Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất cải xanh an toàn theo hướng vietgap ở tỉnh quảng bình (Trang 62)

5. CÁC ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

2.3.5.Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

- Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu đối với các giống rau cải xanh (Hoàng Thị Thái Hòa, 2009 [28])

Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây:

+ Mỗi ô thí nghiệm theo dõi 10 cây để đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng. + Thời gian sinh trưởng và phát triển của rau cải (ngày): Theo dõi thời gian sinh trưởng của cây rau từ khi gieo đến các giai đoạn: mọc mầm, hồi xanh, trải lá, giao tán, thu hoạch. Thời gian sinh trưởng của rau cải được tính từ gieo trồng đến thu hoạch (khi 5% số cây bắt đầu có ngồng).

+ Chiều cao cây (cm): Được tiến hành đo sau khi cải bén rễ hồi xanh và định kỳ 4 ngày/lần. Chiều cao cây được tính từ mặt đất tự nhiên đến mút lá cao nhất, dụng cụ đo là thước chia cm.

+ Số lá/cây (lá): Được tiến hành đo sau khi cải bén rễ hồi xanh và định kỳ 4 ngày/lần. Số lá được xác định từ lúc cây có 2 lá thật, dùng sơn đỏ đánh dấu sau mỗi lần theo dõi.

+ Đường kính tán cây: Được tiến hành đo sau khi cải bén rễ hồi xanh và định kỳ 4 ngày/lần. Đường kính tán được đo khi cây bắt đầu có 2 lá thật, dụng cụ đo là thước chia cm.

+

+ Chiều dài lá khi thu hoạch (cm): chọn một lá trên cây phát triển tốt, cân đối không bị rách, không bị sâu bệnh, dùng thước chia vạch cm đặt mốc 0 cm sát gốc lá, dựng thước dọc theo chiều phát triển của lá. Lấy tay vuốt nhẹ cho lá thẳng nằm sát trên thước, quan sát đỉnh lá trên vạch thước ta được chiều dài của lá.

+

không bị rách, không sâu bệnh. Đặt thước đo áp sát trên mặt lá ở chổ rộng nhất của lá lớn nhất, quan sát mép lá bên này tới mép lá bên kia trên vạch thước. Các chỉ tiêu

về năng suất :

*Năng suất lý thuyết:

sNSLT (t ấn/ha ) = ố cây/m2 x Khối lượng trung bình 1 cây (g) x 10.000

1000000

*Năng suất sinh học:

Khối lượng trung bình 1m2 (kg) x 10000 x 0, 8 NSSH (tấn/ha) =

1000

*Năng suất kinh tế:

Khối lượng trung bình phần ăn được 1m2 ( kg) x 10000 x 0, 8 NSKT (tấn/ha) =

1000

Khối lượng tươi và khối lượng khô:

+ Khối lượng tươi toàn cây (g/cây): Được xác định bằng cách cân khối lượng cây tươi.

+ Khối lượng khô (g/cây): đem các mẫu đã xác định khối lượng ở trên sấy ở nhiệt độ 1050C cho đến khi khối lượng không đổi, cân và tính khối lượng bình quân.

Khối lượng sau sấy Khối lượng khô (tấn/ha) = × 100

Khối lượng tươi

Đánh giá phẩm chất rau:

+ Độ dòn (dai) của rau: Đánh giá bằng cảm quan theo phương pháp cho điểm như sau: 1 điểm: dai, 2 điểm: dòn

+ Độ ngọt (độ đắng) của rau: Đánh giá bằng cảm quan theo phương pháp cho điểm như sau: 1 điểm: đắng; 2 điểm: ít đắng; 3 điểm: ít ngọt; 4 điểm: ngọt; 5 điểm: rất ngọt

+ Lãi ròng = Tổng thu - tổng chi

+ Tổng thu = Năng suất kinh tế × giá 1 kg sản phẩm

Tổng chi = Giống + Phân bón + Thuốc BVTV + Công lao động. + VCR: tỷ số giữa tổng thu tăng do bón phân và chi phí phân bón tăng thêm

Các chỉ tiêu về sâu bệnh (Tiêu chuẩn ngành 10TCN 923:2006 [4]): - Đối

với sâu hại:

+ Điều tra 5 điểm, mỗi điểm là 1 khung (40 cm x 50 cm), 4 ngày điều tra một lần. Quy đổi mật độ sâu hại từ khung điều tra ra m2 (con/m2) = Số sâu điều tra được/khung x 5 (5 khung = 1m2

).

