D – NGỪNG MÁY BÌNH THƯỜNG 1 Chương trình ngừng máy
4. Thao tác thử nghiệm
4.2. Thử nghiệm hệ thống chuỗi/dừng
Chỉ tiến hành thử nghiệm này khi đã hoàn thiện hoạt động của tất cả các công tắc/ cài đặt. Thử nghiệm này là để đảm bảo phần mềm logic hoạt động đúng như chủ định/thiết kế và cần dùng thử nghiệm này để “điều chỉnh” (tối ưu) các giá trị cài đặt của bộ điều khiển.
4.2.1. 13KS-0001
Đối với hệ thống cấp oxy, cần phải tiến hành “thử nghiệm không tải” (dry test) và thử nghiệm với môi chất là ni tơ.
“Thử nghiệm không tải” bao gồm có: Khởi động chương trình và mô phỏng/ kiểm tra các điểm đặt của chuỗi này đến bước 11 (không kiểm tra các bước 12-14 ở thời điểm này). Để bắt đầu thử nghiệm, cần đảm bảo đã bịt kín tất cả các đường đi vào hệ thống oxy (hoặc ít nhất là các van chặn bằng tay đóng và khóa), trong trường hợp này là: Đường oxy, ni tơ (thường ngắt kết nối với hệ thống oxy, nhưng cũng cần cách ly N2 tới đường khí thổi sạch đầu đốt), hơi nước (gồm cả hơi nước tới ejector J-1601), nước ngưng, đường kết nối với khách hàng và kết nối với bó đuốc (không yêu cầu nếu bó đuốc chỉ kết nối với xưởng khí hóa). Thêm vào đó, cần đóng các hệ thống từ khí hóa đến rửa ướt và duy trì các hệ thống này ở áp suất khí quyển.
1. Mô phỏng “Lỗi” (Fail) (mô phỏng trong DCS hoặc tốt hơn là tại bộ truyền phát) cho các điểm đặt sau đây: 13PdSL-0002 và 13PdSL-0006.
2. Mở 16XV-0002, 16PV-0008A/B và đóng 16XV-0003/0004 và16HV-0007 (thông qua mô phỏng nếu cần).
3. Khởi động chương trình và kiểm tra đảm bảo các bước 1-4 được triển khai đúng (Lưu ý: các bước 2 và 3 có nhiều khả năng bị “bỏ qua” nhất (ít nhất là bỏ qua một phần), do các van thường có xu hướng đã ở vị trí đúng).
4. “Kích hoạt 13PdSL-0002” (Release 13PdSL-0002), dẫn đến thực hiện đúng bước 5 và 6. 5. Mô phỏng 13GSH-0023/0024 và sau đó là 13XSH-0003A/B, dẫn đến thực hiện đúng bước 7, 8 và 9.
6. Bỏ mô phỏng 13GSH-0023, dẫn tới dừng chương trình (các bước 9A đến 12D).
7. Bỏ mô phỏng 13XSH-0003A/B và khởi động lại chương trình. Chương trình này sẽ thực hiện từ bước 1 đến bước 6.
8. Tái lập mô phỏng 13GSH-0023 và 13XSH-0003A/B, dẫn tới thực hiện bước 7, 8 và 9.
9. “Kích hoạt (Release) 13PdSL-0006”, dẫn đến thực hiện đúng bước 10 và 11 (gồm cả khởi động các chương trình thử rò đầu đốt)
10. Bỏ mô phỏng 13GSH-0024, dẫn đến ngừng chương trình và các chương trình thử rò đầu đốt. 11. Bỏ mô phỏng 13GSH-0023 và 13XSH-0003A/B.
Thử nghiệm với môi chất là “ni tơ sạch oxy” cần được thực hiện kết hợp với “các thử nghiệm đầu đốt than”. Đối với thử nghiệm này, các điều kiện là tương tự ngoại trừ điều kiện là đường “ni tơ cao áp sạch oxy” phải kết nối với hệ thống và mở, đồng thời không thực hiện các bước 4 và 5 của chương trình trên (đường thổi sạch cao áp đến đầu đốt cần phải tiếp tục ngắt kết nối thông qua các van chặn và sẽ có yêu cầu một số mô phỏng để đảm bảo các chương trình khác nhau sẽ tiếp tục.
Cần thực hiện các bước sau đây:
1. Khống chế ghi đè (override) tín hiệu “mở” tới 13XV-0001/0002 và mô phỏng tín hiệu “mở” từ 13XV-0001/0002 ở các bước thích hợp (5 và 6) trong chương trình.
