5. CÁC ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu hiện trạng sản xuất rau trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 2.2.2. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất cải xanh an toàn theo hướng VietGAP
- Nghiên cứu một số giống rau cải xanh thích hợp cho quy trình trồng rau an toàn theo hướng VietGAP tại tỉnh Quảng Bình
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng năng suất và phẩm chất rau cải xanh
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều đạm và thời gian bón đến năng suất và phẩm chất rau cải xanh
- Nghiên cứu ảnh hưởng phân sinh học Wehg và khả năng thay thế một phần đạm tới năng suất và phẩm chất rau cải xanh
- Nghiên cứu hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu sinh học và thảo mộc đối với một số loài sâu hại rau cải xanh
2.2.3. Xây dựng mô hình trình diễn và đề xuất quy trình kỹ thuật sản xuất rau cải xanh an toàn theo hướng VietGAP tại tỉnh Quảng Bình
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1.Phương pháp điều tra thực trạng sản xuất rau
+ Điều tra tình hình canh tác rau theo phiếu phỏng vấn hộ sản xuất bằng bộ câu hỏi có sẵn, qui mô 150 hộ (30 hộ/điểm), tại 5 điểm gồm: xã Đồng Trạch (huyện Bố Trạch); Phường Đức Ninh (thành phố Đồng Hới); xã Võ Ninh (huyện Quảng Ninh); xã Hồng Thủy (huyện Lệ Thủy); xã Quảng Long (huyện Quảng Trạch).
+ Đánh giá nhanh bằng quan sát thực địa
+ Thời gian thực hiện: từ tháng 11/2010 - 04/2011.
2.3.2.Phương pháp bố trí các thí nghiệm Thí nghiệm 1: Khảo nghiệm một số giống rau cải xanh phục vụ sản xuất rau tại tỉnh Quảng một số giống rau cải xanh phục vụ sản xuất rau tại tỉnh Quảng Bình
- Thí nghiệm gồm 8 công thức: Công thức I: Xanh mỡ Trang Nông (XMTN) - (đối chứng); Công thức II: Xanh Lùn Thanh Giang (XLTG); Công thức III: Xanh lá vàng (XLV); Công thức IV: Xanh mỡ số 6 (XMS6); Công thức V: Mơ Hoàng Mai (MHM); Công thức VI: Xanh cao cây Trang Nông (XCCTN); Công thức VII: Xanh mỡ cao sản (XMCS); Công thức VIII: Xanh tàu lá chuối (XTLC).
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn RCB (Randomized Complete Block), lặp lại 3 lần. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2.
- Địa điểm thực hiện thí nghiệm: xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch và phường Đức Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
- Thời gian thực hiện (2 vụ): từ tháng 12/2010 - 6/2011
- Thí nghiệm được bố trí gồm 7 công thức với mật độ (khoảng cách cây x hàng) như sau: Công thức I: 100 cây/m2 (10 cm x 10 cm); Công thức
II: 75 cây/ m2 (10 cm x 15 cm); Công thức III: 44 cây/m2 (15 cm x 15 cm); Công thức IV: 33 cây/m2 (15 cm x 20 cm); Công thức V: 25 cây/m2 (20 cm x 20 cm); Công thức VI: 20 cây/m2 (20 cm x 25 cm); Công thức VII:
16 cây/m2 (25 cm x 25 cm).
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn RCB (Randomized Complete Block), lặp lại 3 lần. Diện tích mỗi ô thí
nghiệm là 10 m2.
- Địa điểm thực hiện thí nghiệm: xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch và phường Đức Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
- Thí nghiệm gồm 10 công thức với 2 yếu tố: + Đạm (N) có 5 liều lượng: 0, 30, 60, 90, 120 kg N/ha
+ Thời gian bón đạm kết thúc trước thu hoạch 5 ngày (T1), đây là thời gian có số hộ áp dụng nhiều nhất) và kết thúc trước thu hoạch 12 ngày (T2).
- Các công thức thí nghiệm được ký hiệu như sau: + Công thức I: N0T1 (0 kg N/ha, bón trước thu hoạch 5 ngày) + Công thức II: N30T1 (30 kg N/ha, bón trước thu hoạch 5 ngày) + Công thức III: N60T1 (60 kg N/ha, bón trước thu hoạch 5 ngày) + Công thức IV: N90T1 (90 kg N/ha, bón trước thu hoạch 5 ngày) + Công thức V: N120T1 (120 kg N/ha, bón trước thu hoạch 5 ngày) + Công thức VI: N0T2 (0 kg N/ha, bón trước thu hoạch 12 ngày) + Công thức VII: N30T2 (30 kg N/ha, bón trước thu hoạch 12 ngày) +
Công thức VIII: N60T2 (60 kg N/ha, bón trước thu hoạch 12 ngày)
+ Công thức IX: N90T2 (90 kg N/ha, bón trước thu hoạch 12 ngày) + Công thức X: N120T2 (120 kg N/ha, bón trước thu hoạch 12 ngày )
- Thí nghiệm được bố trí trên nền gồm (tính cho 1 ha): 300 kg vôi + 15 tấn phân chuồng + 60 kg P205 + 40 kg K20
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: theo phương pháp ô lớn và ô nhỏ (Split plot), trong đó thời điểm bón đạm được bố trí trên ô lớn và liều lượng đạm được bố trí trên ô nhỏ, với 3 lần nhắc lại. Mỗi ô lớn có diện tích 50 m2 và mỗi ô nhỏ có diện tích là 10 m2.
