Công tác tuyên truyền, vận động người dân

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Tây Phong, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 54)

IV. Một số chỉ tiêu

(Nguồn:Ban thống kê xã Tây Phong,năm 2014)

4.1.3 Công tác tuyên truyền, vận động người dân

a, Các kênh tuyên truyền vận động

Ban Quản lý xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền về thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới; Bộ tiêu chí quốc gia thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới; Nghị định số 41/2010/NĐ- CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ Tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Các văn bản có liên quan do Trung ương và địa phương ban hành.

Chính quyền xã, các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về thực thi tiêu chí môi trường để nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, mục đích về chương trình, từ đó tiến hành vận động người dân chủ động tham gia tổ chức thực hiện. Thực hiện tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát thanh, phát tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, sinh hoạt câu lạc bộ… làm thay đổi

nhận thức, trách nhiệm của mỗi người dân để khơi dậy phong trào tự thân vận động cải thiện điều kiện sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ môi trường sống, làm cho không gian xanh-sạch-đẹp, xây dựng tổ chức cộng đồng ngày càng văn minh, giaù đẹp.

Bảng 4.3: Các kênh thông tin tiếp nhận về xây dựng nông thôn mới

Kênh thông tin Số lượng

( hộ )

Cơ cấu (%)

Chính quyền xã 21 35,00

Các tổ chức đoàn thể 56 93,30

Phương tiện thông tin đại chúng 60 100,00

Nguồn khác 60 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra các hộ dân, năm 2014))

Kết quả bảng 4.3 ta thấy, có 93,3% các hộ dân nắm được thông tin về nông thôn mới thông qua các tỏ chức đoàn thể như: hội Nông dân, hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên và các cuộc họp bàn của thôn. Các thông tin về chủ trương, chính sách thực hiện tiêu chí môi trường còn được phổ biến trên các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng như tivi, đài phát thanh, các trang báo mạng. Trong 60 hộ điều tra thì cả 60 hộ nắm được thông tin qua kênh này. Ngoài ra, nhân dân trong xã còn được biết về thực hiện tiêu chí thông qua các nguồn khác như: các chương trình giao lưu văn nghệ, TDTT… Như vậy có rất nhiều nguồn thông tin về thực hiện tiêu chí mà người dân có thể thu thập được, các nguồn này góp phần giúp người dân hiểu được vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của mình khi tham gia thực hiện tiêu chí môi trường trên địa bàn. Tuy nhiên, chỉ có 35% số hộ được hỏi nhận định rằng họ được tiếp cận với thông tin về Chương trình một cách trực tiếp qua Chính quyền xã.

Cán bộ Đảng viên, trưởng thôn tích cực tuyên truyền, động viên cho người thân trong gia đình hưởng ứng tham gia thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Tổ chức phát động phong trào thi đua xây dựng NTM, coi đây là chỉ tiêu thi đua của Đảng, chính quyền và các đoàn thể, với phương châm cán bộ, đảng viên gương mẫu làm trước và vận động nhân dân làm theo.

Nhìn chung, công tác tuyên truyền ở địa bàn xã được triển khai thực hiện thường xuyên liên tục, đảm bảo nội dung, đúng định hướng, đa dạng, phong phú sáng tạo về hình thức, phù hợp với đối tượng, chú trọng vào số lượng và chất lượng thông tin về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Các phong trào thi đua được phát động sâu rộng, làm rõ được yêu cầu cấp thiết, những đặc trưng, nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp huy động nguồn lực và thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ trong thực hiện tiêu chí góp phần lớn vào việc thay đổi nhận thức của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

b, Hiệu quả của công tác tuyên truyền vận động

Nhận thức được vai trò của công tác tuyên truyền và vận động trong việc xây dựng và thực hiện tiêu chí môi trường một cách bài bản, cụ thể và linh hoạt nên công tác tuyên truyền vận động ở xã Tây Phong đã đạt được nhiều kết quả tốt. Theo kết quả điều tra, 100% người dân được hỏi đều biết và nắm được những nội dung về việc thực hiện tiêu chí môi trường, họ đều nhận thức được vai trò của việc tuyên truyền vận động là cần thiết và quan trọng. Công tác tuyên truyền vận động của các tổ chức, cơ quan, đoàn thể đều được người dân đánh giá là rõ ràng và thuyết phục bởi vì trong những buổi họp và tập huấn, mọi thắc mắc của người dân được các cán bộ giải thích rất rõ ràng, những nguyện vọng hay đề xuất đều được BQL tiếp thu và phản hồi.

Phương pháp tuyên truyền là thông qua các hội nghị và trên hệ thống loa truyền thanh của thôn, phối hợp cùng Hội nông dân xã tổ chức tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới. Kết quả đã tuyên truyền trong các cuộc họp tại xã gồm cán bộ xã, bí thư, trưởng thôn của 4 thôn. Sự tác động của công tác tuyên truyền có ảnh hưởng tới người dân để nhân dân trong quá trình thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới, tuy nhiên phương pháp tuyên truyền còn chưa đa dạng, ngân sách địa phương còn hạn chế.

Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu đánh giá công tác tuyên truyền của xã Tây Phong

Đơn vị: %

Diễn giải

Đánh giá của người dân Thường xuyên Thi thoảng Hiếm khi

Tham gia vào các hội nghị 78,34 18,33 3,33

Phương tiện thông tin đại chúng 96,67 3,33 0

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra các hộ dân, năm 2014)

Nghiên cứu bảng 4.4, ta thấy xã Tây Phong đã tổ chức rất nhiều hoạt động tuyên truyền vận động về thực hiện tiêu chí môi tường cho toàn thể người dân trong xã, trong đó các buổi phát thanh được thực hiện mỗi tuần 4 buổi được người dân đánh giá rất cao, có 96,67% hộ được hỏi đánh giá hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng là tốt, chỉ có 2 hộ đánh giá hiệu quả bình thường và không có hộ nào đánh giá là không hiệu quả; công tác tham gia vào các hội nghị có 78,34% hộ được hỏi đánh giá hiệu quả tốt, 18,33% hộ đánh giá hộ đánh giá hiệu quả bình thường; còn 3,33% hộ đánh giá không hiệu quả.

Có thể khẳng định công tác tuyên truyền, vận động đã góp phần quan trọng đưa phong trào thực thi tiêu chí môi trường trên địa bàn xã thành cuộc vận động có sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội. Thông qua công tác tuyên truyền các tổ chức, hộ gia đình ngày càng nhận thức rõ hơn về cơ chế, chính sách, hình thức hỗ trợ đầu tư của nhà nước và trách nhiệm của địa phương, của thôn và của mỗi hộ gia đình trong thực hiện tiêu chí. Thể hiện rõ ràng nhất là quần chúng nhân dân đã nhiệt tình hưởng ứng và hăng hái tham gia trực tiếp vào thực hiện tiêu chí.

Bên cạnh đó vẫn còn có những hạn chế còn tồn tại. Theo đánh giá của người dân công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới có lúc chưa tập trung, chưa thường xuyên, chưa có chiều sâu; một số hoạt động còn mang tính hình thức; hiệu quả công tác tuyên truyền vận động trong việc bảo vệ môi trường xung quanh còn hạn chế. Công tác tuyên truyền vận động nhân dân đóng góp ngày công, kinh phí đảm bảo tỷ lệ số vốn đầu tư thực hiện tiêu chí ở một số khu dân cư kết quả còn thấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Tây Phong, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 54)