LẬP DỰ TOÁN SỬ DỤNG ĐƠN GIÁ ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn sử dụng phần mềm lập dự toán xây dựng (Trang 60)

Sử dụng đơn giá địa phương lập dự toán sẽ phải bù trừ chênh lệch vật liệu trực tiếp hoặc dùng hệ số để điều chỉnh nhân công và máy thi công. Phần này hướng dẫn bạn hiểu rõ bản chất việc bù trừ chênh lệch vật liệu, điều chỉnh nhân công và máy thi công.

Để chạy Dự toán GXD cần cơ sở dữ liệu Đơn giá địa phương (đơn giá do tỉnh, thành phố tính toán, chế bản, công bố để mọi người tra cứu và sử dụng để lập dự toán). Ngoài ra còn có các bộ đơn giá chuyên ngành (do các ngành công bố) sau đây gọi là chung Đơn giá địa phương. Các tập đơn giá địa phương được công bố ở 1 thời điểm nào đó. Ví dụ: Nhiều bộ đơn giá địa phương được ban hành năm 2006, năm đó Bộ Xây dựng ban hành nhiều định mức và văn bản mới về lập và quản lý chi phí. Năm 2007, Bộ Xây dựng đổi sang công bố định mức, do đó nhiều địa phương đổi sang công bố lại đơn giá năm 2007, 2008… Các tập đơn giá đó hiện vẫn được sử dụng để lập dự toán, nhưng các đơn giá đã “lạc hậu”, vì vậy:

 Khi sử dụng đơn giá địa phương để lập dự toán thì sẽ tính được giá trị dự toán ở thời điểm công bố (in) bộ đơn giá đó. Cần phải bù trừ chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công… để đưa giá trị các chi phí về thời điểm lập dự toán.

 Đơn giá địa phương công bố là đơn giá không đầy đủ nên phải tính thêm các khoản như: Trực tiếp phí khác, Chi phí chung, Thu nhập chịu thuế tính trước, Thuế GTGT, Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công. Các khoản chi phí đó trong dự toán thường xác định theo định mức tỷ lệ % theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

1. Quy trình Lập dự toán sử dụng Đơn giá địa phương bù chênh lệch trực tiếp

Quy trình sau hướng dẫn thực hiện với các bảng tính chi phí phần xây dựng (các sheet có chữ XD), phần thiết bị làm tương tự (các sheet có chữ TB).

Bước 1: Mở phần mềm, chọn cơ sở dữ liệu

Bước 2: Nhập các thông số ban đầu, lưu file dự toán

Bước 3: Chọn phương pháp lập dự toán

Bước 4: Tra mã hiệu đơn giá, định mức, chỉnh sửa nội dung công việc (nếu cần), nhập

số liệu tính toán khối lượng

Bước 5: Chiết tính đơn giá, phân tích vật tư

Bước 6: Tổng hợp và chênh lệch vật tư

Bước 7: Bù giá vật liệu, nhân công, máy thi công về thời điểm lập dự toán

Bước 8: Kiểm tra lại, chỉnh các bảng biểu cho vừa ý

DutoanGXD.vn – Website dành riêng cho khách hàng sử dụng PM GXD bản quyền 60 2. Ví dụ minh họa các bước theo quy trình

Để hiểu rõ bản chất của phương pháp này chúng ta sẽ thực hiện các bước theo quy trình như trên bằng 1 ví dụ minh họa cụ thể.

Ví dụ: Dùng phần mềm Dự toán GXD lập dự toán chi phí cho 12 dầm của một công

trình dân dụng 6 tầng, chiều cao 20m, thi công xây dựng tại Quận Thanh Xuân – Hà Nội, dầm có tiết diện 0,2x0,3m, dài 4,5m, khối lượng cốt thép theo thiết kế là 20kg/dầm.

Gợi ý: Lập dự toán là đi tính chi phí để thực hiện 3 công tác sau: - Công tác ván khuôn dầm (sử dụng ván khuôn thép)

- Công tác lắp dựng cốt thép vào dầm (thép ø<18) - Công tác đổ bê tông dầm (đá 1x2, mác 250).

Để giải quyết bài toán bạn cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Mở phần mềm, chọn cơ sở dữ liệu

a. Các bước mở phần mềm:

Các thao tác thực hiện như đã trình bày đầy đủ tại Mục 2– Phần 1. Giới thiệu các lệnh và tính năng, các bạn có thể quay lại để tham khảo.

b. Chọn cơ sở dữ liệu

Chạy lệnh: Hồ sơ/ Chọn cơ sở dữ liệu/ Chọn CSDL Hà Nội 2011.

