Ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng nitrat

Một phần của tài liệu Tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất cải xanh an toàn theo hướng vietgap ở tỉnh quảng bình (Trang 103)

5. CÁC ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

3.2.2.Ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng nitrat

xanh mỡ số 6 (Brasica juncea L.)

Nếu xét năng suất của một cây trồng thì năng suất trên một đơn vị diện tích do năng suất từng cá thể và số cá thể trên đơn vị diện tích đó quyết định

(Trần Văn Minh, Lê Tiến Dũng, 2006) [66], vì vậy mật độ là một trong các yếu tố quyết định đến sản lượng rau. Để tăng năng suất và sản lượng người dân thường trồng dày hơn so với quy trình. Tuy nhiên, khi trồng dày, thì sâu bệnh cũng nhiều hơn, do đó việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng nhiều hơn. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất, hàm lượng nitrat đối với cải xanh là tìm ra mật độ hợp lý làm cơ sở lý luận để xây dựng quy trình sản xuất rau an toàn phù hợp với điều kiện của địa phương.

3.2.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của giống cải xanh mỡ số 6.

- Thời gian sinh trưởng: kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.21 cho thấy, trong vụ Đông Xuân thời gian sinh trưởng của các công thức dao động từ 40 - 45 ngày. Cải xanh trồng ở mật độ 100 cây/m2 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất, đạt 40 -

41 ngày. Cải xanh trồng ở mật độ 20 cây/m2 và 16 cây/m2 có thời gian sinh trưởng dài nhất, đạt 43- 45 ngày.

Trong vụ Xuân Hè, thời gian sinh trưởng của các công thức dao động từ 38 - 42 ngày, ngắn hơn vụ Đông Xuân từ 2 - 3 ngày. Mật độ 100 cây/m2, cải xanh có thời gian sinh trưởng lớn nhất, đạt trung bình 38 ngày. Tương tự như vụ Đông Xuân, ở mật độ trồng 20 cây/m2 và 16 cây/m2 cải xanh cũng có thời gian sinh trưởng dài nhất, đạt 41 - 42 ngày.

Sự chênh lệch giữa mật độ thưa nhất và mật độ dày nhất trong các công thức thí nghiệm dao động từ 3 - 4 ngày .

Khi phân tích hệ số tương quan giữa mật độ trồng và thời gian sinh trưởng của giống cải xanh, kết quả cho thấy hệ số r = (- 0,93) - (- 0,97) trong hai vụ thí nghiệm. Điều đó chứng tỏ khi mật độ trồng càng cao thì thời gian sinh trưởng của giống cải xanh càng ngắn, tức là thời gian sinh trưởng của cải xanh có tương quan nghịch với mật độ trồng.

- Chiều cao cây: là một trong những đặc trưng quan trọng giúp ta đánh giá khả năng sinh trưởng và cho năng suất của rau cải xanh. Kết quả Bảng 3.21 cho thấy, chiều cao cây dao động từ 28,50 - 34,17 cm trong vụ Đông Xuân và dao động từ 24,67 - 32,18 cm trong vụ Xuân Hè. Ở mật trồng 100 cây/m2 cải xanh có được chiều cao lớn nhất, đạt 33,97 - 34,17 cm trong vụ Đông Xuân và đạt 31,02 32,18 cm trong vụ Xuân Hè. Chiều cao của cải xanh ở các mật độ trồng 75 cây/m2, 44 cây/m2 không có sự sai khác về mặt thống kê so với mật độ trồng 100 cây/m2. Chiều cao của giống cải xanh đạt thấp nhất ở mật độ 16 cây/m2 và 20 cây/m2. Như vậy chứng tỏ cải xanh trồng mật độ trồng dày có chiều cao lớn hơn so với mật độ trồng thưa.

Bảng 3.21. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của cải xanh mỡ số 6

Mật độ (cây/m2) Đồng Trạch Đức Ninh Vụ Đô ng Xuân TGST (ngày) CC (cm) SL (lá) ĐKT (cm) TGST (ngày) CC (cm) SL (lá) ĐKT ( cm )

