Hướng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát máy phát điện 330 MW làm mát bằng hydro, mô phỏng bằng phần mềm matlab các chế độ vận hành của nó (Trang 47)

Máy phát 330 MW là tổ máy có công lớn nhất trên toàn lãnh thổ nước ta hiện

nay. Đối với máy phát làm mát bằng không khí thì trước năm 2009 ở Nhật Bản chưa

có máy phát nào có công suất lớn hơn 300 MW. Kể từ sau năm 2009 Misubishi mới

nghiên cứu sản xuất thử nghiệm máy phát 300 MW làm mát bằng không khí đến nay

đã thành công và đang được sản xuất đưa ra thị trường khắp thế giới.

Nhằm hiểu rõ thiết bị đang quản lý sửa chữa, vận hành một cách sâu sắc, hiểu rõ đặt tính tính năng của máy phát làm mát bằng Hydro, sơ đồ kết lưới, phương thức vận hành và cải tiến được một số điều kiện vận hành có thể của máy phát 330 MW

làm mát bằng khí Hydro được lắp đặt ở Nhà máy Nhiệt Điện Ô Môn góp phần nâng

cao tính ổn định của hệ thống.

Hiện nay có một số phần mền đã mô phỏng được máy phát đồng bộ như phần mềm Matlab 2010 trở đi, vì vậy hướng nghiên cứu của chuyên đề này sẽ khảo sát mô phỏng máy phát 330 MW làm mát bằng Hydro của nhà máy điện Ô môn vào mô phỏng một số chế độ vận hành của máy phát 330 MW theo thông số của nhà chế tạo và so sánh với tài liệu kỹ thuật đính kèm, đề xuất phương thức vận hành kinh tế hợp lý nếu có thể thực hiện được.

Chương 2

CƠ S LÝ THUYT, CÁC PHƯƠNG TRÌNH TOÁN HC V MÁY PHÁT ĐỒNG B.

2.1. Mô hình máy phát điện đồng bộ.

Một máy phát điện đồng bộ cấu tạo đơn cơ bản như hình 3.1 biểu diễn mặt cắt ngang của một máy điện đồng bộ 3 pha có một cặp cực. Cấu tạo gồm hai phần chính: phần cảm hay rotor là phần kích từ được kéo bởi động cơ sơ cấp và phần ứng hay startor là phần đứng yên được kết nối với hệ thống điện.

Startor được ghép thành hình trụ bởi các lá thép kỹ thuật điện và có rãnh phía trong để đặt cuộn dây ba pha. Các dây quấn ba pha được bố trí lệch nhau 1200 trong các rãnh của stator.

Rotor được đúc từ thép khối với các rãnh hướng tâm ở hai phía để đặt dây quấn kích từ tạo thành cực từ. Dòng kích từđược đưa vào rotor thông qua chổi than, cổ góp

hoặc sử dụng diode quay. Rotor được phân loại theo tỉ lệđường kính và chiều dài trục, rotor cực lồi sử dụng cho các máy phát có tốc độ thấp thường là các máy phát thủy điện, rotor cực ẩn sử dụng cho máy phát điện có tốc độ cao thường là các máy phát nhiệt điện và các tổ máy Gas Turbine.

Số cặp cực được xác định bởi tốc độ cơ của rotor và tần số của dòng điện stator: =60. .

Trong đó: n : tốc độ rotor (vòng/phút).

f : tần số (Hz).

Pf : số cặp cực. (đối với máy phát khảo sát Pf = 1)

Một phần của tài liệu Khảo sát máy phát điện 330 MW làm mát bằng hydro, mô phỏng bằng phần mềm matlab các chế độ vận hành của nó (Trang 47)