Hình 3.1 – Hộp thoại chọn cơ sở dữ liệu

Bước 2: Nhập các thông số ban đầu, lưu file dự toán

Các thông số ban đầu rất quan trọng, đặc biệt là các hệ số, định mức tỷ lệ, giá nhiên liệu năng lượng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị công trình và tính chính xác của bảng dự

2. Kết thúc 1. Chọn Hanoi2011

DutoanGXD.vn – Website dành riêng cho khách hàng sử dụng PM GXD bản quyền 61

toán đang lập. Các giá trị thông số này có sẽ được liên kết trực tiếp vào bảng THCP xây dựng và từng đơn giá chi tiết. Thông số ban đầu được đưa vào sheet Tsnhư sau:

Thông tin về công trình:

Các thông tin về công trình, chủ đầu tư, địa điểm… được nhập vào phần I. THÔNG TIN CHUNG. Bạn cần nhập đúng ô như trong hình vì các thông tin này sẽ được lấy sử dụng cho nhiều bảng biểu khác. Nên bật Caps Lock để nhập chữ in, sử dụng bảng mã Unicode.

Hình 3.2 – Các thông tin ban đầu về công trình

Hệ số điều chỉnh nhân công, máy thi công, các định mức tỷ lệ:

Hình 3.3 – Các hệ số, định mức tỷ lệ

a. Các hệ số:

- Vật liệu ít khi có hệ số, ngoại trừ 1 số tỉnh như Hòa Bình, Trà Vinh công bố hệ số tính chi phí vận chuyển theo tỷ lệ so với giá mua. Do đó chúng ta thường tính bù trừ trực tiếp (chênh lệch vật liệu).

- Hệ số nhân công, máy thi công lấy theo văn bản hướng dẫn của Sở Xây dựng hoặc các Tập đoàn, Tổng công ty... về việc điều chỉnh dự toán tại thời điểm lập dự toán.

Ở đây ta sử dụng phương pháp bù trừ trực tiếp nên các hệ số này giữ nguyên là 1.

b. Các định mức tỷ lệ:

- Chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công được xác định bằng các định mức tỷ lệ phù hợp với từng loại công

DutoanGXD.vn – Website dành riêng cho khách hàng sử dụng PM GXD bản quyền 62

trình. Trên hình 3.2, các bạn thấy có 3 Listbox hiện ra, bạn chỉ cần bấm vào và chọn loại công trình, cùng các thông tin trong đô thị hay ngoài đô thị, công trình thông thường hay không thì các định mức tỷ lệ phù hợp sẽ được tự động tra ra cho đúng. Các định mức tỷ lệ này được tra tại bảng 3.7 và 3.8 trong Phụ lục 3 của Thông tư số 04/2010/TT-BXD đã được để ngay trong sheet Ts để người sử dụng tiện tra cứu, kiểm tra lại.

- Thuế suất GTGT theo thông tư mới nhất của Bộ Tài chính hướng dẫn luật thuế GTGT (mức thuế suất hiện hành là 10% cho đầu ra công trình xây dựng).

- Sau khi nhập đầy đủ các thông số ban đầu, tiến hành lưu file dự toán hiện như đã trình bày đầy đủ tại Mục 2– Phần 1. Giới thiệu các lệnh và tính năng, các bạn có thể quay lại để tham khảo.

Bước 3: Chọn phương pháp lập dự toán

- Ta sẽ lựa chọn phương pháp lập dự toán bằng thao tác như đã trình bày tại Mục 6 – Phần 1. Giới thiệu các lệnh và tính năng. Trên thanh Ribbon bấm: Hồ sơ/Các tùy chọn

Hộp thoại tùy chọn hiện ra, ta chọn phương pháp lập dự toán dùng Đơn giá địa phương hoặc Dùng đơn giá công trình, chọn xong ta kích chuột vào "Đồng ý". Ngay sau khi bấm đồng ý thì trong 2 sheet TH Chenh lechGia tri vat tu, sheet nào không dùng bị ẩn đi.

Hình 3.4 – Chọn phương pháp lập dự toán

Ta chọn phương pháp: Bù trừ chênh lệch trực tiếp vật liệu, nhân công, máy để thực hiện ví dụ này.

DutoanGXD.vn – Website dành riêng cho khách hàng sử dụng PM GXD bản quyền 63

a. Thực hiện tra mã hiệu cho các công tác:

Các bạn thực hiện tra mã tại bảng Dự toán chi phí xây dựng (sheet Du toan XD).

Nếu không nhớ mã hiệu thì nhập tên công tác vào cột Mã hiệu đơn giá, nên chọn các từ khóa ngắn gọn, mang tính bao quát cho công tác đó, kết hợp sử dụng dấu (+) giữa các từ.

