Hệ thống điều khiển nhà máy

Một phần của tài liệu Khảo sát máy phát điện 330 MW làm mát bằng hydro, mô phỏng bằng phần mềm matlab các chế độ vận hành của nó (Trang 27)

Hệ thống điều khiển của nhà máy là hệ thống điều khiển phân tán (DCS:

Distribution Control System) hoàn toàn tự động. Các máy tính trạm (MPS: Multiple

Process Station) kết nối lại với nhau thông qua các giao thức truyền thông trên mạng.

Các máy tính này sử dụng phần mềm “DYASYM NETMATION” chạy trên hệ điều

hành Window XP, Window 2000 được phát triển bởi tập đoàn Misubishi Heavy

Industries của Nhật.

Hình 1.12 giao diện phần mềm Diasys Netmation của Mitsubishi Phần mềm đã cài

đặt hoàn tất sẵn sàng sử dụng

1.3.3.1. Cấu trúc tổng quan của hệ thống DCS

Hình 1.13 Cấu trúc tổng quan của hệ thống DCS

1.3.3.2. Mô tả các máy tính ở phòng điều khiển trung tâm

• Máy tính Operator Station – OPS (5 bộ): Giao tiếp người – máy, tập trung cho

giám sát điều khiển toàn bộ Nhà máy điện, hiển thị màn hình đồ họa, các sơ đồ hệ thống chính, sơ đồ điện, giám sát logic tín hiệu, bảng điều khiển để điều khiển chạy – ngừng các thiết bị, báo động và vẽ giản đồ (trend) của các tín hiệu theo thời gian.

• Máy tính Accessory Station – ACS (2 bộ dự phòng - Redundant ACS): Các

máy tính này cung cấp chức năng truy tìm sự kiện (Event Trace Function), chức năng báo cáo, chức năng quản lý, lưu trữ cơ sỡ dữ liệu quá khứ trong khoảng thời gian 31 ngày.

• Máy tính Engineering Management System - EMS (1 bộ): EMS là máy tính giúp bảo trì và lập trình điều khiển . Nó cung cấp chức năng: tạo, sữa đổi dữ liệu logic điều khiển; tạo, sữa đổi dữ liệu đồ họa; chức năng cấu hình hệ thống; chức năng sữa đổi giao diện người - máy; chức năng quản lý bảng vẽ, chức năng quản lý tài liệu … (tạo file.pdf).

• Máy tính Historical Data Storage - HDS (1 bộ) : lưu trữ dữ liệu, thông số vận hành quá khứ trong 1 thời gian khá dài (vài năm) và 05 máy in để in dữ kiện, thông số.

1.3.3.3. Mô tả các máy tính ở phòng thiết bịđiều khiển

• Chức năng máy tính trạm MPS (Multiple Process Station) giống như các

Computer cài đặt các phần mềm khác nhau để thực hiện nhiệm vụ của nó. Chức năng chính của các máy tính trạm (MPS): xử lý tín hiệu vào ra, thực thi các logic điều khiển, lưu trữ dữ liệu trong thời gian gian ngắn. Các MPS được nối với nhau qua 2 kênh truyền (Ethernet) dữ liệu Pch và Qch mục đích dự phòng lẫn nhau. MPS nối vào các bộđiều khiển thiết bị I/O tại chổ qua 2 kênh truyền (Control net) A & B.

• Nhiệm vụ của các máy tính ở phòng thiết bị: là điều khiển, vận hành tựđộng nhà máy thông qua các hệ thống lập trình sẵn và liên động qua lại lẫn nhau.

− Hệ thống điều khiển chính (APS: Automatic Plant Start-up / Shutdown &

Unit Master Control) dùng điều khiển tự động khởi động / ngừng tổ máy. Đây là mức điều khiển cao nhất có quyền ra lệnh đến từng hệ thống điều khiển khác có mức điều khiển thấp hơn.

Hình 1.15 Tiến trình khởi động tựđộng tổ máy ở APS

− Hệ thống điều khiển tự động (APC: Automatic Plant Control) điều khiển lưu lượng dầu, gió, lưu lượng nước cấp vào lò, nhiệt độ hơi tái sấy…

− Hệ thống quản lý các bộ đốt (BMS: Burner Management System) giám sát

sự cháy trong buồng lửa.

− Hệ thống điều khiển vận hành tựđộng các thiết bị phụ (BOP)

Hình 1.16 Tiến trình ngừng tựđộng tổ máy theo APS

− Hệ thống phân phối nguồn cho các tổ máy (UPDS: Unit Power Distribution

System)

− Hệ thống điều khiển các thiết bị chung (CSC : Common System Control)

1.3.3.4. Hệ thống điều khiển, giám sát và bảo vệ máy phát điện:

Chức năng điều khiển: khởi động MPĐ, điều khiển hệ thống kích từ, tăng/giảm tải MPĐ, hòa điện và tách lưới từ hệ thống điều khiển phân tán DCS thông qua hệ

thống DEH (Digital Electrical Flash Hydraulic Control System). Có thể chọn chế độ

vận hành AVR từ bảng điều khiển máy phát và tích hợp với một số chức năng sau: + Chức năng đo lường: đo điện áp, dòng điện, tần số, cosϕ, MW, MWh, MVAr, MVArh, điện áp và dòng điện kích từ.

+ Chức năng bảo vệ: bao gồm bảo vệ hệ thống kích từ; hệ thống làm mát khí Hydro; bảo vệ bợ trục; giám sát nhiệt độ lõi thép, cuộn dây và bảo vệ phần điện. Các Relay bảo vệ máy phát được lắp đặt tại tủ rơ le bảo vệ MPĐ (GPR) và tủ rơ le bảo vệ MBA (TPR). Các tủ bảo vệ này được lắp trong phòng máy tính của phòng kiểm soát trung tâm. Hệ thống bảo vệ (các rơ le bảo vệ số và các rơ le khóa) có thể làm việc chọn lọc hoặc phối hợp khi có sự cố MPĐ.

Hình 1.19 Giao diện theo dõi các thông số nhiệt độ máy phát

Hình 1.20 (b) Giao diện theo dõi các thông sốđiện máy phát

Một phần của tài liệu Khảo sát máy phát điện 330 MW làm mát bằng hydro, mô phỏng bằng phần mềm matlab các chế độ vận hành của nó (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)