Tình hình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Tây Phong, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 27)

mới ở Việt Nam

2.2.2.1 Lập Thạch (Vĩnh phúc)

Ngay từ khi bắt đầu triển khai Chương trình xây dựng NTM, UBND, BCĐ Chương trình xây dựng NTM huyện Lập Thạch đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng, chính quyền các địa phương đẩy mạnh tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nông thôn nhằm từng bước thay đổi căn bản về nhận thức, thói quen, tập quán của cộng đồng về sự cần thiết phải thực hiện tiêu chí về môi trường.

Huyện cũng chỉ đạo các địa phương tiến hành tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Giờ trái đất, Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học... Qua đó, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia công tác giữ gìn và bảo vệ môi trường.

UBND huyện cũng chủ động phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh huy động các nguồn lực đầu tư các công trình vệ sinh môi trường cho các xã như: các công trình cấp nước sạch nông thôn; xây dựng nghĩa trang nhân dân và các khu chôn cất tập trung, bãi xử lý rác thải cho các xã; hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, di chuyển chuồng nuôi nhốt gia súc, gia cầm ra xa nhà ở… UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường gắn với Chương trình xây dựng NTM.

Chương trình xây dựng NTM bước đầu tạo nên diện mạo mới cho khu vực nông thôn, đặc biệt là 3 xã điểm đã về đích năm 2013 (Thái Hòa, Tử Du, Đình Chu), công tác bảo vệ môi trường từng bước được nâng lên.

Huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường; tổng kết, nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường trên địa bàn; từ năm 2006-2014 đã tổ chức 31 lớp

truyền thông môi trường cho cộng đồng dân cư tại các xã, thị trấn; Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện phối hợp với Ban Tuyên giáo huyện ủy, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường.

Từ năm 2010 đến nay, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND huyện ra thông báo chấp nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường của 34 đơn vị, tổ chức; 2 đề án bảo vệ môi trường và 6 dự án cải tạo phục hồi môi trường…

Theo số liệu đánh giá thực trạng tiêu chí vệ sinh môi trường của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã cho thấy: Về nội dung quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường: tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đều có quy mô nhỏ, ít gây tác động đến môi trường.

Về nội dung kiểm soát các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp. UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo cho các xã tiến hành xóa xong 231/231 lò gạch thủ công trên địa bàn. Các hoạt động phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, phòng ngừa, ngăn chặn nạn đốt phá rừng, phục hồi nhanh diện tích rừng trồng đến kỳ thu hoạch cũng được nhân dân trong huyện tiến hành thường xuyên.

Đối với các khu chăn nuôi tập trung, các trang trại chăn nuôi nhỏ lẻ tại các xã, thị trấn: hầu hết các hộ chăn nuôi đã đầu tư, áp dụng công nghệ xử lý chất thải bằng hầm khí Biogas để xử lý triệt để nước thải, chất thải chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi dư thừa...

Trong tổng số hơn 17.000 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm có trên 11.000 hộ chăn nuôi hợp vệ sinh, chiếm hơn 60%, có trên 1.700 hộ đã xây dựng hầm khí Biogas, nhờ đó đã hạn chế phần lớn chất thải, nước thải trong quá trình chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn.

Việc thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn huyện: hiện tại toàn huyện có 20/20 xã, thị trấn đã quy hoạch và tiến hành xây dựng khu tập kết rác thải tập trung với tổng số 42 bãi, diện tích trên 32.000m2; có 100% xã, thị trấn đã thành lập được tổ thu gom, HTX Vệ sinh môi trường, trong đó có 10 xã, thị trấn gồm: Xuân Hòa, Bắc Bình, Văn Quán, Tiên Lữ, Đồng Ích, Thái Hòa, Vân Trục, Lập Thạch, Hoa Sơn, Đình Chu đã thành lập, bổ sung ngành nghề kinh doanh vệ sinh môi trường cho HTX dịch vụ hiện có, các địa phương còn lại đều đã thành lập được Tổ vệ sinh môi trường cấp xã.

Việc thu gom rác thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt hằng ngày của người dân tại các khu dân cư đã từng bước được cải thiện. Về phương tiện thu gom rác thải: chủ yếu sử dụng xe đẩy tay (toàn huyện có 215 xe và 1 xe tải chở rác 3 tấn).

Về việc quy hoạch xây dựng, quản lý nghĩa trang nhân dân, theo đánh giá của BCĐ Chương trình xây dựng NTM huyện Lập Thạch: hiện nay, cơ bản hầu hết các xã đều đã có nghĩa trang nhân dân phục vụ việc hung táng và cải táng; tuy nhiên phần lớn các nghĩa trang trên đều đã có từ lâu và được hình thành và hoạt động theo phong tục, tập quán của người dân ở từng địa phương chứ không theo tiêu chuẩn.

