Tình hình sử dụng phân bón cho rau

Một phần của tài liệu Tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất cải xanh an toàn theo hướng vietgap ở tỉnh quảng bình (Trang 72)

5. CÁC ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

3.1.3.Tình hình sử dụng phân bón cho rau

Loại rau Đạm urê (kg/ha) Supe lân (kg/ha) Kaliclorua (kg/ha) Phân chuồng (tấn/ha) Cải xanh 162 120 20 10 Hành 150 120 30 10 Xà lách 100 100 0 9 Mướp đắng 120 140 40 6 Dưa chuột 155 180 60 7

Nguồn: Điều tra hộ, 2010

Kết quả ở Bảng 3.4 cho thấy cải xanh là các đối tượng được đầu tư phân đạm nhiều hơn so với các loại rau còn lại, trung bình 162 kg urê/ha tương đương với 75 kg N/ha. Trong khi phân đạm được nhiều hộ trồng rau sử dụng thì lân và kali ít được đầu tư hơn, nhất là với các loại rau ăn lá. Tuy nhiên lượng phân chuồng đầu tư cho rau ăn lá khá cao trung bình 9 - 10 tấn/ha, trong khi đó lượng phân chuồng bón cho rau ăn quả chỉ có trung bình 5 - 7 tấn/ha. Việc đầu tư nhiều phân chuồng sẽ giúp người trồng rau giảm được lượng phân bón vô cơ, mặt khác trong điều kiện đất đai chủ yếu có thành phần cơ giới nhẹ như ở tỉnh Quảng Bình thì bón nhiều phân chuồng sẽ góp phần cải thiện kết cấu, tăng khả năng giữ nước, giữ phân cho đất.

Nguồn: Điều tra hộ, 2010 Bên cạnh liều lượng bón, thời gian bón đạm lần cuối đến lúc thu hoạch có ý nghĩa quyết định đến chất lượng rau, đặc biệt nó liên quan đến dư lượng nitrat, một trong những tiêu chuẩn được quy

định trong sản xuất rau an toàn VietGAP. Thời gian bón đạm lần cuối phụ thuộc vào loại rau và thói quen của người sản xuất.

Kết quả điều tra cho thấy rau ăn lá có thời gian từ bón thúc lần cuối đến thu hoạch ngắn hơn so với rau ăn quả. Đối với rau cải xanh có thời gian cách ly 4

- 5 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất: 37,4%. Hành lá và xà lách có thời gian cách ly 6 7 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất tương ứng với: 33,8% và 36,5%. Mướp đắng và dưa chuột có thời gian cách ly trên 10 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất: 47,9% và 39,2%

( Hình 3.2).

Kết quả phân tích dư lượng nitrat của các mẫu cải xanh, hành lá, xà lách, mướp đắng, dưa chuột được thể hiện ở Bảng 3.5. Các loại rau ăn lá có hàm lượng nitrat cao hơn các loại rau ăn quả. Trong đó, rau cải xanh có có hàm lượng nitrat trung bình đạt 619,9 mg/kg, cao nhất trong số các loại rau được phân tích. Trong số 20 mẫu rau cải được phân tích có 7 mẫu vượt quá giới hạn cho phép, chiếm 35% tổng số mẫu phân tích. Tiếp đến là rau xà lách có hàm lượng nitrat trung bình đạt 548,8 mg/kg, trong đó có 4 mẫu vượt giới hạn quy định cho phép, chiếm 26,6% tổng số mẫu phân tích. Dưa chuột có hàm lượng nitrat trung bình đạt 132,4

Hình 3.2. Thời gian cách ly sau khi bón đạm lần cuối

Lo ại ra u

T ỷ lệ %

mg/kg, trong đó có 3 mẫu vượt giới hạn quy định cho phép, chiếm 20% tổng số mẫu phân tích. Hành lá chỉ có 2 mẫu vượt quá giới hạn quy định, chiếm 13,3% tổng số mẫu phân tích. Riêng mướp đắng hiện nay chưa có quy định về dư lượng nitrat tối đa cho phép.

