Tại một số cơ quan quản lý nhà nƣớc và các cơ quan, đơn vị khác đã tiến hành đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp, với nhiều mục đích khác nhau nên chỉ tiêu, phƣơng pháp phân loại cũng khác nhau.
- Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report)
hoạt động trong lĩnh vực báo cáo đánh giá xếp hạng doanh nghiệp, sản phẩm
và dịch vụ, khai thác các hoạt động kinh doanh dựa trên mô hình bảng xếp hạng hàng năm với các sản phẩm VNR500 – Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về Doanh thu, bảng xếp hạng FAST500 – Top 500 Doanh nghiệp tăng trƣởng nhanh nhất Việt Nam, bảng xếp hạng V1000 – Top 1000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
- Công ty Cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Doanh nghiệp Việt Nam (CRV) đƣợc thành lập ngày 05/12/2006 là nhà cung cấp các đánh giá tín nhiệm độc lập, đánh giá rủi ro, nghiên cứu ứng dụng, các dịch vụ đào tạo và tƣ vấn doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Công ty Thông tin Tín nhiệm và Xếp hạng Doanh nghiệp Việt Nam (VietnamCredit) hoạt động về thông tin tín nhiệm tại Việt Nam từ năm 1996. Công ty khởi tạo và đăng ký dịch vụ cung cấp thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiê ̣p tại Viê ̣t Nam theo luật Doanh nghiệp và các luật pháp liên quan.
- Về phân loại theo ngành kinh tế, theo Quyết định số 10/2007/QĐ- TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ, Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam cụ thể gồm 5 cấp:
54
Ngành cấp 1 gồm 21 ngành đƣợc mã hoá theo bảng chữ cái lần lƣợt từ A đến U;
Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành đƣợc mã hoá bằng hai số theo từng ngành cấp 1 tƣơng ứng;
Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành đƣợc mã hoá bằng ba số theo từng ngành cấp 2 tƣơng ứng;
Ngành cấp 4 gồm 437 ngành; mỗi ngành đƣợc mã hoá bằng bốn số theo từng ngành cấp 3 tƣơng ứng;
Ngành cấp 5 gồm 642 ngành; mỗi ngành đƣợc mã hoá bằng năm số theo từng ngành cấp 4 tƣơng ứng.
Bảng 3.1 Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)
Cấp
1 Tên ngành
A NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN B KHAI KHOÁNG
C CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO
D SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN, KHÍ ĐỐT, NƢỚC NÓNG, HƠI NƢỚC VÀ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ
E CUNG CẤP NƢỚC; HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI, NƢỚC THẢI
F XÂY DỰNG
G BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ; SỬA CHỮA Ô TÔ, MÔ TÔ, XE MÁY VÀ XE CÓ ĐỘNG CƠ KHÁC
H VẬN TẢI KHO BÃI
I DỊCH VỤ LƢU TRÖ VÀ ĂN UỐNG J THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
55
K HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG VÀ BẢO HIỂM L HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
M HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ N HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ
O
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC, AN NINH QUỐC PHÕNG; BẢO ĐẢM XÃ HỘI BẮT BUỘC
P GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Q Y TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÖP XÃ HỘI R NGHỆ THUẬT, VUI CHƠI VÀ GIẢI TRÍ S HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KHÁC
T
HOẠT ĐỘNG LÀM THUÊ CÁC CÔNG VIỆC TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH, SẢN XUẤT SẢN PHẨM VẬT CHẤT VÀ DỊCH VỤ TỰ TIÊU DÙNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH
U HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CƠ QUAN QUỐC TẾ 21
Nếu chỉ tính phân tích đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không kể đến khâu xếp loại thì việc phân tích đánh giá diễn ra rất phổ biến, thƣờng xuyên tại các cơ quan quản lý doanh nghiệp, tại các doanh nghiệp và tại các nhà đầu tƣ, các cơ quan nghiên cứu kinh tế. Tài liệu về phân tích đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng rất nhiều, rất đa dạng, phong phú. Tuy vậy, cũng chƣa có một cơ quan chức năng nào đƣa ra một phƣơng pháp cùng với hệ thống chỉ tiêu phân tích thống nhất. Và lại càng thiếu các tài liệu về nghiên cứu thống kê ngành, sản phẩm nhƣ: cơ cấu chí phí giá thành, lợi nhuận bình quân ngành, mức vốn đầu tƣ tối
thiểu, chu kỳ của ngành, chu kỳ sống của sản phẩm... Những cách xếp loại doanh nghiệp nhƣ đã ví dụ ở trên chỉ là dạng mới
56
xếp loại doanh nghiệp (Credit Ratings) là một thuật ngữ mới mẻ ở Việt Nam. Hiện nay đang tồn tại nhiều tên gọi về vấn đề này nhƣ: xếp loại doanh nghiệp, xếp hạng tín nhiệm, xếp hạng tín dụng, định dạng tín dụng.... Thực ra bản chất thì đều giống nhau. Đã có rất nhiều nhà khoa học tham gia, viết nhiều tham luận, đề xuất nhiều giải pháp xếp hạng, tuy nhiên vấn đề cũng mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu và đề xuất có tính định hƣớng, chƣa đi vào chi tiết.