- Địa điểm thực hiện thí nghiệm: thí nghiệm nghiên cứu được thực hiện tại xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch và phường Đức Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình.
- Thời gian thực hiện (2 vụ) từ tháng 1/2013 - 6/2013
Thí nghiệm 4: Nghiên cứu khả năng thay thế một phần phân đạm bằng chế phẩm sinh học Wehg trên rau cải xanh
- Thí nghiệm gồm 8 công thức:
+
40 kg K20 (Nền 1)
+ Công thức II: 300 kg vôi + 15 tấn phân chuồng + 35 kg N + 60 kg P205 + 40 kg K20 (Nền 2)
+ Công thức III: Nền 2 + 2 lít phân Wehg + Công thức IV: Nền 2 + 2,5 lít phân Wehg + Công thức V: Nền 2 + 3 lít phân Wehg + Công thức VI: Nền 2 + 3,5 lít phân Wehg + Công thức VII: Nền 2 + 4 lít phân Wehg
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn RCB (Randomized Complete Block), lặp lại 3 lần. Diện tích mỗi ô thuộc thí nghiệm là 10 m2.
- Địa điểm thực hiện thí nghiệm: thí nghiệm nghiên cứu được thực hiện tại xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch và phường Đức Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
- Thời gian thực hiện (2 vụ) từ tháng 1/2013 - 6/2013
Thí nghiệm 5: Hiệu lực của một số thuốc trừ sâu sinh học và thảo mộc đối với một số loài sâu hại rau cải xanh tại Quảng Bình
- Thí nghiệm gồm có 8 công thức:
+ Công thức I: Ớt (50 g quả ớt chín + 30 g xà phòng bánh + 3 lít nước) + Công thức II: Gừng (50 g củ gừng + 12 g xà phòng bánh + 3 lít nước) + Công thức III: Tỏi (85 g củ tỏi băm nhỏ + 50 ml dầu thực vật + 10 g xà phòng bánh + 0,5 lít nước)
+ Công thức IV: Ớt + gừng + tỏi (25g củ gừng + 50 g củ tỏi + 25 g quả ớt chín + 10 ml dầu thực vật + 12 g xà phòng bánh + 3 lít nước)
+ Công thức V: Rholamsuper 50WSG (Thuốc trừ sâu sinh học) + Công thức VI: Dylan 2.5 EC (Thuốc trừ sâu sinh học)
+ Công thức VII: Rigell 800WG (Thuốc trừ sâu hóa học được dùng để so sánh)
- Tỷ lệ và cách chế biến thuốc thảo mộc được tham khảo phương pháp của
HDRA (2000) [89], Sridhar et al. (2002) [113] và Vijayalakshmi et al. (1999) [120]. Lượng dung dịch thuốc phun là 600 lít/ 1 ha.
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn RCB (Randomized Complete Block), lặp lại 3 lần. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2.
- Địa điểm thực hiện thí nghiệm: xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch và phường Đức Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
- Thời gian thực hiện (2 vụ) từ tháng 4/2012 - 12/2012
2.3.3. Xây dựng mô hình trình diễn và đề xuất quy trình kỹ thuật sản xuất rau cải xanh an toàn theo hướng VietGAP tại tỉnh Quảng Bình
- Xây dựng mô hình trình diễn:
- Địa điểm mô trình diễn được thực hiện tại xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch và phường Đức Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
- Thời gian thực hiện: từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2013
- Tiêu chí chọn hộ và địa điểm: Lựa chọn các hộ nông dân sản xuất giỏi, có nhiều kinh nghiệm trồng rau, nhiệt tình tham gia. Ruộng mô hình được chọn thuận lợi về nước tưới, giao thông, đáp ứng được các tiêu chuẩn về sản xuất rau
an toàn.
- Bố trí 500 m2 tại Đồng Trạch sử dụng phân đạm và 500 m2 tại Đức Ninh sử dụng phân bón sinh học Wehg, đồng thời áp dụng các kết quả nghiên cứu như sau:
+ Giống: Cải xanh mỡ số 6
+ Khoảng cách, mật độ: 15 x 15 cm tương đương 44 cây/m2
* Quy trình bón phân tại điểm mô hình ở Đồng Trạch:
+
300 kg vôi + 15 tấn phân chuồng hoai + 60 kg N + 60 kg P205 + 40 K20 - Cách bón:
+
Bón thúc: Lần 1: Sau trồng 5 ngày: 40% đạm + 30% kali Lần 2: Kết thúc trước thu hoạch 12 ngày: 30% đạm + 20% kali
* Quy trình bón phân tại điểm mô hình ở Đức Ninh:
- Lượng phân bón khi sử dụng thêm phân bón Wehg (tính cho 1 ha): 300 kg vôi + 15 tấn phân chuồng hoai + 35 kg N + 3,5 lít phân bón Wehg + 60 kg P205 + 40 kg K20
- Cách bón: Bón lót toàn bộ số phân chuồng + 100% lân + 50% kali + 30% đạm
* Bón thúc lần 1: Sau trồng 5 ngày: 70% đạm + 50% kali * Bón thúc lần 2: Sau trồng 10 ngày phun 3,5 lít phân bón Wehg.
