13KS-0011/0021/0031 (cho đầu đốt số 1)

Một phần của tài liệu hướng dẫn vận hành cương vị u1300 nhà máy đạm ninh bình (Trang 84)

D – NGỪNG MÁY BÌNH THƯỜNG 1 Chương trình ngừng máy

4.2.6.13KS-0011/0021/0031 (cho đầu đốt số 1)

4. Thao tác thử nghiệm

4.2.6.13KS-0011/0021/0031 (cho đầu đốt số 1)

Thử nghiệm logic đầu đốt than có thể chia làm 3 loại, đó là: “thử nghiệm không tải”, thử nghiệm tuần hoàn đầu đốt và “vận hành đầu đốt mô phỏng” (dùng “N2 sạch O2” làm khí thổi và duy trì dòng than ở trong vòng tuần hoàn; chuyển sang lò khí hóa mô phỏng).

Phải thực hiện “thử nghiệm không tải” và thử nghiệm tuần hoàn đầu đốt trước khi bắt đầu thử nghiệm 13KS-0001 với “N2 sạch O2” để có thể kết hợp thử nghiệm này với “vận hành đầu đốt mô phỏng”.

Trước khi bắt đầu bất kì “thử nghiệm không tải” nào, cần đảm bảo đã cách ly triệt để mọi môi chất.

Có thể giới hạn thử nghiệm đối với chương trình 13KS-0011/21 và thử nghiệm bao gồm các bước sau đây:

1. Khởi động chương trình, điều này sẽ thực hiện các bước từ 1 đến 11 (là các bước tuần hoàn) của 13KS-0011.

2. Mô phỏng các điều kiện cho phép (permissives) (theo từng bước) cho các bước 12, 13, 15, 16, 17, 18, 19 và 26. Điều này cho phép chương trình diễn tiến đến bước 26 (theo từng bước, ở giữa có các thao tác dừng/ khởi động lại).

3. Mô phỏng các điều kiện cho phép (permissives) cho bước 2 và 3 của 13KS-0021 và khởi động 13KS-0021, cho phép diễn tiến đến bước 4.

4. Mô phỏng các điều kiện cho phép (permissives) của bước 4 và khởi động lại chương trình, cho phép diễn tiến đến bước 7.

6. Bỏ tất cả các mô phỏng.

Dùng thử nghiệm tuần hoàn đầu đốt để điều chỉnh “thiết bị đo lưu lượng”, điều chỉnh các giá trị cài đặt/đường đồ thị trong logic khởi động đầu đốt và để thử nghiệm thực tế hoạt động này cho ra biên độ vận hành khởi động toàn diện.

Yêu cầu thực hiện các thao tác sau đây (cho đầu đốt số 1; các đầu đốt khác là tương tự): 1. “Điều chỉnh trước” thiết bị đo tỷ trọng dòng than (13DI-0101/0102) bằng cách:

a) Đo tỷ trọng của ống đầy N2 ở áp suất khí quyển. b) Đo tỷ trọng của ống đầy N2 ở áp suất tối đa có thể.

Dùng hai dữ liệu này để thiết lập quan hệ tuyến tính giữa tín hiệu đồng hồ đo và tỷ trọng (chưa điều chỉnh).

2. Khởi động máy nghiền than, cấp than cho V-1201A. Ngay sau khi V-1201A đã đạt tới mức tương ứng với lượng than tối đa của V-1205A cộng với lượng than của V-1204A, ngừng máy nghiền và khởi động 12KS-0001 để cấp đầy cho V-1205A và V-1204A.

3. Đảm bảo là 13XV-0108/0110 đã khóa sao cho không thể vặn/mở các van này (bằng tay hay bằng chương trình).

4. Bắt đầu vòng tuần hoàn than thông qua 13KS-0011, thực hiện các bước từ 1 đến 11. 5. Chuyển khống chế thùng cấp cao áp từ 12PdC-0128 sang 12PC-0127.

6. Chuyển 13PV-0103 sang bằng tay và đóng van.

7. Chuyển 13FIC-0102 sang khống chế tốc độ “bằng tay” (13SC-0102) thông qua “HC-5”. 8. Chuyển khống chế lưu lượng than từ “khởi động” sang “13FC-0101” thông qua “HS-4”. 9. Hoàn tất bảng sau đây (thông qua thao tác điều khiển của 12PIC-0127, 13PV-0103, 13SIC- 0102 and 13FC-0101). (3) “Khởi động” “Khởi động” 50% “Bình thường” 50% “Bình thường” 75% “Bình thường” 100% 13PIC-0127 1,5 2,6 4,7 4,8 4,9

MPag 13PI-0103 (1), MPag 1,1 2,1 4,1 4,1 4,1 13SIC-0101 (1), m/s 7 7 7 8,3 11,0 13FIC-0101 (1), kg/s 1,1 1,4 2,2 3,0 3,8 13DI-0101, kg/m3 13PI-0101, MPag 13TI-0101, 0C 13DI- 0101.cor, kg/m3 13DI-0102, kg/m3 13SI-0102, m/s 12WI- 0101(t1), kg (2)

12WI-0101 (t2), kg (2)

Lưu ý:

(1) Dữ liệu điển hình; tùy thuộc vào từng dự án

(2) Thời gian giữa t1 và t2 được lựa chọn sao cho lưu lượng trung bình tính được trong giai đoạn này là đủ dùng cho mục đích hiệu chỉnh (trong giai đoạn này không cho phép tháo than từ V-1201A sang V-1204A).