100 41 34,17a 9,20a 32,19e 40 33,97a 8,00b 22,72b 75 42 34,11a 9,27a 35,03d 40 32,92abc 8,26ab 23,80b 44 43 33,32ab 9,33a 36,29c 41 32,64ab 8,26ab 24,62b 33 44 32,99ab 9,47a 38,13b 42 29,48bcd 8,33ab 26,46ab 25 44 32,87abc 9,53a 39,32ab 42 28,70cd 8,33ab 29,13a 20 45 32,01bc 9,60a 39,58a 43 28,64cd 8,80a 30,01a 16 45 31,64c 9,67a 40,45a 43 28,50d 8,80a 30,08a LSD 0,05 - 1,63 - 1,23 - 3,39 0,74 4 , 09 V ụ Xuân Hè 100 38 32,18a 8,27c 28,58c 38 31,02a 8,27e 25,12f 75 38 30,58ab 8,33bc 30,90bc 39 30,92ab 8,93d 27,05ef 44 39 30,52ab 8,67bc 31,57abc 40 28,84bc 9,13cd 28,04de 33 40 30,10abc 8,73bc 32,62abc 41 28,20cd 9,53bc 29,78cd 25 40 28,49bc 8,87bc 32,94abc 42 27,92cd 9,80ab 30,78bc 20 41 27,42c 9,00ab 34,02ab 42 28,16de 10,06a 32,47b 16 41 29,07bc 9,67a 36,17a 42 24,67e 10,20a 35,47a LSD 0,05 - 2,78 0,68 5,01 - 2,13 0,43 2 , 42

Ghi chú: TGST: Tổng thời gian sinh trưởng; CC: chiều cao cây; SL: số lá; ĐKT: đường kính tán. Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột và trong cùng một vụ thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05.

Giữa chiều cao cây và mật độ trồng của cải xanh có mối quan hệ tương quan rất chặt với hệ số r = 0,90 - 0,92 trong thí nghiệm vụ Đông Xuân và r = 0,85 - 0,86 trong thí nghiệm vụ Xuân Hè. Điều này đồng nghĩa với việc chiều cao của giống cải xanh tăng lên khi mật độ trồng tăng.

- Số lá/cây: đối với rau cải xanh thì số lá là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến năng suất. Trong vụ Đông Xuân, tại Đồng Trạch không có sự khác biệt về số lá/cây giữa các mật độ, tương tự tại Đức Ninh thì sự sai khác về số lá/cây của các công thức cũng không lớn. Trong vụ Xuân Hè, sự sai khác về mặt thống kê đối với số lá/cây của cải xanh ở các mật độ được biểu hiện khá rõ. Mật độ trồng 20 cây/m2 (9,00 - 10,06 lá/cây) và

thức còn lại. Trong khi đó, cải xanh được trồng ở mật độ 100 cây/m2 có số lá thấp nhất, đạt trung bình 8,27 lá/cây (Bảng 3.21).

- Đường kính tán lá: mật độ cũng ảnh hưởng tới đường kính tán lá cải xanh, với mật độ thích hợp sẽ tạo điều kiện về không gian cho bộ lá phát triển vì vậy cũng sẽ làm cho đường kính lá tăng lên. Bảng 3.2.1 cho thấy đường kính tán lá của cải xanh được trồng với mật độ từ 16 cây/m2 - 100 cây/m2 có sự thay đổi theo chiều hướng tăng dần khi mật độ trồng giảm.

Trong vụ Đông Xuân, đường kính tán lá của các công thức dao động từ 22,72 - 40,45 cm. Mật độ trồng càng thưa thì đường kính tán lá càng lớn. Ở mật độ 100 cây/m2 cải xanh có đường kính tán nhỏ nhất, đạt 22,72 - 32,19 cm. Ở mật độ 16 cây/m2

cải xanh có đường kính tán lớn nhất, đạt 30,08 - 40,45 cm. Đường kính tán cải xanh của mật độ 20 - 25 cây/m2 không có sự sai khác so với đường kính cải xanh trồng ở mật độ 16 cây/m2.

Trong vụ Xuân Hè, đường kính tán lá của các công thức dao động từ 25,12 - 36,17 cm. Đường kính tán lá của cải xanh tăng dần đến mật độ 33 cây/m2 (29,78 - 32,62 cm), sau đó tăng rất chậm hoặc ngừng tăng. Cải xanh được trồng ở mật độ 100 cây/m2 có đường kính tán lá thấp nhất, đạt 25,12 - 28,58 cm. Đường kính tán lá cải xanh lớn nhất ở mật độ trồng 16 cây/m2 và đạt từ 35,47 - 36,17 cm.

Giữa đường kính tán lá và mật độ trồng cải xanh có mối tương quan nghịch với hệ số r = (- 0,90) – (- 0,98) trong vụ Đông Xuân. Tương tự, hệ số tương quan r = (-0,89) – (- 0,92) trong vụ Xuân Hè. Điều này có nghĩa khi trồng cải xanh với mật độ càng cao thì đường kính tán càng giảm.

Như vậy, đường kính tán của cây cải xanh chủ yếu phụ thuộc vào giống (Nguyễn Cẩm Long và cộng sự, 2012) [44], ngoài ra còn phụ thuộc vào mật độ và đất trồng.

Một phần của tài liệu Tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất cải xanh an toàn theo hướng vietgap ở tỉnh quảng bình (Trang 103)