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển hoạt động Đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trong hệ thống ngân hàng
Trƣớc năm 1988, thời kỳ còn ngân hàng một cấp, ngân hàng là một
trong ba cơ quan xét duyệt quyết toán tài chính hàng năm của doanh nghiệp. Thời kỳ này nghiệp vụ phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp rất đƣợc coi trọng trong hoạt động ngân hàng, tuy nhiên thời kỳ này do mang nặng tính bao cấp, kế hoạch hoá tập trung nên việc phân tích cũng vì thế mà thiếu khách quan, hơi thiên về việc xem xét việc thực hiện kế hoạch hiện vật.
Đầu những năm 90, sau khi tách ngân hàng từ một cấp thành ngân
hàng 2 cấp, các NHTM kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng. Để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các NHTM, Thống đốc NHNN đã cho triển khai làm thí điểm để rút kinh nghiệm về hoạt động thông tin tín dụng, đây là cơ sở tiền đề để hình thành hoạt động xếp hạng tín dụng ngân hàng nhƣ hiện nay. Cụ thể: tháng 10/ 1991 thành lập Trung tâm Thông tin phòng ngừa
rủi ro tại Chi nhánh NHNN thành phố Hồ Chí Minh; tháng 9/1992 thành lập Trung tâm Thông tin phòng ngừa rủi ro tại Chi nhánh NHNN thành phố Hà
nội và tháng 10/1992 thành lập Trung tâm Thông tin phòng ngừa rủi ro trực
thuộc Vụ Tín dụng.
Sau quá trình triển khai thí điểm hoạt động thông tin phòng ngừa rủi ro (Gọi tắt là TPR) đạt đƣợc những thành công bƣớc đầu đáng khích lệ, Thống đốc đã cho phép tiếp tục triển khai công tác thông tin phòng ngừa rủi ro rộng khắp trong toàn hệ thống ngân hàng. Đến cuối năm 1994, tất cả các
57
chi nhánh NHNN đã thành lập bộ phận TPR và tại các NHTM QD, hầu hết các NHTM CP cũng đã thành lập bộ phận TPR. Thời kỳ này, hoạt động theo Quy chế về công tác thông tin phòng ngừa rủi ro ban hành theo Quyết định số 140/QĐ-NH14 năm 1993 của Thống đốc NHNN.
Năm 1994, Vụ Tín dụng - NHNN đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa
học thực nghiệm mang tên "Phƣơng pháp phân tích kinh tế và xếp loại doanh nghiệp". Đây là lần đầu tiên trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đƣa ra việc cho điểm và xếp hạng doanh nghiệp, thực sự là một thành công đáng kể của các nhà chính sách ngân hàng trung ƣơng thời kỳ này. Sau khi đề tài nghiên cứu đƣợc nghiệm thu đã đƣợc đƣa vào áp dụng trong thực tế bằng một công văn của Vụ Tín dụng gửi đến tất cả các TCTD, các chi nhánh NHNN để triển khai thực hiện.
Năm 2002, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc đã ban hành Quyết định số
57/2002/QĐ- NHNN về việc cho phép Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Đây là một bƣớc đi mạnh dạn trong việc phát triển các nghiệp vụ ngân hàng theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm tiến tới hội nhập về công nghệ ngân hàng trong khu vực.
Đề tài này đã nghiên cứu khá chi tiết tỷ mỷ đề tài năm 1994, chú trọng đánh giá những thành công và giới hạn để tiếp thu, kế thừa vận dụng, phát triển tiếp tục những thành công, điểm mạnh của đề tài 1994. Cụ thể trong đó có kế thừa một số chỉ tiêu tài chính, chuyển các chỉ tiêu phi tài chính từ tham khảo thành chỉ tiêu chính thức cho việc đánh giá, xếp loại doanh nghiệp, đồng thời kế thừa phƣơng pháp nghiên cứu và cách đặt vấn đề của đề tài đó. CIC đã sử dụng kết hợp cả hai phƣơng pháp đó là phƣơng pháp xếp loại và phƣơng pháp so sánh.