Bảng 3.5. Tồn dư nitrat trên một số loại rau

Loại rau Tổng số mẫu

(mẫu) Hàm lượng N03- trung bình (mg/kg) Số mẫu vượt giới hạn cho phép (mẫu) Tỷ lệ ( % ) Cải xanh 20 619,9 7 35 , 0 Hành 15 296,4 2 13 , 3 Xà lách 15 548,8 4 26 , 6 Mướp đắng 15 160,0 - - Dưa chuột 15 132,4 3 20 , 0

Ghi chú: Giới hạn dư lượng nitrat cho phép cải xanh ≤ 500mg/kg; hành lá ≤ 400mg/kg; xà lách ≤ 1500mg/kg; dưa chuột ≤ 150mg/kg; mướp đắng chưa có quy định

Kết quả Bảng 3.6 cho thấy, có 21 loại thuốc BVTV đã đươc sử dụng trên cây rau và đều nằm trong danh mục những loại thuốc được phép sử dụng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các loại thuốc BVTV chủ yếu là nhóm thuốc phốt pho, nhóm cacbamat, nhóm pyrethoide. Đây là những nhóm thuốc dễ phân hủy, có độ độc thuộc nhóm II và nhóm III. Trong khi đó, thuốc sinh học có tỷ lệ sử dụng thấp hơn so với thuốc hóa học và chủ yếu được dùng nhiều ở các hộ đã được tập huấn sản xuất rau an toàn.

Bảng 3.6. Những loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên cây rau

TT Tên thương phẩm Hoạt chất Nhóm thuốc Độ

1 Ofatox 400 EC Fenitrothion+ Trichlorfon

Phốtpho III

2 Dipterex Trichlorfon Phốtpho II

3 Diazan Diazinon Phốtpho II

4 Địch Bách Trùng Trichlorfon Phốtpho II

5 Bassa 50 EC Fenobucarb Carbamate II

6 Oncol 20EC Benfuracarb Carbamate II

7 Cardenda super 50SC Carbebdazim Carbamate IV

8 Padan 95 SP Cartap Thiocarbamate II

9 Gà nòi 95 SP Cartap Thiocarbamate II

10 Anvil Hexaconazole dithiocarbamate IV

11 Ridomil Gold 68 WP Metalaxyl M + Mancozeb Benzenoid,Thiocarbamate III

12 Sherpa 25 EC Cypermethrin Pyrethoide II

13 Bestox 5 EC Alpha - Cypermethrin Pyrethoide II

14 Regent 800 WG Fipronil Phenyl pyrazole II

15 Regell 800 WG Fipronil Phenyl pyrazole II

16 Armada 50 EC Imidacloprid Neonicotinoid III

17 Anvado 100 WP Imidacloprid Neonicotinoid III

18 Angun 5 WG Avermectin B1b Sinh học IV

19 Vibamec 1.8 EC Abamectin Sinh học IV

20 Validacin 5L Validamycin A Sinh học IV

21 Score 250 EC Difenoconazole Triazole III

Nguồn: Điều tra hộ, 2010. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng mục đích và đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả tốt trong quản lý dịch hại cây trồng, bảo vệ nông sản, ngược lại, sẽ gây hậu quả rất khó lường.

Đối với cây rau, do xuất hiện nhiều loài sâu bệnh trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển nên tần suất sử dụng thuốc BVTV

Nguồn: Điều tra hộ, 2010.

Qua hình 3.3 cho thấy xà lách có tỷ lệ hộ phun thuốc BVTV từ 1 - 2 lần, chiếm tỷ lệ

cao nhất 71,62%, đây cũng là đối tượng sử dụng ít thuốc BVTV nhất. Hành và cải xanh có tần suất phun từ 3 - 4 lần chiếm tỷ lệ cao nhất, tương ứng với 58,73% (hành) và 51,65% (cải xanh). Đối với dưa chuột và mướp đắng có số lần sử dụng thuốc BVTV cao hơn so với các loại rau ăn lá, trong đó trên cây dưa chuột số hộ sử dụng thuốc BVTV từ 7 - 8 lần/vụ có tỷ lệ cao nhất chiếm 43,14%, trong khi đó trên cây mướp đắng số hộ sử dụng thuốc BVTV từ 5 - 6 lần/vụ là chủ yếu, chiếm 37,5%. Ngoài ra trên cây dưa chuột và mướp đắng số hộ phun từ 9 - 10 lần và hơn 10 lần/vụ cũng chiếm tỷ lệ đáng kể.

