Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 42)

5. Bố cục của luận văn

2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập thông tin số liệu thứ cấp.

Dựa trên những nguồn số liệu sẵn có để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Nguồn số liệu này có thể đƣợc thu thập từ các nguồn sau:

- Từ các địa phƣơng trong tỉnh.

- Từ các Sở, Ban, ngành của tỉnh có liên quan. - Từ các phòng, ban, của huyện có liên quan.

- Từ các nguồn tài liệu khác nhƣ: Niên giám thống kê của tỉnh; niên giám thống kê của huyện, tạp chí, sách, báo.

2.2.2. Phương pháp phân tích

* Phƣơng pháp thống kê kinh tế

Đây là phƣơng pháp rất quan trọng đối với các nhà kinh tế khi nghiên cứu. Dựa vào phƣơng pháp này chúng ta có đƣợc những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu một đề tài nào đó nhƣ: tài liệu, số liệu có độ tin cậy cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Muốn đánh giá một vấn đề nào đó cần phải đƣợc so sánh giữa các giai đoạn lịch sử, so sánh giữa các đơn vị sản xuất với nhau. Có nhƣ vậy mới thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của mình có tốt hay không, có hiệu quả hay không. Dựa vào phƣơng pháp này, chúng ta cũng biết đƣợc tốc độ tăng trƣởng là bao nhiêu. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp, phƣơng hƣớng thích hợp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất.

* Phƣơng pháp phân tích kinh tế: Là phƣơng pháp sử dụng các chỉ

tiêu kinh tế để đánh giá nhằm tìm ra đƣợc các nguyên nhân ảnh hƣởng đến kết quả, hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh.

2.2.3. Phương pháp dự báo

Là phƣơng pháp dựa vào điều kiện thực tế của địa phƣơng, khả năng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đất nƣớc. Căn cứ vào tình hình thực trạng đã nghiên cứu đánh giá từ đó đề ra phƣơng hƣớng phát triển về quy mô cũng nhƣ sản lƣợng, chất lƣợng...Góp phần giúp các hộ nông dân có căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình trong tƣơng lai.

2.2.4. Phương pháp xử lý thông tin

Trên cơ sở phiếu điều tra về các thông tin có liên quan, tiến hành tổng hợp và phân tích để tìm ra các nguyên nhân và đề ra các giải pháp phù hợp.

2.2.5. Phương pháp sử dụng mô hình SWOT để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Mô hình SWOT là mô hình dùng để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và đe doạ đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ chức hoặc đối với một vấn đề nào đó. Là mô hình đƣợc sử dụng rộng rãi có hiệu quả cao trong việc hoạch định chiến lƣợc cũng nhƣ định hƣớng cho tƣơng lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- W (Weeknesses): Các điểm yếu; - 0 (Oppertunities): Các cơ hội;

Các yếu tố môi trƣờng S. Các điểm mạnh 1- 2- ... W. Các điểm yếu 1- 2- ... O. Các cơ hội 1- 2- .... 1- S1O1 2- S2O2 ... 1- W1O2 2- W2O1 .... T. Các thách thức 1- 2- .... 1- S2T1 ... 1- W1T1 2- .... - T (Threatens): Các thách thức.

Trên cơ sở kết hợp các điểm mạnh với các điểm yếu, cũng nhƣ các cơ hội với các thách thức, hoặc kết hợp xen kẽ giữa các điểm với nhau, chúng ta sẽ có nhiều phƣơng án khác nhau. Từ đó cho phép lựa chọn đƣợc phƣơng án tối ƣu nhằm đạt đƣợc mục đích nghiên cứu của đề tài.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn

Dựa trên cơ sở lý luận, kinh nghiệm của các địa phƣơng, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, trong đề tài sử dụng hệ thống một số chỉ tiêu nhằm đánh giá quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn nhƣ:

- Các chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế theo ngành (NN, CN, DV) trong GDP. - Các chỉ tiêu về nguồn lực: các yếu tố đầu vào của nền kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Các chỉ tiêu về cơ cấu lao động nhƣ tỷ lệ lao động nông lâm ngƣ nghiệp trong tổng số lao động, chất lƣợng lao động, sự di động của lao động

- Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp: đô thị hoá, quy mô hộ nông nghiệp, tình trạng manh mún ruộng đất, hộ nông dân không có đất.