Với công tác thứ nhất “công tác ván khuôn dầm” bạn tra bằng cách gõ từ khóa “khuôn+dầm” vào cột Mã hiệu đơn giá như đã hướng dẫn chi tiết tại Mục 7 – Phần 1.

Gõ từ khóa xong bấm Enter, lúc đó hộp thoại chọn mã hiệu hiện ra ta thấy mã hiệu AF.86321có nội dung phù hợp với nội dung công việc đang cần tra. Bạn kích chuột và dòng chứa mã hiệu đó rôi bấm Đồng ý để chọn.

Hình 3.5 – Chọn mã hiệu từ hộp thoại mã hiệu

b. Chỉnh sửa nội dung công việc, nhập khối lượng tính toán

Một số công tác khi tra ra nội dung công việc chưa đúng với nội dung công việc chúng ta cần. Có thể sửa như đã hướng dẫn ở các phần trên, sau đó ta nhập diễn giải khối lượng.

Thực hiện tương tự cho 2 công tác còn lại, ta nhận được 2 mã AF. 61523 và AF.22333 đã chỉnh sửa nội dung công việc, nhập diễn giải khối lượng nhập như hình:

DutoanGXD.vn – Website dành riêng cho khách hàng sử dụng PM GXD bản quyền 64

Hình 3.6 – Bảng dự toán tất cả các công tác

Bước 5: Chiết tính đơn giá, phân tích vật tư

Sau khi đã tra mã, chỉnh sửa nội dung công việc và nhập diễn giải khối lượng tương ứng cho các công tác, thực hiện chiết tính đơn giá để chương trình tự động phân tích hao phí vật tư. Lúc đó ta được bảng phân tích đơn giá chi tiết.

Chạy lệnh: Chi phí xây dựng/ 1. Chiết tính đơn giá/ 1. Bảng chiết tính đơn giá

Hình 3.7 – Lệnh chiết tính đơn giá

Bảng đơn giá chi tiết (hình minh họa cho công tác thứ nhất).

DutoanGXD.vn – Website dành riêng cho khách hàng sử dụng PM GXD bản quyền 65

Hình 3.8 – Bảng đơn giá chi tiết

Bước 6: Tổng hợp và Chênh lệch vật tư

Mục đích của việc thực hiện tổng hợp và chênh lệch vật tư này là đưa tất cả các vật tư và tổng khối lượng hao phí của các vật tư đó ở bảng Đơn giá chi tiết sang tổng hợp thành 1 bảng gọi là Bảng Tổng hợp và chênh lệch, ở đây có thể tổng hợp theo tên (hoặc theo mã). Sau khi thực hiện tổng hợp chúng ta thực hiện bù trừ chênh lệch tại đây.

Chạy lệnh: Chi phí xây dựng/ 2. Tổng hợp và chênh lệch

DutoanGXD.vn – Website dành riêng cho khách hàng sử dụng PM GXD bản quyền 66

Kết quả nhận được tại bảng tổng hợp chênh lệch như hình sau:

Hình 3.10 – Bảng tổng hợp và chênh lệch vật tư

Bước 7: Bù giá vật liệu, nhân công, máy thi công về thời điểm lập dự toán

a. Nhập giá vật liệu tại thời điểm hiện tại:

Tại bảng Tổng hợp và chênh lêch vật tư xây dựng, nhập vật tư theo giá thông báo từng thời điểm vào cột “Giá vật tư tại thời điểm lập dự toán”. Chúng ta sẽ xác định giá hiện tại (thời điểm lập giá dự toán) bằng những nguồn như sau:

- Tra tìm công bố giá mới nhất về vật liệu của các địa phương. - Thu thập các công bố giá của các tổ chức, đơn vị có uy tín. - Giá vật liệu từ hồ sơ dự toán của các công trình đã thực hiện.

- Tìm thông tin giá gốc, giá cước vận chuyển hoặc chi phí vận chuyển …

- Với bài tập này, chúng ta sẽ nhập công bố giá mới nhất của Liên sở Tài chính – Xây dựng Hà Nội, kết quả như hình dưới:

DutoanGXD.vn – Website dành riêng cho khách hàng sử dụng PM GXD bản quyền 67

Hình 3.11 – Bù giá vật liệu tại Bảng tổng hợp và chênh lệch

b. Tính giá nhân công

Cách điều chỉnh bù trừ chênh lệch nhân công (tương tự bù chênh lệch vật liệu) được sử dụng khi văn bản hướng dẫn điều chỉnh dự toán của địa phương không ra kịp thời, không tìm được hệ số điều chỉnh nhân công. Để bù trừ chênh lệch nhân công thì cần tính bảng giá nhân công (sheet Nhan cong XD).

