Mục tiêu của dự luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký bất động sản ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 70)

Theo Báo cáo Ban soạn thảo về định hƣớng xây dựng dự thảo luật đăng ký bất động sản do Ban biên tập dự án Luật đăng ký bất động sản chuẩn bị vào tháng 4 năm 2008, thì dự án luật này có bốn mục tiêu sau đây:

Thứ nhất: Tạo thuận lợi tối đa cho ngƣời dân khi yêu cầu

đăng ký và tìm hiểu thông tin về bất động sản thông qua việc cải cách thủ tục hành chính, xây dựng quy trình đăng ký đảm bảo công khai, minh bạch, thuận tiện, đồng thời xóa bỏ các bất cập hiện nay nhƣ “nhiều cửa, nhiều giấy chứng nhận” và giải quyết theo hƣớng “một cửa, một giấy”.

Thứ hai: Xây dựng “hồ sơ pháp lý” thể hiện đầy đủ lịch sử

xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền về bất động sản của chủ sở hữu, chủ sử dụng và cá nhân, tổ chức khác có quyền lợi liên quan đến bất động sản đó; xây dựng dữ liệu thông tin tập trung về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nhằm công khai thông tin về bất động sản.

Thứ ba: Tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc

đối với thị trƣờng bất động sản; đồng thời, thông qua Luật Đăng ký bất động sản Nhà nƣớc thực hiện đổi mới về quản lý và cơ quan đăng ký theo các yêu cầu của cải cách hành chính.

Thứ tư: Khắc phục tình trạng pháp luật về đăng ký bất động

thuẫn và nhiều Luật cùng điều chỉnh về đăng ký bất động sản

[10, tr.1- 2].

Với bốn mục tiêu đƣợc xác định trên đây cho thấy nếu dự luật này đƣợc soạn thảo kỹ càng và khoa học thì luật đăng ký bất động sản sẽ mang lại những ý nghĩa nhất định. Nhƣ chúng tôi đã trình bày ở chƣơng I của luận văn này, mẫu số chung của các cải cách pháp luật thời nay trƣớc hết và quan trọng nhất là phải đáp ứng đƣợc nguyện ƣớc của ngƣời dân. Nghĩa là phải lấy lợi ích của ngƣời dân làm trọng thay vì quá tập trung quan tâm đến lợi ích của Nhà nƣớc. Bởi vậy, dự luật phải hƣớng tới việc tạo sự tiện lợi để ngƣời dân có thể tiến hành kê khai, đăng ký bất động sản của mình với chi phí thấp, nhanh gọn về mặt thời gian; mặt khác, trong thời đại bùng nổ của thông tin, cần hƣớng tới việc xây dựng một hệ thống cập nhật và cung cấp thông tin đáng tin cậy, dễ dàng truy cập một khi ngƣời dân có nhu cầu. Một hệ thống cung cấp thông tin điện tử với sự trợ giúp của Internet là điều cần làm ngay, cho dù việc làm này đòi hỏi Nhà nƣớc phải đầu tƣ một khoản tiền lớn, song đây là một việc rất đáng đầu tƣ.

Việc thiết lập một đầu mối lƣu giữ hồ sơ pháp lý, thông tin bất động sản đƣợc lƣu giữ trong sổ đăng ký (sổ cái) của cơ quan đăng ký mới là mục tiêu quan trọng và lâu dài, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà chỉ là việc phụ và chỉ cấp cho những ngƣời có yêu cầu [26, tr.18]. Ban dự thảo đã xác định việc thiết lập “hồ sơ pháp lý” của bất động sản là một mục tiêu quan trọng. Từ đó dự luật ghi nhận “sổ đăng ký bất động sản là văn bản gốc ghi nhận về việc đăng ký các quyền, giao dịch đối với bất động sản. Giấy chứng nhận các quyền, giao dịch đã đăng ký về bất động sản phải phù hợp với nội dung trong Sổ đăng ký bất động sản; nếu có sự khác nhau thì thông tin trong Sổ đăng ký bất động sản là thông tin có hiệu lực pháp lý”, Điều 11.1 Dự thảo lần thứ nhất (sau đây gọi tắt là “Dự thảo”). Một quy định nhƣ vậy dƣờng nhƣ thiếu vắng trong pháp luật đăng ký bất động sản Việt Nam hiện hành.

Vì vậy, ghi nhận này của Dự thảo đã làm thay đổi tƣ duy về đăng ký bất động sản hiện nay. Đầu ra của quy trình đăng ký phải đƣợc đặt trọng tâm vào việc thiết lập sổ đăng ký, việc cấp các giấy chứng nhận chỉ là việc phụ, thực hiện khi ngƣời dân có yêu cầu.

Ban soạn thảo cũng đề cập đến mục tiêu quan lý nhà nƣớc về bất động sản. Vì vậy, Dự thảo đã luôn hƣớng tới việc hiện thực hoá mục tiêu này. Vì quá đề cao mục tiêu này nên nhiều quy định trong đã đƣa ra những yêu cầu không phù hợp. Làm cho việc đăng ký trở nên là một thủ tục bắt buộc, mà chƣa đi theo hƣớng tiếp cận coi đây là quyền của ngƣời dân, quyền của chủ sở hữu sẽ tốt hơn nếu bất động sản của họ đƣợc đăng ký. Vì lẽ đó, nhiều quy định của dự luật đã xây dựng một cách khiên cƣỡng, ví dụ, Điều 49.1 Dự thảo, quy định rằng công chứng viên đã chứng thực hợp đồng về bất động sản có thể là ngƣời yêu cầu đăng ký. Quy định vừa nêu là hết sức vô lý, và rất khó để thực hiện bởi công chứng viên không hề có động cơ để yêu cầu đăng ký trong những trƣờng hợp nhƣ vậy. Điều này tựa nhƣ hiện nay, ngƣời sử dụng lao động khi trả lƣơng cho ngƣời lao động đã tiến hành trừ đi phần thuế thu nhập mà ngƣời đó phải nộp. Việc nộp thuế là nghĩa vụ của ngƣời dân với Nhà nƣớc, ngƣời sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải làm thay cơ quan thuế. Theo thiển ý của tôi, mục tiêu quản lý nhà nƣớc sẽ đƣơng nhiêu đạt đƣợc nếu việc thực thi mục tiêu thứ nhất và thứ hai vừa kể trên đạt hiệu quả tốt.

Mục tiêu thứ tƣ là pháp điển hoá các quy định về đăng ký bất động sản đang nằm rải rác ở các đạo luật khác nhau. Đây có lẽ không phải là mục tiêu riêng có của dự luật này. Gộp các quy định đang tản mạn vào một đạo luật có thể sẽ tạo ra sự tiện lợi cho ngƣời dân. Song điều này có lẽ không quan trọng, cái quan trọng hơn phải là làm sao để các quy định đó phù hợp với yêu cầu và nguyện ƣớc của ngƣời dân, nghĩa là làm cho nó tiện lợi, ít chi phí hơn đối với công chúng. Việc gắp nhặt các quy định vào một chỗ để tiện tra cứu có thể là công việc của các nhà xuất bản.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký bất động sản ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 70)