- Năng xuất đất đai và năng xuất lao động nông nghiệp.

- Cơ cấu vốn đầu tƣ xã hội và cho nông nghiệp, hiệu quả đầu tƣ trong nông nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cơ cấu các thành phần kinh tế, phân bổ vốn giữa các thành phần kinh tế. - Các chỉ tiêu đánh giá tác động của chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

- Hệ số đa dạng của các ngành sản xuất trong khu vực nông, lâm nghiệp. - Tăng trƣởng giá trị sản xuất và cơ cấu của các ngành hàng trong khu vực nông - lâm - ngƣ nghiệp.

- Cơ cấu xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu nông sản.

Các chỉ tiêu thể hiện tác động của chuyển đổi cơ cấu ở cấp hộ nông dân: tăng thu nhập, tỷ lệ đói nghèo, phân hoá thu nhập (hệ số Gini), mức độ sản xuất hàng hoá và các chỉ tiêu xã hội khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện Đại Từ

Huyện Đại Từ có 30 đơn vị hành chính, gồm: Thị trấn Hùng Sơn, thị trấn Quân Chu và các xã An Khánh, Bản Ngoại, Bình Thuận, Cát Nê, Cù Vân, Đức Lƣơng, Hà Thƣợng, Hoàng Nông, Khôi Kỳ, Ký Phú, La Bằng, Lục Ba, Minh Tiến, Mỹ Yên, Na Mao, Phú Cƣờng, Phú Lạc, Phú Thịnh, Phú Xuyên, Phúc Lƣơng, Phục Linh, Quân Chu, Tân Linh, Tân Thái, Tiên Hội, Vạn Thọ, Văn Yên, Yên Lãng.

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Huyện Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 568,55 km2, chiếm 1,13% diện tích cả nƣớc cách thành phố Thái Nguyên 25 km.

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phía Bắc giáp huyện Định Hóa, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên, phía Đông giáp huyện Phú Lƣơng, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc, phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc

Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc giao lƣu, buôn bán hàng hoá với các huyện và các tỉnh lân cận với hệ thống giao thông khá thuận lợi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Đại Từ

3.1.1.2. Điều kiện khí hậu

Khí hậu ở Đại Từ có hai mùa rõ rệt ảnh hƣởng tới sản xuất nông, lâm nghiệp đó là: Mùa mƣu bắt đầy từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình tháng từ 230

C - 320C, lƣợng mƣa trung bình 1.700-1.800 mm/năm. Trong đó, tập trung nhiều vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8. Mùa khô (mùa Đông) bắt đầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. thời kỳ này rét, mƣa ít, nhiệt độ bình quân dƣới 200C, tháng lạnh nhất là tháng 1 (t0

= 15,20C). Số giờ nắng trong năm giao động từ 1.300 - 1.750 giờ, phân bố đều cho các tháng. Độ ẩm không khí bình quân toàn tỉnh từ 70- 80%.

Đặc điểm tình hình khí hậu trên địa bàn huyện Đại Từ cho thấy mùa khô kéo dài không lâu tuy có một số khó khăn, nhƣng sẽ là thích hợp cho việc đa dạng hoá cây trồng ngắn ngày thích nghi với mùa khô ở đây, mùa mƣa kéo dài khí hậu mát mẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tƣới tiêu và trồng cây dài ngày nhƣng cũng phải trông trừ lũ lụt có thể xảy ra.

