Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình phát triển sâu bệnh hại cả

Một phần của tài liệu Tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất cải xanh an toàn theo hướng vietgap ở tỉnh quảng bình (Trang 106)

5. CÁC ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

3.2.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình phát triển sâu bệnh hại cả

số 6.

Mật độ gieo trồng ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của sâu bệnh (Meitei et al., 2001b, dẫn theo Venkaraddis Iraddi, 2008 [119]). Gieo trồng đúng mật độ thích hợp giúp cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao đồng thời hạn chế sâu bệnh phát triển, giúp cây trồng

chống chịu tốt với sâu bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch hoạt động làm giảm nhẹ thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Do đó gieo trồng với mật độ thích hợp cũng là biện pháp phòng ngừa sâu bệnh. Qua theo dõi, các đối tượng sâu bệnh hại chính thường xuất hiện trên ruộng thí nghiệm là: bệnh vàng lá (Turnip Mosaic Virus), sâu tơ (Plutella xylostella L.), rệp muội

(Brevicoryne brasicae), bọ nhảy (Phyllotreta striolata F.). Bảng 3.22 cho thấy mật độ trồng cao thì tỷ lệ bệnh và mật độ sâu hại trên cải xanh cao hơn so với mật độ trồng thấp.

- Bệnh vàng lá: trong vụ Đông Xuân, tại Đồng Trạch, tỷ lệ bệnh vàng lá ở các công thức mật độ cải xanh dao động từ 1,10 - 8,86% và tại Đức Ninh dao động từ 3,30 - 12,20%. Cải xanh trồng ở mật độ 100 cây/m2 có tỷ lệ bệnh vàng lá lớn nhất: 8,86 - 12,2%, cải xanh trồng ở mật độ 16 cây/m2 có tỷ lệ bệnh vàng lá thấp nhất: 1,1 - 3,3%. Tương tự, ở vụ Xuân Hè, tỷ lệ bệnh vàng lá ở các công thức dao động từ 2,20 - 10,00%. Ở mật độ 100 cây/m2, cải xanh có tỷ lệ bệnh vàng lá lớn nhất: 7,78 - 10,00%, tiếp đến là công thức mật độ 75 cây/m2: 6,66 8,89%. Công thức mật độ 16 và 20 cây/m2 có tỷ lệ bệnh vàng lá thấp nhất, lần lượt là 3,33 - 9,67%; 3,33 - 9,00%.

- Sâu tơ: có sự thay đổi mật độ sâu tơ gây hại trên các công thức mật độ cải xanh khác nhau. Mật độ trồng 100 cây/m2, cải xanh bị sâu tơ gây hại lớn nhất trung bình từ 12,33 -15,40 con/m2 trong vụ Đông Xuân và từ 16,67 - 20 , 33 con/m2 trong vụ Xuân Hè. Tiếp theo là cải xanh trồng ở mật độ 75 cây/m2, trung bình từ 10,00 - 14,00 con/m2 trong vụ Đông Xuân và từ 14,00 - 23,67 con/m2 trong vụ Xuân Hè. Các mật độ trồng thấp hơn thì có mật độ sâu tơ cũng thấp như: mật độ 16 cây/m2 (5,00 - 8,33 con/m2 vụ ĐX và từ 9,67 - 13,33 con/m2 vụ XH ), mật độ 20 cây/m2 (4,67 - 20,60 con/m2 vụ ĐX và từ 9,00 - 12,67 con/m2 vụ XH) (Bảng 3.22)

- Rệp muội: là một trong những đối tượng gây hại phổ biến trên cây rau cải. Khi bị rệp gây hại nặng, lá thường phát triển không bình thường, quăn queo vẹo sang một bên, lá dần dần úa vàng, ngọn rau rụt lại khó phát triển chiều cao. Cây sinh trưởng còi cọc, thậm chí bị chết héo vàng. Đối với vườn rau quá tốt, không thoáng, thiếu ánh mặt trời thường bị rệp gây hại mạnh hơn.

Trong thí nghiệm này rệp gây hại chủ yếu xuất hiện nhiều ở vụ Đông Xuân. Tại Đồng Trạch, mật độ rệp có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm và dao động từ 10,67 - 18,67

con/cây. Công thức 100 cây/m2 và 75 cây/m2 có mật độ rệp cao nhất, lần lượt là 18,67 con/cây và 18,33 con/cây. Các công thức: 16 cây/m2, 20 cây/m2, 25 cây/m2, 33 cây/m2 có mật độ rệp tương đối thấp, trung bình từ 10,67 - 12,66 con/cây. Tại Đức Ninh, mật độ rệp của các công thức thấp hơn so với tại Đồng Trạch, dao động từ 4,0 - 9,33 con/cây. Các công thức trồng dày có mật độ rệp cao hơn so với công thức trồng thưa (Bảng 3.22).