3. Mô phỏng 13XSH-0003A/B và 13GSH-0023/0024; mô phỏng này cần thực hiện các bước từ 8 đến 10.
4. Mô phỏng 13KS-0003 (18), điều này khởi động các chương trình thử rò đầu đốt (xem bên dưới).
5. Nếu hoàn tất: chạy các thử nghiệm đầu đốt (xem bên dưới).
6. Nếu hoàn tất: chạy “chương trình ngoài” (out-program) và bỏ tất cả các mô phỏng. 7. Ngắt kết nối hệ thống ni tơ cao áp sạch oxy.
4.2.2. 13KS-0002
Hệ thống này cần phải được “thử nghiệm không tải” (dry tested) mà vẫn có thể đi vào lò khí hóa, để đảm bảo bước chèn đưa đầu đốt vào vị trí chèn mong muốn (tất nhiên là nhóm thi công cần phải kiểm tra, chứ không dựa vào điều này). Trước thử nghiệm này, cần đảm bảo là tất cả các môi chất được cách ly triệt để và bộ đánh lửa bị “khóa” (không có điện).
“Thử nghiệm không tải” thực tế bao gồm các bước sau đây: 1. Mô phỏng tất cả các điều kiện cho phép (“permissives”) của bước 1,
2. Khởi động chương trình, điều này sẽ thực hiện các bước từ 1 đến 7, nhưng chương trình sẽ “treo” ở bước 8 (13PSL-0020 vẫn xuất hiện).
3. Tại điểm này, kiểm tra đảm bảo vị trí chèn đúng của đầu đốt. Nếu O.K., tiếp tục thử nghiệm (bước 4), nếu không thì rút đầu đốt thông qua “chương trình ngoài” (out program) và đảm bảo tất cả các chỗ kết nối cần thiết đã được thiết lập (nhắc lại bước 1-3 cho đến khi đã đảm bảo điều này).
4. Mô phỏng 13PSL-0020, điều này sẽ thực hện bước 8, nhưng chương trình sẽ trở lại bước 6 thông qua 9A, v.v… (các điều kiện trong logic an toàn tuyệt đối 13UZ-0006C sẽ không được thỏa mãn).
5. Mô phỏng các điều kiện cho phép (permissives) cho bước 9 và khởi động lại. Sau đó, chèn các mô phỏng cho bước 10 và khởi động lại, cho bước 11 và khởi động lại, và cuối cùng cho bước 13 và khởi động lại. Yêu cầu có các mô phỏng này là do logic an toàn sẽ không cho phép thực hiện nhiều bước khác nhau. Với các mô phỏng này, các bước 6 - 13 sẽ được thực hiện. 6. Chạy “chương trình ngoài” (out-program) và sau đó bỏ tất cả các mô phỏng.
Phải thực hiện thử nghiệm châm lửa đầu đốt thực tế sau khi đã tiến hành thử rò cho hệ thống khí hóa (và thường là sau khi đã hoàn tất thử nghiệm chương trình 13KS-0010). Trong thử nghiệm này, về nguyên tắc, không dùng các mô phỏng/ khống chế ghi đè nữa.
Thử nghiệm thực tế bao gồm các bước sau đây:
1. Kiểm tra kết cấu (tất cả các van đã ở vị trí đúng chưa, v.v…)
2. Đảm bảo tất cả các điều kiện cho phép (permissives) cho bước 1 đã xuất hiện. Điều này có thể yêu cầu chạy 13KS-0010 và yêu cầu mô phỏng 13PSH-0031 (áp suất O2 cho đầu đốt khởi động xuất hiện để có thể kích hoạt đầu đốt khởi động ngay sau khi đầu đốt châm lửa cháy; không thực hiện điều này tại thời điểm này).
3. Khởi động chương trình, có người vận hành tại hiện trường (cần dự tính là sẽ phải khởi động lại một vài lần (từ bước 6) để đạt được tỷ lệ LPG/không khí thích hợp cho đầu đốt, tức là các giá trị cài đặt của van khống chế áp suất tại chỗ (local PCV’s) trong đường LPG và đường không khí.)
4. Khi trạng thái vận hành ổn định (và châm lửa đảm bảo) đã được xác nhận thì ngừng đầu đốt thông qua “chương trình ngoài” (out-program) và bỏ mô phỏng 13PSH-0031.
4.2.3. 13KS-0003
Hệ thống này cần phải được “thử nghiệm không tải” (dry tested) mà vẫn có thể đi vào lò khí hóa, để đảm bảo bước chèn đưa đầu đốt vào vị trí chèn mong muốn (tất nhiên là nhóm thi công cần phải kiểm tra, chứ không dựa vào điều này). Trước thử nghiệm này, cần đảm bảo là tất cả các môi chất được cách ly triệt để và P-1306 bị “khóa” (không có điện).
“Thử nghiệm không tải” thực tế bao gồm các bước sau đây:
1. Mô phỏng tất cả các điều kiện cho phép (“permissives”) của bước 1, 2, 3, và 4. 2. Khởi động chương trình, điều này sẽ thực hiện các bước từ 1 đến 8.
