Quy định của Luật Đất đai [2003]

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký bất động sản ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 52)

Quyền đƣợc cấp “sổ đỏ” đƣợc ghi nhận là quyền đầu tiên trong sáu quyền chung cơ bản của ngƣời sử dụng đất nói tại Điều 105 Luật Đất đai [2003]. Cùng với những quyết tâm của bộ máy hành chính nhằm “đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ cho các loại đất là một chính sách hoàn toàn đúng đắn, bởi nó là bƣớc đột phá đầu tiên xác lập lại trật tự sở hữu về quyền sử dụng đất” [28. tr.66]. Ngƣời sử dụng đất có đƣợc cái “sổ đỏ” do cơ quan nhà nƣớc cấp cất vào trong tủ nhà mình là có thể an tâm “gối cao đầu mà ngủ”, bằng không khó khăn và rủi ro luôn thƣờng trực ngay trên chính mảnh đất của họ. Có đất mà không thể thế chấp vay vốn ở ngân hàng vì chƣa có “sổ đỏ”. Và cũng vì chƣa có “sổ đỏ”, biết đâu ngày mai có tranh chấp, lấy gì làm bằng để chống lại bên đang xâm phạm tài sản của mình vv...

Quyền đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu trở thành hiện thực bằng những nỗ lực phi thƣờng và nhận thức đúng đắn của các cơ quan công lực, làm cho mọi ngƣời sử dụng đất đều có “sổ đỏ” trong tay, mọi thửa đất đều có “lý lịch” rõ ràng, thì những quyền nhƣ: chuyển nhƣợng, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh.... mới dễ dàng đƣợc thực hiện, và mới an toàn. Khi đó, khả năng sinh lợi của đất mới có thể đƣợc khai thác tốt nhất [20, tr.16].

Một trong các chủ đích lớn của Luật Đất đai [2003] là đơn giản hoá các thủ tục, xây dựng hệ thống cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất chuyên nghiệp, khẩn trƣơng hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ngƣời sử dụng, đăng ký bảo đảm đối với các giao dịch về đất đai

trên phạm vi toàn quốc. Nói khác đi, ngƣời soạn Luật Đất đai [2003] đã coi việc đăng ký quyền sử dụng đất là một trong các vấn đề lớn cần đƣợc ƣu tiên giải quyết trƣớc. Bởi, nếu thiếu công việc này thì thật khó để lập lại trật tự tài sản đất đai. Có thể xuất phát từ chủ đích vừa nêu, khi soạn thảo, mặc dù, những ngƣời soạn Luật Đất đai [2003] tìm đến một triết lý tổng thể thống nhất cho công tác đăng ký, song ở một mức độ nào đó, họ đã thành công trong việc thiết kế các quy định cụ thể về đăng ký quyền sử dụng đất. Đọc các quy định từ Điều 46 đến Điều 52 Luật Đất đai [2003], chúng ta dễ dàng nhận thấy các quy định này dƣờng nhƣ đã khá rõ ràng, và dƣờng nhƣ không phải cần đến văn bản hƣớng dẫn. Từ (i) các trƣờng hợp phải đăng ký quyền sử dụng đất; (ii) đối tƣợng, điều kiện đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (iii) việc lập và quản lý hồ sơ địa chính; (iv) các yêu cầu đối với hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cho đến (v) thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...

Những tƣởng, các quy định của Luật Đất đai [2003] nói riêng và các quy định pháp luật khác nói chung vừa kể trên, khi đƣợc áp dụng sẽ nhanh chóng và dễ dàng mang đến cho ngƣời dân nƣớc ta tờ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhƣ “mơ ƣớc” bấy lâu của họ về tờ trƣớc bạ “đỏ nhƣ cái màu đỏ ấy” với đầy đủ sự đáng tin và không thể bị huỷ bỏ của nó. Thế nhƣng sự thật là quyền đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ngƣời dân nhƣ đã đƣợc ghi nhận vẫn chƣa đƣợc cải thiện một cách đáng kể, nếu nhƣ không muốn nói rằng đây chỉ là các “quyền trên giấy”. Những điều trắc trở ấy hẳn phải có nguyên do, phần viết sau đây xin đƣợc lạm bàn một vài trong những nguyên nhân đó.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký bất động sản ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 52)