- Bọ nhảy: xuất hiện trong cả hai vụ thí nghiệm Đông Xuân và Xuân Hè, trong đó mật độ bọ nhảy ở ruộng thí nghiệm Đức Ninh cao hơn ở ruộng thí nghiệm Đồng Trạch. Trong vụ Đông Xuân, mật độ bọ nhảy của các công thức dao động từ 1,33 con/m2 - 17,67 con/m2. Công thức 100 cây/m2 có mật độ bọ nhảy cao nhất, trung bình từ 7,00 - 9,33 con/m2. Công thức 16 cây/m2 có mật độ bọ nhảy thấp nhất: 2,67 - 8,00 con/m2.

Trong vụ Xuân Hè, mật độ bọ nhảy gây hại trên các công thức thí nghiệm thấp hơn trong vụ Đông Xuân. Công thức 100 cây/m2 có mật độ bọ nhảy cao nhất: 4,67 - 10,67 con/m2, tiếp theo là công thức 75 cây/m2: 4,33 -

10,33 con/m2. Các công thức trồng thưa hơn thì mật độ bọ nhảy gây hại cũng ít hơn. (Bảng 3.22).

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ sâu bệnh hại cải xanh mỡ số 6

Mật độ (cây/m2)

Đồng Trạch Đức Ninh

Vụ Đô ng Xuân

BVL ST RM BN BVL ST RM BN

(TLB%) (con/m2) (con/cây) (con/m2) (TLB%) (con/m2) (con/cây) (con/m2) 100 8,86a 15,40a 18,67a 7,00a 12,20a 12,33a 9,33a 17,67a 75 6,63ab 14,00ab 18,33a 5,33ab 9,97ab 10,00b 7,67ab 14,00ab 44 2,20abc 12,00c 15,00b 3,67bc 3,30c 8,00c 6,33abc 12,00bc 33 3,30bc 12,33bc 12,66c 5,33ab 6,63abc 7,33cd 6,00bc 12,67bc 25 3,30bc 8,67de 12,00c 2,00cd 5,43bc 5,67de 4,67bc 11,67bc 20 4,40bc 10,60cd 11,33c 1,33d 4,40bc 4,67e 4,33c 13,33ab 16 1,10c 8,33e 10,67c 2,67cd 3,30c 5,00e 4,00c 8,00c

LSD 0,05 5,08 1,96 2,09 1,92 5,74 1,80 3,27 4 , 87

Vụ X uân Hè

BVL ST SXBT BN BVL ST SXBT BN

(TLB%) (con/m2) (con/m2) (con/m2) (TLB%) (con/m2) (con/m2) (con/m2) 100 10,00a 20,33b 7,00a 4,67a 7,78a 16,67a 5,33a 10,67a 75 8,89ab 23,67a 6,33ab 4,33ab 6,66ab 14,00b 5,67a 10,33a 44 7,77ab 18,00c 5,00ab 4,00ab 6,67ab 14,33ab 3,33bc 7,00bc 33 4,44ab 16,33d 6,67ab 3,33bc 5,55abc 12,67bc 3,00bc 7,67b 25 4,44ab 15,00d 5,67ab 2,67cd 4,44abc 10,33cd 3,67b 5,00c 20 3,33b 12,67e 4,33b 2,00de 3,33bc 9,00d 2,33c 6,67bc 16 3,33b 13,33e 5,67ab 1,33e 2,20c 9,67d 3,00bc 7,33b LSD 0,05 6,37 1,42 2,44 1,08 4,20 1,09 1,08 2 , 16

Ghi chú: BVL: Bệnh vàng lá, TLB: tỷ lệ bệnh, ST: sâu tơ, RM: rệp muội, BN: bọ nhảy. Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột và trong cùng một vụ thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05.

- Sâu xanh bướm trắng: chủ yếu xuất hiện trong vụ Xuân Hè. Tại điểm Đồng Trạch mật độ sâu xanh bướm trắng trên các công thức dao động từ 2,33 -

7,00 con/m2. Công thức 100 cây/m2 và 75 cây/m2 có mật độ sâu xanh bướm trắng gây hại lớn nhất, lần lượt là 5,33 - 7,00 con/m2 và từ 5,67 - 6,33 con/m2. Công thức 20 cây/m2 có mật độ sâu xanh bướm trắng gây hại thấp nhất, trung bình từ

2,33 - 4,33 con/m2.

Như vậy, các công thức trồng dày thường có tỷ lệ bệnh và mật độ sâu gây hại cao hơn so với công thức trồng thưa. Điều này có thể lý giải là do khi trồng dày thì cây thường vóng và yếu, quần thể không thông thoáng, độ ẩm cao nên tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển và gây hại.

Một phần của tài liệu Tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất cải xanh an toàn theo hướng vietgap ở tỉnh quảng bình (Trang 106)