3. Tại điểm này, kiểm tra đảm bảo vị trí chèn đúng của đầu đốt. Nếu O.K., tiếp tục thử nghiệm (bước 4), nếu không thì rút đầu đốt thông qua “chương trình ngoài” (out - program) và đảm bảo tất cả các chỗ kết nối cần thiết đã được thiết lập (nhắc lại bước 1-3 cho đến khi đã đảm bảo điều này).
4. Nhiều bước sau đây yêu cầu phải mô phỏng các điều kiện cho phép (permissives) do các logic an toàn sẽ không cho phép mở các van. Phải đặt các mô phỏng này theo yêu cầu để thử nghiệm toàn bộ chương trình đến bước 18.
5. Chạy “chương trình ngoài” (out-program) và bỏ tất cả các mô phỏng.
Phải thực hiện thử nghiệm châm lửa đầu đốt thực tế sau khi đã tiến hành thử rò cho hệ thống khí hóa, sau khi đã hoàn tất thử nghiệm chương trình 13KS-0010 và sau khi đã hoàn tất thử nghiệm 13KS-0001 và 13KS-0002. Trong thử nghiệm này, về nguyên tắc, không dùng các mô phỏng/ khống chế ghi đè nữa.
Thử nghiệm thực tế bao gồm các bước sau đây: 1. Kiểm tra kết cấu (vị trí van, v.v…).
2. Kiểm tra đảm bảo tất cả các điều kiện cho phép (permissives) cho bước 1 đã xuất hiện. (Điều này sẽ yêu cầu phải khởi động 13KS-0001 và có thể yêu cầu phải chạy 13KS-0010).
3. Chèn đầu đốt (13KS-0003 các bước 1 - 8).
4. Thực hiện “kiểm tra lưu lượng đầu đốt” (chuẩn bị đường đồ thị P/F (đo tại chỗ) bằng cách cho N2 cao áp (13FIC-0020) thông qua đầu đốt vào lò khí hóa). Trên cơ sở đo đạc, tính “tỷ lệ O2 mong muốn” tương ứng với yêu cầu về dầu và giá trị đặt trước (% độ mở) của 13FV-0003 (dựa vào vị trí van – valve date) yêu cầu trong bước 9 và đưa giá trị này vào trong logic.
5. Khởi động đầu đốt châm lửa thông qua 13KS-0002.
6. Đảm bảo tất cả các dữ liệu công nghệ xung quanh đầu đốt khởi động được định hướng tạm thời (điều này sẽ cho phép điều chỉnh các điều kiện thích hợp để đạt được trạng thái vận hành bảo đảm đối với đầu đốt khởi động).
7. Nếu đầu đốt châm lửa đang hoạt động: Khởi động lại chương trình đầu đốt khởi động từ bước 9. Phải dự tính là ban đầu, phải lặp lại vài lần thao tác khởi động đầu đốt châm lửa và khởi động lại đầu đốt khởi động để đạt đến điểm đặt tỷ lệ và thời gian thích hợp cũng như điểm đặt áp suất tối đa có thể của lò khí hóa.
8. Sau khi đã đạt đến các giá trị đặt thích hợp nhất, tiến hành ngừng thông qua “chương trình ngoài” (out-program).
4.2.4. 13KS-0004/0005/0006
Các hệ thống này không thực sự yêu cầu “thử nghiệm không tải”; có thể tiến hành thử nghiệm các hệ thống này ngay sau khi lò khí hóa/bộ làm mát khí tổng hợp đã qua quá trình thử rò. Thử nghiệm thực chỉ là khởi động (các) chương trình và kiểm tra đảm bảo quá trình thực thi thích hợp.
Chương trình thổi sạch không thực sự yêu cầu thử nghiệm không tải. Ban đầu, cần thử nghiệm với giá trị chênh lệch nhỏ giữa điểm đặt (áp suất) thấp và cao (điểm cao giảm) để hạn chế tiêu thụ ni tơ. Cuối cùng cần thử nghiệm với các điểm đặt yêu cầu thực tế.
Lưu ý:
Tất cả các thử nghiệm mô tả ở trên đều giả thiết là các cấu hình cài đặt của các bộ điều khiển, bộ định thời, điểm đặt, v.v… đã được tính toán và kiểm tra kĩ lưỡng (dữ liệu tùy thuộc vào từng dự án và không thể chỉ sao chép từ tài liệu chung, và chỉ phải tiến hành điều chỉnh nhỏ (chủ yếu là do sự khác biệt nhỏ giữa thời gian không sản xuất giả thiết và thực tế). Cần phải lưu giữ các dữ liệu ghi chép thích hợp của tất cả các thao tác, điều chỉnh cài đặt, v.v…