rộng cho cả các công cụ nợ ngắn hạn.

Quy trình XHTD

Việc XHTD đƣợc tiến hành theo 3 giai đoạn nhƣ sau:

Giai đoạn 1: Thu thập các thông tin về nhà phát hành thông qua nguồn thông tin công khai, nhà phát hành cung cấp (chủ yếu là Bản cáo bạch) và các nguồn thông tin liên quan khác. Các thông tin đƣợc sắp xếp theo hệ thống các chỉ tiêu, bao gồm các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lƣợng.

Giai đoạn 2: Phân tích, đánh giá, ấn định mức độ tín nhiệm cho nhà phát hành. Mức độ XHTD này đƣợc Hội đồng XHTD của công ty xem xét và phê chuẩn thông qua lần cuối. Phƣơng pháp phân tích so sánh các chỉ tiêu của nhà phát hành cần xếp hạng với nhóm các nhà phát hành tƣơng tự khác đã đƣợc xếp hạng.

Giai đoạn 3: Công bố ra công chúng. Sau khi đƣợc Hội đồng XHTD thông qua, kết quả XHTD đƣợc công bố công khai ra công chúng. (Trƣờng hợp nhà phát hành còn kiến nghị thì phải cung cấp cung cấp thêm thông tin để công ty XHTD phân tích, đánh giá và có thể đƣa ra ý kiến XHTD mới, khi XHTD mới này đƣợc hai bên chấp nhận nó sẽ đƣợc công bố ra công chúng; nếu công ty không đồng ý và không muốn có XHTD đó thì kết quả sẽ bị huỷ bỏ).

Bảng 1.4. Ký hiệu XHTD sử dụng cho nợ ngắn hạn

Moody’s S&P Diễn giải

P- 1 A- 1+ Khả năng trả nợ mạnh nhất Thu thập thông tin Phân tích, đánh giá ấn định XHTD tạm thời, Phê chuẩn Công bố ra công chúng

47

A- 1 Khả năng trả nợ mạnh

P- 2 A- 2 Khả năng trả nợ đạt mức trung bình

P- 3 A- 3 Khả năng trả nợ trung bình, hay vừa đủ để đƣợc xếp hạng đầu tƣ

NP B Khả năng trả nợ yếu, mang tính đầu cơ

C Khả năng trả nợ yếu, có dấu hiệu của sự phá sản

D Khả năng trả nợ rất yếu, thể hiện nhà phát hành đang trong nguy cơ bị phá sản.

(Nguồn: Website Moody's và Standar & Poor)

Qua việc nghiên cứu trên cho thấy thực tế có rất nhiều cách phân loại khác nhau, có thể cho điểm từng nhân tố riêng rẽ, có thể cho điểm tổng hợp đƣợc sắp theo số thứ tự hoặc thứ tự A,B,C... Tuy nhiên hiện nay cách phân loại doanh nghiệp theo thứ tự A,B,C...giống nhƣ cách phân loại của Moody’s và Standar &Poor là tƣơng đối phổ biến và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Trên đây là những kinh nghiệm về xếp hạng doanh nghiệp của một số nƣớc trong khu vực và trên thế giới, những tài tiệu tham khảo trên đã góp phần rất đáng kể vào sự thành công của luận văn này. Sẽ là bài học quí giá nếu biết tận dụng, học hỏi những kinh nghiệm đó để vận dụng vào hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam thì sẽ rút ngắn đƣợc chặng đƣờng, chống tụt hậu, nhanh đến đích, nhanh chóng bắt kịp với trình độ công nghệ tiên tiến trên thế giới. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập vào nền kinh tế tri thức.

Một số ghi nhận có tính thông lệ quốc tế, có thể áp dụng vào hoạt động đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp:

Do thực hiện mạnh mẽ chính sách mở cửa trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thông tin và các phƣơng tiện truyền thông nên việc học hỏi tiếp cận các mặt nghiệp vụ ngân hàng, cũng nhƣ học hỏi về việc đánh giá, xếp loại doanh nghiệp có nhiều

48

thuận lợi hơn. Tuy nhiên qua các tài liệu thu thập đƣợc và thực tế cho thấy chỉ có thể dễ hơn đối với những kiến thức công khai, còn các kiến thức ngầm, kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng, kỹ xảo thì lại không dễ dàng tìm kiếm đƣợc. Việc này bắt buộc phải học tập trực tiếp hoặc thông qua các chuyên gia nắm giữ những kiến thức đó. Tuy nhiên qua những kiến thức công khai từ các tài liệu thu thập đƣợc luận văn đã cô đọng lại một số nét lớn, có tính thông lệ, đƣợc áp dụng phổ biến đối với việc đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp nhƣ sau:

Một là, đặc điểm của việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

- Xếp hạng chỉ có giá trị trong 1 khoảng thời gian nhất định, thƣờng là 1 năm

- Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp phải gắn liền với một khoản vay nợ của doanh nghiệp đó.

Hai là, các chỉ tiêu thông tin để đƣa vào phân tích phải bao gồm cả chỉ

tiêu tài chính và phi tài chính.

Ba là, việc đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp đối với một số

chỉ tiêu tài chính phải đƣợc đặt trong môi trƣờng ngành kinh tế và qui mô của doanh nghiệp.

Bốn là, về bảng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp thƣờng chia thành 10

loại đƣợc ký hiệu bằng 3 chữ cái A, B, C, D và đƣợc xếp thứ tự từ cao xuống thấp tùy theo độ tín nhiệm đƣợc đánh giá.

Tóm lại, xuất phát từ thực tế trong hoạt động tín dụng ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro, nó xảy ra nhƣ một tất yếu khách quan, đòi hỏi các NHTM luôn phải tìm tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lƣợng tín dụng, lƣờng trƣớc các rủi ro co thể xảy ra để đảm bảo và hiệu quả trong hoạt động của hệ thống.

49

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 của luận văn đã khái quát đƣợc tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề về cơ sở lý luận của việc đánh giá, xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp. Chƣơng này cũng nêu đƣợc sự cần thiết của XHTD nội bộ xuất phát từ thực tế trong hoạt động tín dụng ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro, nó xảy ra nhƣ một tất yếu khách quan, đòi hỏi các NHTM luôn phải tìm tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lƣợng tín dụng, lƣờng trƣớc các rủi ro co thể xảy ra để đảm bảo và hiệu quả trong hoạt động của hệ thống.

50

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Luận văn ThS Hoàn thiện xếp hạng tín dụng nội bộ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay Luận văn ThS (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)