58
Năm 2004, Thống đốc NHNN đã ký ban hành quyết định số 473/QĐ-
NHNN về việc phê duyệt đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp. Đề án này là bƣớc phát triển tiếp theo của đề án năm 2002, trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm từ thực tế và học hỏi kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới để từng bƣớc hoàn thiện qui trình đánh giá, xếp loại tín dụng doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế và phù hợp hơn với thực tiễn của Việt Nam.
Năm 2013, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Thông tƣ 02/2013/TT-
NHNN về việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Cụ thể hệ thống XHTD nội bộ phải đƣợc xây dựng cho ba nhóm đối tƣợng gồm: Khách hàng doanh nghiệp; Tổ chức tín dụng; Khách hàng cá nhân. Tùy theo nhu cầu và đặc điểm của hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, có thể xây dựng hệ thống XHTD nội bộ cho các đối tƣợng khác. [13], [14]Tổng số điểm của khách hàng đƣợc xác định tối đa là 100, đƣợc chia cho bộ chỉ tiêu tài chính và bộ chỉ tiêu phi tài chính theo tỷ trọng nhất định, phân hạng doanh nghiệp thành 9 hạng từ C tới AAA (Phụ lục 3.01 - Chỉ số xếp hạng của DN tại CIC) và phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong đó hệ thống XHTD nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp hay còn gọi là XHTD doanh nghiệp gồm:
Bƣớc 1 - Phân loại khách hàng theo ngành nghề:
Tổ chức tín dụng căn cứ quy định tại Quyết định 10/2007/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 23 tháng 1 năm 2007 về việc Ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, ngành nghề kinh doanh của khách hàng hiện tại và khách hàng mục tiêu để phân loại khách hàng vào các ngành nghề thích hợp. Trƣờng hợp khách hàng kinh doanh đa ngành, tổ chức tín dụng căn cứ vào ngành nghề có doanh thu lớn nhất để phân loại khách hàng vào ngành nghề đó. (Phụ lục 3.02 - Bảng 35 ngành kinh tế của CIC)
59
Tổ chức tín dụng phải xây dựng bộ chỉ tiêu để xác định quy mô của doanh nghiệp theo ngành nghề đã đƣợc phân loại, phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp để chấm điểm khách hàng theo bộ chỉ tiêu tài chính. Tổ chức tín dụng phải thực hiện thống kê cơ sở dữ liệu của tất cả khách hàng có cùng ngành nghề kinh doanh theo 4 (bốn) chỉ tiêu: i) vốn chủ sở hữu; ii) số lƣợng lao động bình quân; iii) doanh thu thuần; và iv) tổng tài sản.
Kết quả số liệu thống kê của mỗi chỉ tiêu đƣợc lập thành khoảng giá trị từ mức nhỏ nhất đến mức cao nhất, đƣợc chia thành 08 (tám) khoảng giá trị. Tƣơng ứng với 08 (tám) khoảng giá trị này là 08 (tám) mức điểm của khách hàng từ 1 đến 8 điểm của chỉ tiêu đó.
Tổng số điểm của khách hàng theo các chỉ tiêu nói trên là cơ sở để phân loại khách hàng theo quy mô nhƣ sau:
Tổng số điểm Quy mô
Từ 22 đến 32 điểm Quy mô lớn
Từ 12 đến 21 điểm Quy mô vừa
Dƣới 11 điểm Quy mô nhỏ
Bƣớc 3 - Phân loại khách hàng theo hình thức sở hữu:
Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại khách hàng theo hình thức sở hữu để chấm điểm đối với bộ chỉ tiêu phi tài chính. Khách hàng đƣợc phân loại thành 3 nhóm nhƣ sau:
- Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN): bao gồm doanh nghiệp 100% vốn thuộc sở hữu Nhà nƣớc; doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh giữa bên
Việt Nam và bên nước ngoài theo quy định của pháp luật (DN Nước ngoài)
- Doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu khác (DN khác): bao gồm các doanh nghiệp không thuộc hai loại hình doanh nghiệp nêu trên.
