Sơ đồ 4.2: Cơ cấu tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm thực tiêu chí MT

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Tây Phong, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 64)

IV. Quy hoạch nghĩa trang 125,70 2,05 126,

Sơ đồ 4.2: Cơ cấu tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm thực tiêu chí MT

Cấp huyện: Có nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch thực hiện tiêu chí số 17 của

tất cả các xã gồm nội dung, khối lượng, kinh phí, thời gian hoàn thành; đưa ra những quyết định bảo vệ môi trường chung của toàn huyện; hỗ trợ vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật mới đồng thời đưa ra các thể chế chính sách mới của nhà nước tới địa phương. Bên cạnh đó còn thực hiện giám sát kiểm tra và thúc đẩy các xã thực hiện theo kế hoạch của tiêu chí môi trường.

Cấp xã: Đây là cầu nối giữa cấp huyện và người dân có nhiệm vụ: Lập kế

hoạch thực hiện tiêu chí môi trường của xã dựa vào điều kiện, nhu cầu của người dân trình lên huyện. Đồng thời xã còn hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho dân, thúc đẩy và giám sát các hoạt động trong quá trình thực hiện tiêu chí môi trường.

Cấp xóm: Dưới sự chỉ đạo của UBND xã Tây Phong, ban phát triển thôn

xóm sẽ trực tiếp họp bàn với dân để lập kế hoạch thực hiện từng nhiệm vụ của xóm đồng thời điều hành giám sát quản lý các công trình, dự án ở thôn góp phần thực hiện tiêu chí môi trường.

Cộng đồng dân cư: Đây là lực lượng trực tiếp tham gia xây dựng các công

trình phục vụ nhu cầu của chính mình. Nhận thức được điều đó, dân cư xã Tây Phong tự mình đứng ra xây dựng các công trình thiết yếu và cử người có lợi ích trong công trình quản lý. Khi có người vi phạm, công trình bị xâm hại, có nghĩa là lợi ích của người dân bị giảm và ảnh hưởng tới lợi ích của cộng đồng, thì người được giao quản lý công trình đó sẽ trực tiếp xử tùy vào mức độ vi phạm có

thể là nhắc nhở hay đưa ra cấp cao hơn xử lý làm cho việc quản lý công trình bảo vệ môi trường tốt hơn

4.1.6. Kết quả thực hiện tiêu chí môi trường tại xã Tây Phong

Thực hiện tiêu chí môi trường là nhiệm vụ quan trọng của toàn thể cán bộ và nhân dân trong xã. Đây là nhiệm vụ khó khăn và khó đạt được trong quá trình xây dựng NTM của toàn xã Tây Phong.

Kết quả bảng 4.8 cho thấy, kết quả bước đầu thực hiện tiêu chí MT tại xã Tây Phong đã đạt được 4/9 chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Việc triển khai 100% hộ dân được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và quy chuẩn quốc gia; Tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt chuẩn , không có các hoạt động suy giảm MT và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp đã đạt được so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ dân có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh; vấn đề thu gom và xử lý nước thải, rác thải; việc quy hoạch nghĩa địa, nghĩa trang chưa được xây dựng chưa đạt dược so với kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, việc đánh giá kết quả này không mang tính chất định lượng chính xác, mà chỉ phản ánh chung chung kết quả thực hiện tiêu chí MT tại xã Tây Phong. Nên với mỗi chỉ tiêu đã đạt thì xã vẫn cần cố gắng nâng cao, duy trì thực hiện; với những chỉ tiêu chưa đạt cần triển khai nhanh, cố gắng hoàn thành mục tiêu NTM năm 2015.

Bảng 4.8: Kết quả thực hiện tiêu chí MT tại xã Tây Phong Tiêu

chí 17 Nội dung tiêu chí MT

Kế hoạch

Thực hiện

17.1 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch HVS theo quy

chuẩn Quốc gia 100% Đạt

17.2 Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của

Bộ Y tế 90% Đạt

17.3 Tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt chuẩn (Theo

Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 23/11/2005). 90% Đạt 17.4 Tỷ lệ hộ dân có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh 90% Không

đạt 17.5 Không có các hoạt động suy giảm MT và có các hoạt

động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp Đạt Đạt 17.6 Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy

định Đạt

Không đạt

17.7

Có khu xử lý rác thải của xã hoặc cụm xã hoặc có khu xử lý trong huyện, liên huyện và người dân phải trả chi phí thu gom và xử lý

Đạt Không đạt

17.8

Chất thải, nước thải trong khu dân cư, chợ, cơ sở sản xuất kinh doanh được thu gom và xử lý theo quy định và người dân phải trả chi phí xử lý.

Đạt Không đạt

17.9 Nghĩa trang, nghĩa địa được xây dựng theo quy hoạch. Đạt Không Đạt

4.1.7 Tình hình thực hiện tiêu chí MT trong các hộ dân tại xã Tây Phong

4.1.7.1 Tình hình sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của hộ dân trên địa bàn xã Tây Phong

Bảng 4.9: Tình hình sử dụng nước sạch của hộ dân xã Tây Phong

Chỉ tiêu Số lượng

(hộ)

Cơ cấu (%)

Tổng số hộ điều tra 60 100,00

I.Nước sinh hoạt

1.1 Nước sinh hoạt hàng ngày

- Hộ nước sạch xã cấp 60 100,00

- Hộ dùng nước mưa 35 58,33

1.2 Nước ăn

Nước đã qua xử lý

* Nước uống có đun sôi

- Hộ dùng nước mưa đun sôi 39 65,00

- Hộ dụng nước máy đun sôi 16 26,67

* Nước uống qua lọc

- Hộ có máy lọc nước ăn 7 11,67

- Hộ đổi bình nước lọc 51 85,00

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra các hộ dân, năm 2014)

Bảng 4.9 cho thấy: Người dân xã Tây Phong sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh cho mục đích sinh

Xã Tây Phong đã được lắp đặt hệ thống xử lý và cấp nước sạch, nên hiện nay, có 100% hộ dân trong xã đã được cấp và sử dụng nước sạch. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều hộ trong xã có bể nước mưa chứa nước để ăn và dùng trong sinh hoạt.

Nước ăn đã qua xử lý

Hình thức xử lý nước ăn của các hộ chủ yếu là đun sôi, qua bình có quả lọc, qua máy lọc nước hay đổi bình nước lọc.

Nước đun sôi chủ yếu được lấy từ nước mưa, nước máy, trong đó 65% hộ sử dụng nước mưa đun sôi, hộ sử dụng nước máy đun sôi chiếm 26,67%

Công cụ xử lý nước lọc của hộ có thể là: máy lọc nước, bình có quả lọc và đổi bình nước lọc. Do máy lọc nước có giá trị cao, nên hình thức này chiếm tỉ lệ thấp 11,67% sử dụng... Với hình thức đổi bình nước lọc, đây là hình thức mới trong

mấy năm trở lại đây, do giá đổi bình thấp tầm 10.000 đồng/1 bình, phù hợp với túi tiền của người dân nên có 51 hộ sử dụng hình thức này vừa tiện lợi, không mất thời gian đun nấu.

4.1.7.2 Thu gom, xử lý rác thải a, Thu gom rác thải

Bảng 4.10 Tình hình thu gom rác thải của hộ dân xã Tây Phong

Chỉ tiêu SL

(Hộ)

CC (%) (%)

Tổng hộ điều tra 60 100,00

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Tây Phong, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 64)