3.1.1.3. Điều kiện đất đai

Đại Từ có tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 57.890 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 26,87%; đất lâm nghiệp chiếm 45,13%; còn lại là đất phi nông nghiệp chiếm 28%. Trong tổng diện tích hiện có thì diện tích đất chƣa sử dụng chiếm 17,35%, chủ yếu là đất đồi núi và sông suối. Trên địa bàn huyện đất đƣợc hình thành bởi 8 nhóm, trong đó có 4 nhóm đất chính là: - Đất xám mùn trên núi có: 16.400 ha chiếm tỷ lệ 28,37% - Đất Feralit phát triển trên đá biến chất: 15.107 ha chiếm 26,14% - Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ: 13.036 ha chiếm 22,55% - Đất phù sa Gley phát triển trên phù sa cổ: 13.247 ha chiếm 22,94%. Diện tích rừng toàn huyện là 24.468 ha. Trong đó rừng trồng trên 9.000 ha, rừng tự nhiên 15.000 ha. Hiện nay nhiều diện tích rừng trồng đã đến tuổi khai thác, mặt khác diện tích đất có khả năng lâm nghiệp còn khá lớn, cần phủ xanh để nâng cao độ che phủ và cũng là tiềm năng để phát triển cây lâm nghiệp có giá trị cao. Từ điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu của huyện Đại Từ cho thấy những ƣu thế phát triển kinh tế từ ruộng, phát triển kinh tế vƣờn đồi, phát triển kinh tế lâm nghiệp, vƣờn rừng, phát triển nôi trồng thuỷ sản. Đại Từ có khá nhiều tài nguyên khoáng sản nhƣ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhóm nguyên liệu cháy: Chủ yếu là than nằm ở 8 xã của huyện là: Yên Lãng, Hà Thƣợng, Phục Linh, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê, trữ lƣợng lớn tập trung ở mỏ Làng Cẩm và mỏ Núi Hồng: 17 triệu tấn.

Nhóm khoáng sản: bao gồm nhiều loại khoáng sản quý nhƣ thiếc, vonfram, vàng, chì, kẽm, barit, pyrit, granit phân bố ở nhiều xã trong huyện, trong đó tập trung nhiều nhất tại mỏ đa kim Núi Pháo, trữ lƣợng khoảng 100 triệu tấn.

Vật liệu xây dựng: gồm các mỏ đất sét, đá, cát, sỏi... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Đánh giá chung

Dân số hiện nay của toàn Huyện khoảng 160.598 ngƣời, chiếm 13,96% dân số trung bình toàn tỉnh. Mật độ dân số bình quân khoảng 283 ngƣời/km². Các dân tộc chủ yếu tại địa bàn huyện là Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu phân bố khá đồng đều trên toàn huyện. với sự đa dạng về màu sắc dân tộc đã tạo cho huyện Đại Từ sự phong phú trong phát triển văn hoá, kinh tế, xã hội. Với hệ thống giao thông khá thuận lợi, Đại Từ là nơi hội tụ nền văn hóa các dân tộc miền núi phía Bắc và là cửa ngõ giao lƣu kinh tế giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Với địa hình chủ yếu là đồi, núi huyện có tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp, đặc biệt có vùng chè nổi tiếng. Cây chè là cây kinh tế mũi nhọn, là cây tạo ra sản phẩm hàng hoá vừa xuất khẩu, vừa tiêu thụ nội địa. Diện tích toàn huyện có 5.124 ha, trong đó chè kinh doanh có 4.470 ha, hàng năm cho sản lƣợng búp tƣơi đạt trên 30 ngàn tấn. Cây chè của Đại Từ hiện nay không ngừng cải thiện chất lƣợng. Giống chè trung du cũ cho năng xuất thấp và chất lƣợng kém cạnh tranh đang dần đƣợc thay thế bằng những giống chè mới LDP1, 777, Bát Tiên,… là những chè đã đƣợc nghiên cứu và chọn lọc từ viện nghiên cứu cây chè Việt Nam, Viện khoa học nông nghiệp. Các giống chè này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năng xuất lớn và chất lƣợng tốt đang góp phần cải nâng cao chất lƣợng nguyên liệu đầu vào cho các máy chè đồng thời tạo thu nhập tốt hơn cho ngƣời dân trồng chè. Giống cây chè nói riêng và nhiều giống cây khác có giá trị cao phục vụ cho nông nghiệp, trồng rừng, cây sinh thái cảnh quan...nhằm tạo đa dạng sinh học cho môi trƣờng và lấy gỗ cho các ngành sản xuất khác đang đƣợc các vƣờn giống trong huyện ứng dụng công nghệ sinh học trong quá trình gieo trồng rất tốt đáp ứng không chỉ nhu cầu trong huyện trong tỉnh mà còn bán sang nhiều tỉnh lân cận. Đặc biệt trong lĩnh vực này hiện nay một số hộ gia đình kinh doanh cá thể cũng rất mạnh dạn đầu tƣ và làm chủ công nghệ tạo ra đƣợc những vƣờn giống tốt có quy mô rất lớn và chuyên nghiệp. Họ còn tham gia sản suất cây giống cho chƣơng trình hợp tác phát triển Đức

