D – NGỪNG MÁY BÌNH THƯỜNG 1 Chương trình ngừng máy
2. Kiểm tra/hiệu chỉnh đồng hồ đo, kiểm tra logic, v.v…
Nhắc đến vấn đề kiểm tra/hiệu chỉnh đồng hồ đo, chỉ đề cập tới một số đồng hồ đo đặc biệt; còn các đồng hồ đo khác, có thể sử dụng các quy trình thông lệ.
Các đồng hồ đo đặc biệt là:
• Thiết bị đo vận tốc và tỷ trọng dòng than
• Thiết bị đo tỷ trọng nước/hơi nước
2.1. Thiết bị đo vận tốc và tỷ trọng dòng than
Thiết bị đo vận tốc và tỷ trọng dòng than cần được hiệu chỉnh tại chỗ do bố trí và lắp đặt thực tế có thể có ảnh hưởng đến khả năng đọc giá trị đo (read-out) của các thiết bị này. Thiết bị đo tỷ trọng có thể được hiệu chỉnh trước (hai hoặc ba điểm) bằng cách cấp đầy ni tơ vào đường ống ở nhiệt độ khí quyển và tăng áp bằng ni tơ cho đường ống tới áp suất làm việc tối đa (của hệ thống ni tơ) trong phạm vi 1.25 - 65 kg/m3, nhưng vẫn yêu cầu ngoại suy đáng kể (phạm vi vận hành bình thường: 300 - 400 kg/m3).
Chỉ có thể hiểu chỉnh thiết bị đo vận tốc than bằng các thử nghiệm tuần hoàn (than tuần hoàn từ thùng cấp cao áp tới silo chứa thiết bị đo khối lượng). Trong các thử nghiệm này, cũng có thể lựa chọn bộ cảm biến hiệu quả nhất (hệ số tương quan cao nhất).
Do thiết bị đo vận tốc thể hiện “ảnh hưởng tại chỗ” nên thiết bị này có thể được coi là “tin cậy” sau khi đã thiết lập một đường cong hiệu chỉnh cho thiết bị đo này (trên mỗi đường cấp than) trên cơ sở kết quả mà nó đọc được và khối lượng than cấp vào silo (hệ thống nghiền sấy than và hệ thống cấp than phải ngừng trong các thử nghiệm này).
Cần phải thực hiện một chương trình mở rộng cho một trong các đường cấp để đảm bảo các chỉ số đúng cho toàn bộ biên độ hoạt động (lưu lượng và áp suất từ chế độ khởi động, khởi động lại (tại áp suất làm việc) đến chế độ vận hành bình thường). Đối với các đường khác, tối thiểu cần thử nghiệm các điều kiện khởi động bình thường, phụ tải tối thiểu, 75% phụ tải, phụ tải bình thường và phụ tải tối đa.
Trong các thử nghiệm này, cần giảm cỡ than. Nếu thấy hoạt động tháo than bắt đầu bị cản trở thì cần xả bỏ than.
Chi tiết thử nghiệm phải do nhóm nghiệm thu/chạy máy triển khai.
2.2. Thiết bị đo tỷ trọng nước/hơi nước
Đo tỷ trọng hỗn hợp nước/hơi nước rời khỏi ống dập và tỷ trọng nước/hơi nước rời khỏi ống dẫn để thiết lập lượng hơi nước tạo ra do thông số này thể hiện rõ “tình trạng cáu cặn” trên bề mặt các ống này.
Các thiết bị đo này thực hiện tính toán sử dụng phép tính ba điểm, mỗi điểm được xác định rất rõ. Các điểm này là:
• Hệ thống đầy ni tơ lạnh (ở áp suất tối đa đạt được).
• Hệ thống đầy nước lạnh.
• Hệ thống đầy nước nóng (ở nhiệt độ tối đa đạt được, không có sự xuất hiện của hơi nước).
Mặc dù về lý thuyết thì không yêu cầu nhưng đề xuất điểm ni tơ để tránh ngoại suy quá lớn từ các giá trị tỷ trọng tương đối cao cho các điểm đầy nước.