Các thao tác để cho phép kiểm tra/đi vào trong (các) thùng, v.v.

Một phần của tài liệu hướng dẫn vận hành cương vị u1300 nhà máy đạm ninh bình (Trang 46)

D – NGỪNG MÁY BÌNH THƯỜNG 1 Chương trình ngừng máy

3.Các thao tác để cho phép kiểm tra/đi vào trong (các) thùng, v.v.

Như đã đề cập ở trên, nếu cần đi vào trong lò khí hoá/bộ làm mát khí tổng hợp SGC (hoặc bộ lọc nhiệt độ cao, áp suất cao trong U-1500), phải thực hiện một quy trình ngừng máy đặc biệt. Lý do chính là có tro bay rất mịn chứa carbon và sắt (sulfua), các thành phần này sẽ phản ứng (chậm) với không khí (oxy) ngay cả ở nhiệt độ môi trường, do đó giải phóng nhiệt và SO2.

Đối với các thiết bị khác trong khu vực này, có thể thực hiện quy trình cách ly bình thường (bịt, tháo các đường ống, v.v…) và khử trơ. Quy trình này không được mô tả chi tiết (phải do nhóm vận hành thử nghiệm/chạy thử thực hiện).

Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý và tuân thủ các quy trình vận hành đối với các đường ống, van, đồng hồ đo và thiết bị “sạch oxy”. Nhóm nghiệm thu/chạy thử phải chuẩn bị các quy trình này). Nếu không tuân thủ các quy trình này thì về sau, có thể sẽ đòi hỏi phải thổi sạch (hóa chất) và/ hoặc dẫn đến các điều kiện vận hành không an toàn.

Các quy trình có thể phụ thuộc một chút vào từng dự án do khác biệt trong sự phân chia giữa các thiết bị hàn/ bắt vít, vv và do khác biệt trong quá trình thổi sạch bằng hóa chất được phép áp dụng theo các quy định của địa phương

Lưu ý: Đối với hầu hết các nơi, khuyến khích lắp đặt phòng “sạch oxy” trong các cơ sở bảo dưỡng để thực hiện bảo trì/thổi sạch “tại chỗ” cho các van nhỏ và (đặc biệt là) các đồng hồ đo. Khuyến cáo sử dụng đội ngũ chuyên nghiệp để thực hiện thổi sạch các hệ thống đường ống và thiết bị lớn. Đội ngũ này cũng có thể sẽ hỗ trợ trong quá trình nghiệm thu chạy thử ban đầu và chuẩn bị sản xuất.

Quy trình ngừng lò khí hóa/ bộ làm mát khí tổng hợp SGC (gọi là quy trình “đốt hoàn toàn”) bao gồm các bước sau đây (số lần dựa vào một hay nhiều năm vận hành mà không có hoạt động kiểm tra giữa kì):

• Phun khí tiện ích/ ni tơ (tool air/nitrogen) (25/75% v /% v) qua ống tạm thời vào khoang vành khăn lò khí hóa thông qua hai van được lắp đặt trên các bộ chia khí bên ngoài của vòng phân phối nitơ nội bộ trong khoang vành khăn (với hệ thống nước/ hơi nước đang hoạt động và hơi nước phun vào bao hơi giúp duy trì nhiệt độ ít nhất là 200 ºC, hệ thống nước làm mát đầu đốt đang hoạt động bình thường và ejector J-1601 đang được dùng để giữ cho hệ thống ở áp suất khí quyển).

• Tăng hàm lượng không khí trong dòng tới khoang vành khăn lên đến 100% trong 3-4 giờ. • Sau khoảng 6 giờ, mở các van thải của lò khí hoá, sau đó có thể ngắt kết nối không khí và nitơ, đồng thời có thể mở hoàn toàn các van (hút không khí bên ngoài). Điều chỉnh lưu lượng hơi nước tới ejector để tăng lượng không khí cho phù hợp.

• Sau 12 giờ bắt đầu lấy mẫu luồng khí cửa ra thông qua kết nối trên đường lấy mẫu đến 16AI- 0013. Ngay sau khi giá trị SO2 đã giảm dưới 2 mg/Nm3, bắt đầu quy trình làm mát. Giảm lượng không khí hút ra qua hệ thống (ở những điểm có độ ẩm không khí rất cao, xem xét sử dụng (ít nhất là một phần) biện pháp hút ẩm cho không khí phun vào).

