Đóng cặn/tắc nghẽn ống dập/bộ làm mát khí tổng hợp

Một phần của tài liệu hướng dẫn vận hành cương vị u1300 nhà máy đạm ninh bình (Trang 37)

C – Á SỰ Ố THƯỜNG GẶP – BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1 ác sự cố có thể xảy ra

2.5.Đóng cặn/tắc nghẽn ống dập/bộ làm mát khí tổng hợp

2.Các biện pháp xử lý

2.5.Đóng cặn/tắc nghẽn ống dập/bộ làm mát khí tổng hợp

Nếu sự cố này xảy ra, trong khi hệ thống thổi sạch vẫn hoạt động đúng thì nguyên nhân chủ yếu là điều kiện vận hành đối với loại than đang được khí hóa không thích hợp. Trong hầu hết các trường hợp, có thể tránh được điều này nhưng cần phải có thông tin kịp thời về sự thay đổi đặc tính than, chủ yếu liên quan đến nhiệt độ bám dính tro (liên quan đến nhiệt độ nóng chảy tro, biến dạng ban đầu, v.v...).

Người vận hành có một số tiêu chí để đánh giá khả năng xảy ra đóng cặn/tắc nghẽn ống dập/ bộ làm mát khí tổng hợp. Các tiêu chí đó là:

1. Thông tin than/tro liên quan đến dữ liệu vận hành khí hóa/làm mát khí tổng hợp.

Có thể nói một cách đơn giản là nhìn chung, hàm lượng tro >8% và nhiệt độ dập <900 oC và/ hoặc thấp dưới “nhiệt độ biến dạng tro ban đầu” một khoảng > 250 oC (một trong hai điều kiện trội hơn) sẽ làm giảm đóng cặn (và tắc nghẽn).

Đóng cặn sẽ bắt đầu trong ống dập, tiếp đó là tại ống dẫn và cuối cùng là trong bộ làm mát khí tổng hợp (tại đây, đóng cặn có thể dẫn đến tắc nghẽn cửa vào của bó ống đầu tiên).

2. Truyền nhiệt trong ống dập, ống dẫn và bộ làm mát khí tổng hợp Có thể nói một cách đơn giản là:

i) Hiện tượng đóng cặn nghiêm trọng ở cửa vào của ống dập sẽ làm tăng truyền nhiệt trong ống dập so với ống dẫn và bộ làm mát khí tổng hợp. Điều này thể hiện ở mức tăng tỷ lệ truyền nhiệt ở ống dập trên ống dẫn (tỷ trọng hơi nước trong hỗn hợp nước/hơi nước rời khỏi ống dập giảm) và thể hiện bằng 13XX-9004 (Lưu ý: nếu thấy tăng mức sụt áp trên cửa vào ống dập - 13PdI- 0066 thì hiện tượng đóng cặn đã diễn tiến đến mức không thể tránh khỏi phải ngừng xưởng

ii) Hiện tượng đóng cặn nói chung ở ống dập và ống dẫn cuối cùng sẽ dẫn đến tắc nghẽn cửa vào bộ làm mát khí tổng hợp (nếu nhận thấy hiện tượng tắc nghẽn này bằng một mức tăng trong 13PdI-0067/0077 thì không thể tránh khỏi phải ngừng xưởng máy). Hiện tượng này ban đầu thể hiện ở hiệu suất truyền nhiệt trong ống dập và ống dẫn giảm; thể hiện bằng 13XX-9002 và 13XX-9003 và cuối cùng thể hiện ở nhiệt độ cửa ra bộ làm mát khí tổng hợp 13TI-0018 tăng.

iii) Hiện tượng đóng cặn nói chung ở bộ làm mát khí tổng hợp sẽ dẫn đến mức tăng chậm và liên tục ở nhiệt độ cửa ra của bộ làm mát khí tổng hợp 13TI-0018 mà không có tác động giảm hiệu suất truyền nhiệt đáng kể trong ống dập và ống dẫn.

Nếu nhận thấy i) hoặc ii), thì cần tăng tỷ lệ khí dập 13FFI-0008. Thao tác này gần như luôn giải quyết được sự cố và thậm chí còn giúp loại bỏ lớp cáu cặn bề mặt đã hình thành (thường không phải lớp cáu cặn gây ra tắc đường truyền khí, đặc biệt là ở cửa vào của bộ làm mát khí tổng hợp).

Nếu nhận thấy iii), khuyến cáo thực hiện thao tác tương tự như trong hai trường hợp đầu, nhưng trong trường hợp này, cũng cần kiểm tra hoạt động của bộ gõ và một thao tác cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là cần kiểm tra đặc tính tro than (tỷ lệ bổ sung trợ dung, nếu có) liên quan đến nhiệt độ khí hóa (Lưu ý: cuối cùng, yêu cầu phải giảm nhiệt độ khí hóa và chấp nhận hiệu suất chuyển hóa cacbon thấp hơn một chút; điều này có thể yêu cầu cho các loại than có điểm nóng chảy tro rất thấp).

Một phần của tài liệu hướng dẫn vận hành cương vị u1300 nhà máy đạm ninh bình (Trang 37)