+ Đối với rệp, điều tra 5 điểm, mỗi điểm 5 cây. Mật độ rệp được tính như sau:

Tổng số rệp điều tra Mật độ rệp gây hại (con/cây) =

Tổng số cây điều tra + Đánh giá tính kháng rệp (Trần Đăng Hòa và cs, 2014 [27]):

Nuôi quần thể rệp (Brevicoryne brasicae) để làm thí nghiệm bằng giống cải

xanh mỡ (Trang Nông). Nuôi rệp (Brevicoryne brasicae) để xác định đặc điểm sinh

học bằng lá của 8 giống cải xanh: Xanh mỡ Trang Nông (XMTN) - (đối chứng); Xanh Lùn Thanh Giang (XLTG); Xanh lá vàng (XLV); Xanh mỡ số 6 (XMS6); Mơ Hoàng Mai (MHM); Xanh cao cây Trang Nông (XCCTN); Xanh mỡ cao sản (XMCS); Xanh tàu lá chuối (XTLC). Nuôi rệp trong hộp nhựa nhỏ (5 cm x 1,5 cm) có mẫu lá cải xanh (3 cm2) và lót giấy thấm nước ở dưới đáy. Tất cả các hộp nuôi rệp được đặt ở trong tủ lưới ở điều kiện nhiệt độ ngoài trời.

* Theo dõi thời gian phát dục, tỷ lệ sống của rệp trên các giống rau cải

Cho vào mỗi hộp nuôi sâu 1 rệp non mới đẻ (nuôi cá thể). Thay thức ăn, theo dõi rệp lột xác, rệp chết hằng ngày cho đến khi rệp hóa trưởng thành. Thí nghiệm được lặp lại 60 rệp con trên mỗi giống rau cải.

Theo dõi thời gian sống, số con đẻ ra của rệp: cho vào mỗi hộp nuôi sâu 1 rệp trưởng thành mới vũ hóa. Thay thức ăn, theo dõi và đếm số rệp đẻ hằng ngày cho

+

đến khi rệp trưởng thành chết. Thí nghiệm được lặp lại 30 rệp trưởng thành trên mỗi giống rau cải.

* Tỷ lệ sống sót của rệp được xác định bằng số lượng rệp con sống đến tuổi x / tổng số rệp theo dõi.

* Xác định tỷ lệ phát triển quần thể của rệp trên các giống rau cải

Hằng ngày xác định số lượng rệp con của mỗi rệp trưởng thành. Tính hệ số nhân sau một thế hệ (R0), thời gian trung bình của 1 thế hệ (T) và tỷ lệ tăng tự nhiên (rm) theo công thức của Brich (1948) [74].

R0 = ∑(lxmx ) ; T = ∑( x lxmx )/ ∑(lxmx) ∑(exp(rmx)lxmx ) = 1

Trong đó, x là tuổi thọ của rệp trưởng thành cái, lx là tỷ lệ con cái sống đến tuổi x, mx là số lượng rệp con được sinh ra của một rệp trưởng thành

* Tính lựa chọn thức ăn của rệp trên các giống rau cải

Dùng hộp nhựa (20 cm x 22 cm x 7 cm) để làm thí nghiệm. Cho 8 loại thức ăn vào trong hộp, xếp các thức ăn xung quanh hộp và đánh dấu vị trí các loại thức ăn. Cho 100 con rệp tuổi 2 vào giữa hộp sao cho khoảng cách từ rệp đến thức ăn cân xứng. Sau 3 ngày, đếm số rệp (trưởng thành và rệp con) có trên mỗi loại thức ăn. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Tính tỷ lệ phần trăm rệp trên lá của mỗi giống rau.

- Đối với bệnh hại: Tiến hành điều tra theo 5 điểm chéo góc, điều tra 10 lá ngẫu nhiên/điểm . Sự phát sinh phát triển, mức độ bệnh được tính bằng chỉ tiêu tỷ lệ bệnh như sau:

Số lượng lá bị bệnh Tỷ lệ bệnh (%) = × 100

Tổng số lá điều tra

- Phương pháp theo dõi và tính hiệu lực thuốc bảo vệ thực vật Phương pháp điều tra theo dõi :

+ Điều tra sâu hại sống trên ruộng trước khi xử lý thuốc 1 ngày và sau khi xử lý thuốc 1, 3, 5, 7, 14, ngày.