Cách thực hiện: Chi phí xây dựng/ 4. Tính giá nhân công/ 1. Bảng giá nhân công

Hình 3.12 – Lệnh tính bảng giá nhân công

DutoanGXD.vn – Website dành riêng cho khách hàng sử dụng PM GXD bản quyền 68

Hình 3.13 – Bảng lương nhân công

- Số liệu thể hiện ở hình trên:

- Lương tối thiểu chung, vùng: lấy theo quy định tại thời điểm lập dự toán - Các khoản phụ cấp xem tại thuyết minh đơn giá các tỉnh

- (Các thông số đầu vào này sẽ được nhập ở sheet Ts)

c. Xác định giá ca máy thời điểm hiện tại

- Việc điều chỉnh bù trừ chênh lệch máy thi công (tương tự bù chênh lệch vật liệu và nhân công) thường thì nếu có văn bản hướng dẫn điều chỉnh giá ca máy thì chỉ hướng dẫn điều chỉnh đến thời điểm công bố văn bản đó. Nên nếu thời điểm lập dự toán cách xa thời điểm công bố văn bản hướng dẫn thì vẫn phải tính giá ca máy để bù trừ chênh lệch máy thi công ta tính được bảng giá ca máy (sheet Gia ca may)

Chạy lệnh: Chi phí xây dựng/ 5. Tính giá ca máy/ Chọn 1 trong 3 phương pháp.

Hình 3.14 – Tính bảng giá ca máy

DutoanGXD.vn – Website dành riêng cho khách hàng sử dụng PM GXD bản quyền 69

Hình 3.15 – Bảng giá ca máy

- Để tính toán được giá ca máy tại thời điểm lập dự toán chúng ta quay lại sheet Ts để nhập các thông số đầu vào.

Lưu ý: Để hiểu rõ bản chất của 3 phương pháp bù giá ca máy vừa nêu trên, các bạn có thể tham khảo Quyết định số “137/2013/QĐ-GXD ngày 02/12/2013 của Công ty CP Giá Xây Dựng” Công bố số liệu định mức và bảng giá ca máy chưa có trong Thông tư số 06/2010/TT-BXD.

d. Nhập các thông số đầu vào cho nhân công, máy thi công

Bù giá nhân công và máy phụ thuộc các thông số nhập vào sheet Ts theo các chế độ chính sách và các văn bản về chế độ tiền lương cũng như giá nhiên liệu năng lượng tại thời điểm lập dự toán.

- Đối với nhân công:

DutoanGXD.vn – Website dành riêng cho khách hàng sử dụng PM GXD bản quyền 70

+ Lương tối thiểu chung (LTTC): Áp dụng cho đối tượng là cán bộ công chức, viên chức, giáo viên, bộ đội… gọi chung là đối tượng hưởng lương ngân sách nhà nước. Ví dụ này giả thiết nhập theo Nghị định 66/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở (từ NĐ 66/2013 LTTC được gọi là lương cơ sở).

+ Lương tối thiểu vùng (LTTV): Áp dụng cho người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp hợp tác xã, tổ hợp tác… kể các doanh nghiệp nước ngoài có thuê mướn lao động. Ví dụ này giả thiết nhập theo Nghị định 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng.

+ Các loại phụ cấp nhập theo Phần thuyết minh của Bộ đơn giá xây dựng công trình do các địa phương ban hành.

Đối với máy thi công (các thông số về nhiên liệu, năng lượng):

+ Nhiên liệu về xăng, dầu... tham khảo tại trang petrolimex.com của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam.

+ Năng lượng về giá điện tham khảo tại trang evn.com.vn của Tập đoàn điện lực Việt Nam.

Nhập các thông số đầu vào như hình sau:

Hình 3.17 – Các thông số về nhiên liệu, năng lượng

Lưu ý: Khi nhập các thông số về chế độ phụ cấp, tiền lương, giá nhiên liệu năng lượng thì đối với giá nhân công sẽ được tính tại sheet Nhan cong XD, giá ca máy sẽ được tính tại

sheet Gia ca may XD. Thông số về tiền lương cũng dùng để tính chi phí nhân công thợ điều khiển máy nên nếu dùng hệ số điều chỉnh nhân công thì vẫn phải nhập đúng thông số tiền lương để tính giá ca máy.

e. Kết nối các giá nhân công, máy thi công vào bảng Tổng hợp và Chênh lệch XD

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn sử dụng phần mềm lập dự toán xây dựng (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)