Hình 3.4 thể hiện thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật. Thời gian cách ly có ý nghĩa rất lớn trong trồng rau an toàn, nếu không đảm bảo thời gian cách ly đầy đủ, sản phẩm rau sẽ chứa tồn dư hóa chất BVTV gây mất an toàn cho người tiêu dùng. Qua điều tra cho thấy trên cây hành và rau cải thời gian cách ly thuốc BVTV từ 7 - 9 ngày là phổ biến, chiếm 47,6 (số hộ trồng hành) và 49,4% (số hộ trồng cải xanh). Trên rau xà lách số hộ cách ly 10 - 12 ngày và th ời gian cách ly c ũng khác nhau, t ùy t ừng loại rau.

Hình 3.3. Số lần sử dụng thuốc BVTV trong một vụ đối với các loại rau

Lo ại rau

T ỷ lệ %

là phổ biến, chiếm 43,2% số hộ trồng xà lách. Trên mướp đắng và dưa chuột thời gian cách ly phổ biến cũng từ 10 - 12 ngày, chiếm 25,5 (số hộ trồng mướp đắng) và 33,3% (số hộ trồng dưa chuột). Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ sau phun 1- 3 ngày đã thu

Nguồn: Điều tra hộ, 2010.

Bảng 3.7. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên một số loại rau

Loại rau Tổng số mẫu

(mẫu)

Số mẫu phát hiện có dư lượng thuốc BVTV (mẫu) Tỷ lệ ( % ) Cải xanh 15 5 33 , 33 Hành 15 3 20 Xà lách 15 1 6 , 66 Mướp đắng 15 3 20 Dưa chuột 15 4 26 , 66

Nguồn: Kết quả phân tích bằng Kit VPR10

ho ạch đem bán nh ư trên rau c ải (5,5%), m ư ớp đắng (2,1%), d ưa chu ột (5,9%).

Hình 3.4. Thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật trên một số loại rau chính

Lo ại rau

T ỷ lệ %

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu khoa học sẽ gây ra tồn dư nhất định một lượng hóa chất trong rau và làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Tuy nhiên để kiểm soát tốt dư lượng thuốc BVTV còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó nhận thức và trách nhiệm của người trồng rau đối với cộng đồng xã hội vẫn là yếu tố quan trọng nhất.

Kết quả Bảng 3.7 cho thấy, có 5 mẫu cải xanh còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật chiếm 33,33% tổng số mẫu phân tích, tiếp theo là dưa chuột có 4 mẫu còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật chiếm 26,66% tổng số mẫu phân tích. Trong khi đó, xà lách chỉ có 1 mẫu còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chiếm 6,66% tổng số mẫu phân tích. Như vậy, cải xanh là đối tượng có số mẫu nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao nhất trong số các mẫu rau phân tích. Tuy nhiên, kết quả phân tích này chỉ khẳng định trong rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, còn dư lượng thuốc nằm trong giá trị bao nhiêu, có vượt quá ngưỡng cho phép hay không thì chưa thể khẳng định. Nhưng theo kết quả nghiên cứu phân tích và đánh giá dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm rau, củ, quả trên địa bàn tỉnh Quảng Bình của tác giả Phan Thanh Nghiệm (2013) [48], thì cải xanh là một trong những loại rau có tồn dư thuốc BVTV cao (32/50 mẫu), nồng độ thuốc BVTV trung bình 23,9 µg/kg đối với rau cải chính vụ và 4,4 µg/kg đối với rau cải trái vụ.

