Kết quả mô phỏng máy phát vận hàn hở chế độ thiếu kích từ

Một phần của tài liệu Khảo sát máy phát điện 330 MW làm mát bằng hydro, mô phỏng bằng phần mềm matlab các chế độ vận hành của nó (Trang 94)

Mô phỏng máy phát vận hành dưới chếđộ thiếu kích từ với các thông sốđầu vào trong đơn vị tương đối như sau:

P = 1 ; Q = 1 ; Vt = 1; Vf = 0.9

Giá trị cài đặt: tstop = 8 (s) ;Ở thời điểm đầu điện áp kích từđặt bằng 1, ở thời điểm 0,2 s điện áp kích từ giảm còn 0,9 và giữđến hết quá trình mô phỏng.

Ex_time = [ 0 0.2 0.2 tstop ] ; Ex_value = [ 1 1 .9 .9 ] ;

Hình 4.2 (a) Đồ thị mô phỏng điện áp và dòng điện stator vận hành ở chế độ thiếu kích từ

Hình 4.2 (b) Đồ thị mô phỏng công suất hữu công và vô công vận hành ở chếđộ thiếu kích từ

Hình 4.2 (c)Đồ thị mô phỏng góc công suất và môment vận hảnh ở chếđộ thiếu kích từ

Hình 4.2 (d) Đồ thị mô phỏng dòng kích từ và dòng tức thời stator vận hành ở chếđộ thiếu kích từ

Nhận xét : Giống như vận hành ở chếđộ vận hành bình thường các thông số dần ổn định sau 5 s, do điện áp kích từ trong chếđộ mô phỏng giảm từ 1 về 0,9 nên dòng điện Stator giảm ổn định về giá trị mới tương ứng. Công suất hữu công không thay đổi, công suất vô công cũng giảm ổn định về giá trị mới tương ứng. Góc công suất so với chế độ vận hành bình thường ở tải định mức có tăng lên, môment không thay đổi. Dòng kích từ giảm ổn định về giá trị mới, dòng tức thời stator không thay đổi so với chếđộ vận hành bình thường ở tải định mức.

So sánh với thử nghiệm thực tế trên thiết bị ngày 25/10/2011 ta có các thông số thay đổi khi giảm điện áp kích từ như trong hình 4.2 (e) ta thấy thực tế khi giảm điện

áp kích từ điện áp máy phát giảm theo do máy phát có cống suất lớn (330 MW) ảnh

hưởng lớn đến hệ thống mà công suất thực giữ nguyên nên dòng điện không giảm để giữ nguyên được công suất thực của máy phát phát ra hệ thống.

Khi giảm dòng kích từ thì giống như trong quá trình mô phỏng công suất phản kháng giảm theo, hệ số công suất tăng theo. Khi công suất phản phán bằng 0, hệ số công suất bằng 1, nếu tiếp tục giảm dòng kích từ thì dòng điện máy phát sẽ tăng lên.

Máy phát đang nhận thêm vô công từ lưới điện để từ hóa mạch từ. Điều này trong quá trình mô phỏng không thể hiện vì ta đang đặt là máy phát đang phát công suất P, Q định mức lên hệ thống vô cùng lớn chưa làm máy phát nhận công suất Q để từ hóa mạch từ, nên dòng điện stator chưa tăng

Thông số trước khi thử nghiệm:

Công suất thực của máy phát 310,1 MW

Công suất vô công của máy phát 193,3 Mvar

Điện áp của máy phát (R – S) 15,77 kV

Dòng điện pha A máy phát 11,9 kA

Hệ số công suất của máy phát 0,92 PF

Điện áp kích từ 374,1 V

Dòng điện kích từ 3295 A

Thông số sau khi thử nghiệm :

Công suất thực của máy phát 310,2 MW

Công suất vô công của máy phát - 33,4 Mvar

Điện áp của máy phát (R – S) 13,91 kV

Dòng điện pha A máy phát 12.94 kA

Hệ số công suất của máy phát -0,99 PF

Điện áp kích từ 317,1 V

Dòng điện kích từ 2793 A

Cả hai trường hợp mô phỏng và thực tếđều cho thấy rằng khi ta giảm dòng kích từ bằng cách giảm điện áp kích từ là giảm một lượng công suất vô công phát ra, nhưng công suất hữu công không thay đổi, dòng điện stator máy phát giảm (trong trường hợp mô phỏng) hoặc giữ nguyên (trong điều kiện thử nghiệm thực tế) do ảnh hưởng của điện áp lưới tác động lên máy phát tăng hay giảm tùy thuộc vào hệ số công suất hay lượng công suất vô công giảm theo tương ứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khảo sát máy phát điện 330 MW làm mát bằng hydro, mô phỏng bằng phần mềm matlab các chế độ vận hành của nó (Trang 94)