Deutscher Entwicklungs Dients (DED) đƣợc các chuyên viên của tổ chức này

đánh giá cao. Ngành sản xuất cây chè và giống cây trồng hiện đang có thể là điểm sáng của nông nghiệp Đại Từ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngƣời dân trong những năm gần đây. Đại Từ còn biết đến là vùng đất giàu tài nguyên, khoáng sản có 2 mỏ than là mỏ Làng Cẩm-xã Phục Linh và mỏ Núi Hồng-xã Yên Lãng. Dự án mỏ đa kim Núi Pháo do công ty trách nhiệm hữu hạn khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo làm chủ đầu từ bắt đầu đƣợc triển khai từ 2010. Có khu du lịch Hồ Núi Cốc với diện tích 25 km², dung tích 175 triệu m³. Đây là khu du lịch thu hút nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến nghỉ và tham quan nghỉ dƣỡng trong nhiều năm nay Hồ Núi Cốc đã trở thành một địa chỉ thăm quan hấp dẫn cho du khách gần xa trong và ngoài nƣớc, đồng thời cũng là nơi cung cấp nƣớc phục vụ sản xuất và nƣớc sinh hoạt cho các huyện phía nam của tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra còn có một số điểm di tích lịch sử khác nhƣ: Núi Văn - Núi Võ ở Văn Yên và Ký Phú; Di tích 27/7 (xã Hùng Sơn), Khu đài tƣởng niệm Thanh niên xung phong (xã Yên Lãng); Khu di tích chiến khu Nguyễn Huệ (xã Yên Lãng); Nơi thành lập chi bộ Đảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đầu tiên (xã La Bằng) và các khu du lịch sinh thái Vƣờn Quốc gia Tam Đảo trải dài trên 11 xã. Đại Từ còn là nơi nối liền khu di tích lịch sử ATK (huyện Định Hoá) với Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang)

Cơ cấu kinh tế của Huyện đến năm 2013 là: Công nghiệp và xây dựng chiếm 39,95%; dịch vụ chiếm 35,59%; nông, lâm nghiệp còn 24,46%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời trên 26,3 triệu đồng/ngƣời/năm. Năm 2013 là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020. Cơ cấu kinh tế của huyện trong giai đoạn 2009 - 2013 đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.1: Cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) của các ngành qua các năm

Đơn vị tính: (%)

Năm Tổng số Nông, lâm nghiệp và ngƣ nghiệp Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2009 100,0 33,41 34,25 32,34 2010 100,0 31,68 34,97 33,35 2011 100,0 28,79 37,26 33,95 2012 100,0 26,09 39,91 33,99 2013 100,0 24,46 39,95 35,59

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Từ 2013)

Qua số liệu cho thấy cơ cấu tổng sản phẩm của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ qua các năm có sự chuyển dịch theo chiều hƣớng giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này còn khá chậm, khu vực nông, lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Bảng 3.2: Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu /năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thành kế hoạch 2009 Triệu đồng 11,17 129,88 % 2010 Triệu đồng 12,7 101,6 % 2011 Triệu đồng 16,7 116 % 2012 Triệu đồng 19,8 102 % 2013 Triệu đồng 26,3 112,4 %

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Từ 2013)

Đến cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo là 16,1%; giảm 3,59% so với năm 2012 (so với kế hoạch giảm từ 2% trở lên). Thu nhập bình quân một nhân khẩu/năm của huyện còn thấp, nhất là khu vực nông thôn. Đây là

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 42)