Tóm lại: Quy mô sản xuất rau của các hộ ở tỉnh Quảng Bình khá nhỏ và manh mún. Trong các loại rau, cải xanh là đối tượng được trồng phổ biến nhất, tuy nhiên trong quá trình sản xuất còn bộc lộ nhiều hạn chế đó là mật độ trồng còn dày, việc sử dụng phân bón còn mất cân đối, số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật/vụ rau còn lớn, thời gian cách ly khi sử dụng phân bón và thuốc BVTV chưa tuân theo quy trình sản xuất rau an toàn vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy, cải xanh cũng là đối tượng có số mẫu có dư lượng nitrat và thuốc BVTV cao nhất trong các loại rau được phân tích.

Có nhiều giải pháp để hạn chế dư lượng nitrat và thuốc bảo vệ thực vật trong cây rau nói chung và rau cải nói riêng, trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu các giải pháp về giống, mật độ, phân bón và thuốc trừ sâu sinh học, đây cũng chính là những hạn chế trong biện pháp kỹ thuật hiện nay khi tiến hành điều tra hiện trạng sản xuất rau an toàn ở tỉnh Quảng Bình.

3.2.1. Xác định một số giống rau cải xanh (Brasica juncea L.) thích hợp cho sản xuất rau an toàn an toàn

Qua kết quả điều tra đã có 90% hộ thường xuyên mua giống rau cải, điều đó cho thấy nhu cầu sử dụng giống cải được bán trên thị trường là khá cao. Để sản xuất cải xanh an toàn theo hướng VietGAP thì yêu cầu trước tiên phải có được giống tốt. Nếu được gieo trồng giống tốt sẽ cho sản phẩm có chất lượng tốt, ít sâu bệnh, giảm được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Do đó, công tác khảo nghiệm, đánh giá các giống cải trước khi đưa vào sản xuất đại trà có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

3.2.1.1. Tình hình sinh trưởng và phát triển của các giống rau cải xanh

-Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống rau cải xanh

Thời gian sinh trưởng và phát triển dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, mùa vụ, phương thức gieo cấy, điều kiện đất đai, chế độ chăm sóc...Xác định thời gian sinh trưởng của các giống trưởng có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí thời vụ, cơ cấu cây trồng, kế hoạch đầu tư chăm sóc để tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của rau cải.

Các giống cải khảo nghiệm có tổng thời gian sinh trưởng dao động từ 42 47 ngày trong vụ Đông Xuân và 38 - 44 ngày trong vụ Xuân Hè. Các giống cải có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là: Xanh mỡ Trang Nông (đ/c), Xanh lá vàng, Mơ Hoàng Mai, Xanh cao cây Trang Nông, đạt trung bình 42 - 43 ngày. Giống cải Xanh tàu lá chuối có thời gian sinh trưởng dài nhất, trung bình 45 - 47 ngày trong vụ Đông Xuân và 43 - 44 ngày trong vụ Xuân Hè. Thời gian sinh trưởng của các giống cải xanh trong vụ Đông Xuân và vụ Xuân Hè tại Đức Ninh dài hơn tại Đồng Trạch từ 1 - 2 ngày (Bảng 3.8)

Bảng 3.8. Thời gian sinh và phát triển của các giống rau cải xanh qua các giai đoạn (ngày)

Giống cải

Đồng Trạch Đức Ninh

Thời gian từ gieo đến các giai đoạn - Vụ Đông Xuân Mọc mầm Hồi xanh Trải Giao tán Thu hoạch Mọc mầm Hồi xanh Trải Giao tán Thu hoạch XMTN 5 26 33 39 42 5 25 32 38 43

XLTG 4 25 31 37 43 4 25 33 38 45 XLV 4 25 31 37 42 5 26 32 37 43 XMS6 4 24 31 37 43 4 24 32 37 43 MHM 4 26 32 38 42 4 25 32 37 43 XCCTN 4 24 30 36 42 4 24 30 35 43 XMCS 4 25 32 38 45 4 25 33 37 45 XTLC 5 27 33 39 45 6 26 34 41 47 Vụ Xuân H è XMTN 4 22 29 35 40 4 23 30 36 40 XLTG 4 22 30 36 41 4 22 29 36 42 XLV 4 22 28 35 38 4 23 30 35 39 XMS6 4 22 29 34 40 4 23 30 34 41 MHM 4 23 29 34 38 4 23 30 35 39 XCCTN 4 22 30 34 40 4 22 29 34 41 XMCS 4 23 29 35 41 4 23 30 36 41 XTLC 5 23 30 37 43 5 24 31 37 44

-Chiều cao cây của các giống rau cải xanh

Chiều cao là chỉ tiêu thể hiện rõ đặc tính của giống, mặt khác phản ánh tổng quan kết quả của nhiều yếu tố cùng tác động như điều kiện ngoại cảnh, các biện pháp kỹ thuật.