Đến nay, các xã trên địa bàn huyện đều đã và đang tích cực triển khai thực hiện các nội dung trong Tiêu chí vệ sinh môi trường, tuy nhiên chưa có xã nào đạt được tiêu chí này trừ 3 xã đã về đích năm 2013 là Đình Chu, Thái Hòa và Tử Du.

Trong quá trình thực hiện Tiêu chí vệ sinh môi trường, huyện Lập Thạch cũng đang gặp những khó khăn, vướng mắc như: hầu hết rác thải chưa được phân loại trước khi thu gom, xử lý. Trực tiếp đổ ra các khu vực sườn đồi, núi hoặc các khu đồng xa khu dân cư, tuy nhiên số rác thải này mới chỉ được chôn lấp hoặc đốt. Cách xử lý này chỉ là biện pháp tạm thời và không mấy hiệu quả. Khó khăn lớn nhất của các xã hiện nay là chưa có biện pháp xử lý rác thải một cách triệt để.

Về nghĩa trang, hầu hết các xã đều đang giữ nguyên nghĩa trang cũ, chưa quy hoạch đường đi, cây xanh, rào ngăn thích hợp. Việc sử dụng đất nghĩa trang chủ yếu phụ thuộc vào phong tục, tập quán của từng địa phương. Hệ thống rãnh thoát nước thải đã được chú trọng đầu tư, tuy nhiên chưa đảm bảo được việc xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường từ nước thải, phần lớn nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất tiểu - thủ công nghiệp, các làng nghề hiện đều đổ trực tiếp ra môi trường.

Hiện tại, các xã trong toàn huyện Lập Thạch đã và đang chủ động phát huy vai trò của hệ thống chính trị từ xã đến thôn tích cực huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng để từng bước phấn đấu đạt các nội dung, chỉ tiêu về môi trường trong Chương trình xây dựng NTM.( Kiều Bích (2014)).

2.2.3 Đắk Glong

Môi trường là một trong 19 tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Sau hơn 3 năm nỗ lực triển khai thực hiện tiêu chí, huyện Đăk Glong đã nhận được sự tham gia ủng hộ của đông đảo nhân dân, từng bước nâng cao hiệu quả thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM.

Trong các tiêu chí xây dựng NTM thì tiêu chí số 17 về môi trường là một tiêu chí khó thực hiện và được các cấp, các ngành huyện Đắk Glong quan tâm trong việc triển khai thực hiện NTM. Chính vì thế, UBND Huyện Đắk Glong đã triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo vệ môi trường như: Ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác bảo vệ môi trường , tổ chức các chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, chỉ đạo với Phòng ban chức năng có liên quan tổ chức lễ ra quân hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn với mục tiêu 100% các xã, thị trấn trong huyện xây dựng được bãi tập kết rác thu gom rác thải sinh hoạt. Huyện cũng đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa, phát huy nội lực, nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn môi trường; lồng ghép với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Hội phụ nữ đẩy mạnh thực hiện việc xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho nhân dân về vệ sinh môi trường. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn huyện đã chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, thực hiện việc đăng ký cam kết bảo vệ môi trường. Đến nay, hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn huyện tiến hành cam kết bảo vệ môi trường và đã được phê duyệt. Hàng năm, UBND huyện tiến hành các đợt kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, nên hạn chế tình trạng xả thải trực tiếp ra môi trường, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường.

Bên cạnh đó, huyện Đăk Glong còn thành lập các tổ tự quản về vệ sinh môi trường ở 7/7 xã và các thôn, bon. Ban tự quản tại các thôn, bon, đã tích cực tuyên truyền và vận động người dân thực hiện bằng những việc làm cụ thể nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ môi trường. Đến nay, 100% hộ dân đã tự giác ký cam kết và tham gia mô hình này. Chỉ sau một thời gian ngắn, tình hình vệ sinh trong khu vực thôn xóm đã cải thiện rõ rệt; Các hộ dân tự giác nhắc nhở nhau quét dọn nhà cửa, sân vườn và đoạn đường trước nhà mình hằng ngày,

giữ gìn đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp. Có thể nói, qua hơn 3 năm thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM, bộ mặt của huyện Đắk Glong đã có nhiều thay đổi, đường làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp hơn. Tuy nhiên, để giải được bài toán vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn huyện là một quá trình lâu dài bởi hiện nay thực hiện tiêu trí trí 17 về môi trường huyện Đắk glong còn gặp rất nhiều khó khăn như tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh mới đạt gần 30% trong khi đó yêu cầu phải đạt 60%, rác thải mới chỉ được thu gom ra bải tập kết chứ chưa có hệ thống sử lý rác thải.... Trong thời gian tới, ngoài sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước cần có sự vào cuộc của toàn xã hội, đặc biệt là ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân trong việc giữ môi trường.( Khương Hạnh (2014)).

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Tây Phong, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 27)