+ Số điểm điều tra: mỗi ô thí nghiệm điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 5 cây.

Phương pháp tính hiệu lực thuốc:

+ Hiệu lực (%) của các loại thuốc trừ sâu, tỷ lệ giảm mật độ quần thể các loại thiên địch bắt mồi, được hiệu chỉnh theo công thức Henderson_Tilton [49]:

H (%) = (1 – ) × 100

Trong đó:

H: Hiệu lực (%)

Ca: số cá thể sống ở công thức đối chứng sau phun thuốc

Tb: số cá thể sống ở công thức xử lý trước phun thuốc Cb: số cá thể sống ở công thức đối chứng trước phun thuốc

Ta: số cá thể sống ở công thức xử lý sau phun thuốc - Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm

Phương pháp lấy mẫu

*Phương pháp lấy mẫu rau:

Lấy mẫu rau theo tiêu chuẩn ngành 10TCN 449-2001:

+ Tại các điểm điều tra: mỗi mẫu rau được lấy ngẫu nhiên 5 điểm trên đồng ruộng vào thời điểm gần thu hoạch. Sử dụng một nữa số lượng mẫu thu được đem đi phân tích hàm lượng NO3-

tại phòng thí nghiệm. Số lượng mẫu thu được còn lại dùng để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật bằng bộ kít kiểm tra nhanh thuốc trừ sâu VPR10 (do viện Kỹ thuật hóa sinh - Tổng cục kỹ thuật Bộ công an nghiên cứu).

+ Tại ruộng thí nghiệm: mỗi mẫu rau được lấy ngẫu nhiên từ 5 điểm/ô vào thời điểm gần thu hoạch theo đường chéo gốc, lấy tất cả các lần nhắc lại. Sau đó đem đi phân tích lượng NO3- tại phòng thí nghiệm.

* Phương pháp lấy mẫu đất:

+ Lấy mẫu theo TCVN 367:1999. Mẫu đất được lấy cùng với địa điểm lấy mẫu rau bằng phương pháp đường chéo ở tầng canh tác (0 - 20 cm) lấy 5 điểm/ô, sau đó trộn đều rồi lấy mẫu trung bình theo nguyên tắc chia 4, mỗi mẫu khoảng 500 gam.

* Phương pháp lấy mẫu nước:

+ Mẫu nước: Lấy mẫu nước tưới cho rau tại các mương, giếng theo tiêu chuẩn TCVN 5996 - 1995, lấy ở độ sâu 20 - 30 cm

Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm

* Xác định NO3-: Bằng phương pháp điện cực chọn lọc ion, đo trên máy SenSion 2 của hãng HACH, với viên xúc tác ISA.

Hàm lượng NO3- trong rau được xác định theo công thức: 100 . X

Hàm lượng NO3- (mg/kg tươi) =

Tổng diện tích điều tra

Trong đó: X: Nồng độ NO3- đo được (mg/l hoặc ppm) a: Khối lượng mẫu phân tích (g)

* Xác định kim loại nặng: Kim loại Cd, Pb xác định bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) trên máy AAS- Perkin - Elmer 3110 (hỗn hợp khí đốt: khí Axetylen -N O - không khí, nguồn kích hoạt đèn catod rỗng).

2

Kim loại Hg, As xác định bằng phương pháp cực phổ (chế độ vol-amper hoà tan, điện cực quay)

* Xác định các chỉ tiêu: pH, Mùn (%), đạm tổng số, lân tổng số và dễ tiêu, kali tổng số và dễ tiêu.

+ pH: Phương pháp pHmetter, điện cực thủy tinh + Mùn (%): Theo phương pháp Thiurin

+ N tổng số: Theo phương pháp Kjeldahl.

+ P2O5 tổng số, P2O5 dễ tiêu: Xác định trên máy Quang phổ kế ( Spectrophotometer )

+ K2O ts, dt: Xác định trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS

* Kiểm tra nhanh thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ và carbamate bằng bộ kít VPR10: Phương pháp phân tích được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất (Phụ lục 4)

Một phần của tài liệu Tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất cải xanh an toàn theo hướng vietgap ở tỉnh quảng bình (Trang 62)