Bảng 3.9. Chiều cao (cm) của các giống rau cải xanh ở các giai đoạn (ngày) sau bén rễ hồi xanh

Giống cải

Đồng Trạch Đức Ninh

Sau bén rễ hồi xanh (ngày) - Đông Xuân

4 8 12 16 20 4 8 12 16 20

XMTN 6,13e 12,00d 16,73e 21,84d 25,17d 6,43c 11,90d 16,77d 22,10d 26,29d XLTG 5,03f 9,20f 14,10f 17,10f 19,43f 6,03c 9,50e 13,93e 17,60e 19,82e

XLV 5,93e 9,80ef 17,77d 24,17c 27,70bc 6,50c 10,37e 19,10c 24,73c 28,32c XMS6 7,70c 13,00c 20,53b 25,17b 28,50b 7,50b 13,57c 20,27bc 26,73b 29,42b MHM 9,00b 16,57a 22,63a 26,87a 29,63a 9,40a 16,73a 24,63a 30,33a 31,53a XCCTN 10,03a 16,40a 21,23b 25,64b 27,63c 9,17a 15,37b 20,53bc 25,83bc 31,10a XMCS 6,93d 14,83b 19,40c 23,50c 25,93d 7,53b 15,67b 20,93b 29,63a 31,42a XTLC 5,37f 10,60e 16,17e 19,67e 21,73e 6,00c 10,20e 17,10d 25,70bc 26,90d LSD 0,05 0,52 0,81 0,74 0,78 0,85 0,69 1,04 1,54 1,85 0 , 93

Sa u bén rễ hồi xanh (ngà y) - Xuân Hè

4 8 12 16 20 4 8 12 16 20 XMTN 5,42d 12,47bc 17,80c 23,70c 27,37c 6,34c 13,46c 18,16d 24,66de 29,70bc XLTG 5,34d 8,74e 13,16e 16,83e 18,89e 5,61de 9,25f 15,71e 19,68g 21,47e XLV 6,73bc 11,59cd 16,83cd 22,34cd 25,27d 7,58ab 11,03e 18,78cd 23,82e 27,54d XMS6 5,29d 13,18ab 20,68b 25,86b 29,69b 6,41c 12,57d 19,95b 26,70b 30,58b MHM 6,47c 12,35bc 19,88b 23,23c 26,94c 7,19b 14,96b 20,25b 25,42cd 28,89c XCCTN 7,50a 14,46a 23,07a 27,80a 31,32a 8,14a 15,98a 22,47a 29,80a 32,13a XMCS 7,33ab 14,19a 20,76b 25,58b 29,44b 6,08cd 13,86c 19,68bc 25,84bc 30,76b XTLC 5,38d 10,65d 15,51d 21,14d 25,23d 5,40e 11,23e 17,86d 22,51f 26,68d LSD 0,05 0,67 1,29 1,45 1,58 1,63 0,63 0,85 1,03 0,98 1 , 26

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột và trong cùng một vụ thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05.

Kết quả trong Bảng 3.9 cho thấy, các giống cải xanh có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất trong giai đoạn 8 - 16 ngày sau bén rễ hồi xanh. Từ thời gian 16 - 20 ngày sau bén rễ hồi xanh, tốc độ tăng trưởng của cải xanh chậm lại và có xu hướng ổn định.

Trong vụ Đông Xuân, chiều cao cuối cùng của các giống cải dao động từ 19,8 - 31,5 cm. Các giống có chiều cao lớn bao gồm: Mơ Hoàng Mai: 29,63 -

Một phần của tài liệu Tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất cải xanh an toàn theo hướng vietgap ở tỉnh quảng bình (Trang 72)