(3) Để đạt được các giá trị đọc chấp nhận được, đòi hỏi phải điều chỉnh các bộ điều khiển và lựa chọn cặp cảm biến thích hợp trong 13ST-0101 ngay từ bước đầu tiên.

Dựa vào bảng trên, có thể chuẩn bị một đường đồ thị chính xác yêu cầu phải suy ra lưu lượng than thực tế từ giá trị đọc của 12SIC-0101 cho toàn bộ biên độ vận hành (bình thường)

Lưu ý: Có thể yêu cầu phải kiểm tra chi tiết hơn về ảnh hưởng của áp suất để đảm bảo đường đồ thị hiệu chỉnh, phép ngoại suy rộng của thiết bị đo tỷ trọng là chính xác.

10. Ngừng tuần hoàn thông qua 13KS-0011 (lưu ý: kiểm tra đảm bảo các bộ điều khiển được điều chỉnh đã quay trở lại trạng thái thích hợp cho khởi động/ vận hành bình thường).

Lưu ý: Khuyến cáo trước hết phải ngừng 12KS-0001 trong trường hợp đã hoàn tất thử nghiệm đầu đốt 1 và 2 để có thể chuyển toàn bộ than trở lại V-1201A (thông qua 13KS-0011/0012).

Cần lặp lại quy trình trên cho các đầu đốt 2, 3 và 4, nhưng trong trường hợp này, có thể dùng quan hệ giữa tín hiệu đầu ra/ tỷ trọng (và lựa chọn cảm biến cho thiết bị đo vận tốc) được thiết lập cho đầu đốt số 1 làm vị trí bắt đầu. Điều này sẽ dẫn đến yêu cầu thử nghiệm hẹp hơn. Vận hành đầu đốt mô phỏng là thử nghiệm khuyên dùng cuối cùng. Trong trường hợp này, mô phỏng chế độ khởi động và vận hành bình thường bằng cách dùng “N2 sạch O2” làm khí thổi, đồng thời giữ dòng than ở chế độ “vận hành tuần hoàn”.

Cần thực hiện thử nghiệm này đồng thời với thử nghiệm cuối cùng đối với 13KS-0001. Thử nghiệm này yêu cầu có các thao tác sau đây (cho đầu đốt số 1):

2. Hoàn tất thử nghiệm 13KS-0001 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lưu ý: Thử nghiệm này cần bao gồm cả thử nghiệm chương trình thử rò hệ thống oxy cho đầu đốt 13KS-0031/32/33/34 và sẽ yêu cầu có nhiều mô phỏng; một trong các điều kiện là đầu đốt khởi động đang hoạt động; xem phần trước).

3. Đảm bảo đã khóa các van (13XV-0108/0110) sao cho không thể vặn/ mở các van này (bằng tay hay bằng chương trình) và khóa van chặn tuần hoàn 13XV-0113 ở vị trí mở (để tránh ngừng đầu đốt thông qua bước 22).

4. Mô phỏng các vị trí mở và đóng của 13XV-0108/0110.

5. Tăng áp suất lò khí hóa đến áp suất khởi động (thiết lập thông qua chương trình thử nghiệm đầu đốt khởi động).

6. Khởi động đầu đốt than ở chế độ tuần hoàn (nếu cần sau khi cấp đầy cho hệ thống cấp) thống qua 13KS-0011 (các bước từ 1 đến 11).

7. Kiểm tra đảm bảo đang mô phỏng 13KS-0011 cũng như các khóa liên động thích hợp, chưa lắp đặt nhưng cần phải khởi động/kích hoạt đầu đốt than (một trong các điều kiện là máy nén khí dập đang hoạt động) và chèn các mô phỏng này.

8. Khởi động đầu đốt than thông qua 13KS-0011 (các bước từ 12 đến 21).

9. Chuyển bộ điều khiển áp suất lò khí hóa/ hệ thống (16PIC-0008) sang chế độ vận hành “bằng tay” (thông qua HC-1) và nâng dần áp suất trong phạm vi có thể (áp suất “N2 sạch O2) và ghi độ mở van của 13FV-0103 là hàm số của áp suất lò khí hóa (sau đó có thể dùng giá trị này, thông qua điều chỉnh cho các đặc điểm vật lí, để thiết lập đường đồ thị yêu cầu thể hiện mối quan hệ giữa “độ nâng của 13FV-0103” và “áp suất lò khí hóa”.

10. Ngừng đầu đốt thông qua chương trình 13KS-0011 và bỏ tất cả các mô phỏng/khóa,v.v… 11. Tháo cạn các hệ thống cấp than.

Lưu ý:Cần biết rằng tất cả các thử nghiệm mô tả ở trên đã được đơn giản hóa rất nhiều và nhóm nghiệm thu/chạy máy sẽ phải triển khai chi tiết.

MỤC LỤC

I – MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA CƯƠNG VỊ 1

II – NHIỆM VỤ - QUYỀN HẠN – TRÁCH NHIỆM 1

B – QUYỀN HẠN 1

C – TRÁCH NHIỆM 2

III – THUYẾT MINH LƯU TRÌNH CÔNG NGHỆ 3

IV – THIẾT BỊ QUẢN LÝ 8

V – CÁC CHỈ TIÊU CÔNG NGHỆ CẦN KHỐNG CHẾ 12

VI – QUY TRÌNH THAO TÁC CƯƠNG VỊ U-1300 17

Một phần của tài liệu hướng dẫn vận hành cương vị u1300 nhà máy đạm ninh bình (Trang 84)