Thao tác làm mát và “bịt” (“blinding”) hệ thống có thể đi liền với nhau. Thao tác làm mát được thực hiện bằng cách ngừng phun hơi nước vào bao hơi, dừng bộ gia nhiệt trong hệ thống nước làm mát đầu đốt và dừng tất cả các bộ phận bảo ôn (tracing), tiếp đó là thay thế nước tuần hoàn nóng bằng nước cấp lò hơi lạnh. Khi đạt đến nhiệt độ khoảng 100oC, tức là hệ thống hơi nước đã đạt áp suất khí quyển, có thể xem xét thải toàn bộ hệ thống nước/hơi nước và cấp lại nước cấp lò hơi lạnh (thống nhất với nhà cung cấp thiết bị). Sau khi hệ thống đã được làm mát, các thao tác cuối cùng cho hệ thống nước/hơi nước là dừng các bơm tuần hoàn và phủ khí (blanketing) cho bao hơi (bao hơi cần được giữ ở áp suất khí quyển bằng cách mở van phóng không và hạn chế lưu lượng ni tơ phun vào thấp dưới khả năng phóng không của van). Các thao tác cho hệ thống nước làm mát đầu đốt than là tương tự. Không khuyến khích bịt, thải… cho hệ thống nếu không phải thay thế hay sửa chữa thiết bị. Tuy nhiên, nếu phải thực hiện bịt, thải…

thì khuyến cáo tái cấp cho hệ thống (trong phạm vi có thể) sau khi đã hoàn tất thao tác bịt (blinding) thích hợp.

Để hạn chế chỗ bịt trong khi thỏa mãn tất cả các yêu cầu an toàn, cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này trong khi thiết kế. Phụ lục cung cấp danh sách bịt điển hình cho phép đi vào lò khí hóa an toàn.

Ghi lại các tấm bịt đánh dấu là OM (“Operations Manager approval”-phê chuẩn của giám đốc vận hành). Đây là các tấm bịt quan trọng cần dùng nếu bộ chia bó đuốc được giữ “động” (live) hay trơ. Cần phải có phê chuẩn của giám đốc vận hành do những tấm bịt này “khử kích hoạt” “các thiết bị áp lực an toàn tối đa” cho toàn bộ hệ thống khí hóa.

Để đi vào thiết bị, rõ ràng cần phải thực hiện các biện pháp thích hợp cho phóng không, lấy mẫu không khí (O2, CO và SO2 là các thành phần chính), quan sát các cửa người, sử dụng thiết bị bảo vệ thích hợp cho người (mũ, găng tay, áo bảo hộ, các thiết bị bảo vệ chống hít bụi, đặc biệt trong các thao tác thổi sạch), lắp đặt đầy đủ giàn giáo cho thi công, v.v…Tất cả các hoạt động này cần được xác định rõ trong phạm vi công việc yêu cầu.

Thêm vào đó, có thể đòi hỏi phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt (tùy thuộc vào loại than/ thời gian chạy) do thực tế là mức phóng xạ tự nhiên của thành phần than có xu hướng dẫn đến mức phóng xạ trong lò khí hóa hơi tăng (trước khi thổi sạch).

Cuối cùng, cần biết là phải tránh tiếp xúc với khối có thể biến dạng (rammable mass) và/ hoặc một loại vật liệu chịu lửa nào khác được dùng (trong “hộp lửa” (fire box) và/hoặc khoang vành khăn). Ngoài ra, nếu phải thực hiện các thao tác lớn (như bắt vít lại) thì phải che đậy cho đầu của đầu đốt (thậm chí phải tháo đầu đốt ra) .

Lưu ý:

Để tháo rỡ/ thay thế đầu đốt than, luôn đòi hỏi phải đi vào trong lò khí hóa. Cần kiểm tra đảm bảo các đầu đốt đã được lắp đặt chính xác, tức là được chèn và đặt góc sao cho chúng không va chạm vào khung đầu đốt trong quá trình vận hành. Tương tự như vậy đối với đầu đốt khởi động và đầu đốt châm lửa nếu cần phải thay thế toàn bộ đầu đốt.

Thông thường, chỉ cần thay thế đầu của đầu đốt; điều này được thực hiện khi lò khí hóa ở điều kiện vận hành bình thường hoặc trong quá trình ngừng máy. Đối với đầu đốt khởi động, điều này thường được thực hiện sau khoảng 20 lần khởi động (hoặc 100 giờ vận hành; một trong hai điều kiện đến trước).

Một phần của tài liệu hướng dẫn vận hành cương vị u1300 nhà máy đạm ninh bình (Trang 46)