60
Điểm của khách hàng theo hình thức sở hữu đƣợc chấm theo 05 (năm) chỉ tiêu cấp 1. Mỗi chỉ tiêu cấp 1 chiếm một tỷ trọng chấm điểm nhất định của tổng số tỷ trọng chấm điểm của bộ chỉ tiêu phi tài chính. Tỷ trọng này thay đổi theo loại hình sở hữu.
Ví dụ: Chỉ tiêu cấp 1 Tỷ trọng tính điểm DNNN DN Nƣớc ngoài DN khác
1. Khả năng trả nợ của doanh nghiệp 6% 7% 5%
2. Trình độ quản lý và môi trƣờng nội bộ 15% 10% 15%
3. Quan hệ với tổ chức tín dụng 50% 50% 50%
4. Chỉ tiêu phân tích đánh giá ngành 8% 8% 8%
5. Chỉ tiêu đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp 21% 25% 22%
Tổng số 100% 100% 100%
Bƣớc 4 - Tỷ trọng tính điểm của bộ chỉ tiêu tài chính và bộ chỉ tiêu phi tài chính:
Tỷ trọng tính điểm của bộ chỉ tiêu tài chính và bộ chỉ tiêu phi tài chính nhƣ sau:
Tỷ trọng tính điểm Có báo cáo tài chính
đã kiểm toán
Có báo cáo tài chính chưa kiểm toán
Bộ chỉ tiêu tài chính 35% 30%
61
Bƣớc 5 - Bộ chỉ tiêu tài chính:
Bộ chỉ tiêu tài chính phải có tối thiểu 04 (bốn) chỉ tiêu cấp 1. Mỗi chỉ tiêu cấp 1 chiếm tỷ trọng tính điểm tối thiểu của tổng số tỷ trọng tính điểm của bộ chỉ tiêu tài chính, cụ thể nhƣ sau:
Bảng 3.2.Tỷ trọng tính điểm bộ chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu cấp 1 Tỷ trọng tối thiểu
1. Chỉ tiêu thanh khoản 30%
2. Chỉ tiêu hoạt động 25%
3. Chỉ tiêu tự tài trợ 20%
4. Chi tiêu sinh lời 20%
Trong mỗi chỉ tiêu cấp 1 gồm một số chỉ tiêu cấp 2 mang tính chất định lƣợng:
Chỉ tiêu cấp 2 Tỷ trọng tối thiểu
1.1 Khả năng thanh toán hiện hành 60%
1.2. Khả năng thanh toán nhanh 25%
1.3. Khả năng thanh toán tức thời 10%
2.1. Vòng quay vốn lƣu động 25%
2.2. Vòng quay hàng tồn kho 25%
2.3. Vòng quay các khoản phải thu 30%
2.4. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 15%
3.1. Hệ số nợ so với tài sản 55%
3.2. Hệ số nợ dài hạn so với vốn chủ sở hữu 40%
4.1. Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần 15%
4.2. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần 15% 4.3. Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân 15% 4.4. Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân 35% 4.5. Lợi nhuận trƣớc thuế và Chi phí lãi vay/ Chi
phí lãi vay
62
Bƣớc 6 - Bộ chỉ tiêu phi tài chính:
Bộ chỉ tiêu phi tài chính phải có tối thiểu 05 (năm) chỉ tiêu cấp 1. Mỗi chỉ tiêu cấp 1 chiếm một tỷ trọng tính điểm tối thiểu của tổng số tỷ trọng tính điểm của bộ chỉ tiêu phi tài chính, cụ thể nhƣ sau:
Bảng 3.3.Tỷ trọng tính điểm bộ chỉ tiêu phi tài chính
Chỉ tiêu cấp 1 Tỷ trọng tối thiểu
1. Khả năng trả nợ của doanh nghiệp 5%
2. Trình độ quản lý và môi trƣờng nội bộ 10%
3. Quan hệ với tổ chức tín dụng 50%
4. Chỉ tiêu phân tích đánh giá ngành 5%
5. Chỉ tiêu đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp 20%
Trong mỗi chỉ tiêu cấp 1 gồm một số chỉ tiêu cấp 2 mang tính chất định tính và định lƣợng:
Chỉ tiêu cấp 2 Tỷ trọng tối thiểu
1.1. Khả năng trả nợ trung, dài hạn 25%
1.2. Khả năng trả nợ ngắn hạn 25%
1.3. Phân tích luồng tiền từ báo cáo lƣu chuyển tiền tệ 20%