+ Phòng trừ sâu bệnh:
* Sử dụng thuốc thảo mộc hỗn hợp tỏi, ớt, gừng để phòng trừ sâu ở mật độ thấp (sâu tơ dưới 20 con/m2, sâu xanh bướm trắng dưới 6 con/m2, bọ nhảy dưới 20 con/m2, rệp dưới 10 con/lá).
* Khi sâu ở mật độ cao thì sử dụng Rholamsuper 50 WSG và Dylan 2.5 EC để phòng trừ (sâu tơ ≥ 20 con/m2, sâu xanh bướm trắng ≥ 6 con/m2, bọ nhảy ≥ 20 con/m2, rệp ≥ 10 con/lá).
- Bố trí 1000 m2 (Đồng Trạch 500m2, Đức Ninh 500 m2) thực hiện mô hình đối chứng với các biện pháp kỹ thuật như sau:
+ Giống: Cải xanh mỡ Trang Nông
+ Khoảng cách, mật độ: 10 cm x 10 cm tương đương 100 cây/m2
+ Quy trình phân bón: (Đây là quy trình từ kết quả điều tra)
- Liều lượng phân bón: 10 tấn phân chuồng + 75 kg N + 20 kg P205 + 12 kg K20
- Cách bón: Bón lót toàn bộ số phân chuồng + 100% lân + 100% kali * Bón thúc lần 1: Sau trồng 5 ngày: 60% đạm
* Bón thúc lần 2: Kết thúc trước thu hoạch 5 - 7 ngày: 40% đạm + Phòng trừ sâu bệnh:
+
* Sử dụng thuốc Regell 800 WG để phòng trừ sâu tơ, sâu xanh bướm
trắng và bọ nhảy, rệp ở mật độ thấp.
* Đối với bọ nhảy, rệp, sâu tơ gây hại ở mật độ cao sử dụng Bassa 50 EC để phòng trừ.
- Đề xuất quy trình:
Căn cứ vào các kết quả thí nghiệm trong quá trình nghiên cứu từ năm 2010 - 2013, chúng tôi sẽ đề xuất quy trình kỹ thuật sản xuất rau cải xanh an toàn theo hướng VietGAP tại tỉnh Quảng Bình.
2.3.4. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng
- Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1 m, cao 25 cm. Bón lót bằng phân chuồng hoai mục 2 - 3 kg/m2.
- Lượng giống gieo: 1 m2 gieo 1 - 1,2 gam hạt giống. Tuổi cây con có thể trồng được là 16 - 18 ngày, khi có khoảng 3 - 4 lá thật - Mật độ trồng:
+ Thí nghiệm nghiên cứu sử dụng công thức mật độ 15 cm x 20 cm (Đây là mật độ được khuyến cáo trong sản xuất rau cải an toàn).
+ Thí nghiệm nghiên cứu mật độ sử dụng 7 công thức mật độ được ghi rõ ở thí nghiệm 3.
+ Thí nghiệm nghiên cứu về phân đạm, chế phẩm sinh học Wehg, thuốc trừ sâu sinh học và thảo mộc sử dụng công thức mật độ 15 cm x 15 cm (cây cách cây x hàng cách hàng), đây là mật độ tối ưu nhất được chọn trong thí nghiệm nghiên cứu về mật độ cải xanh.
- Phân bón:
Lượng phân bón cho 1 ha: 300kg vôi + 15 tấn phân chuồng hoai + 150 kg urê + 300 kg lân supe + 60 kg kaliclorua (áp dụng đối với thí nghiệm nghiên cứu giống, thuốc bảo vệ thực vật và thí nghiệm mật độ, đây là quy trình tham khảo từ tài liệu của tác giả Trần Khắc Thi, 2009 [61]). Đối với các thí nghiệm thí nghiệm phân đạm
+
và chế phẩm sinh học Wegh thì liều lượng đạm có sự thay đổi (thí nghiệm 5 và thí nghiệm 6)
Cách bón: Bón 300 kg vôi để xử lý đất trước khi lên luống 7 - 10 ngày Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng + 100% phân lân + 50% kali + 30% đạm
Bón thúc (bón rãi): lần 1: Sau trồng 7 - 10 ngày: 40% đạm + 30% kali lần 2: Sau trồng 15 - 20 ngày: 30% đạm + 20% kali Riêng đối với thí nghiệm sử dụng chế phẩm sinh Wehg:
+ Bón thúc: + lần 1: Sau trồng 5 ngày: 70% đạm + 50% kali
+ lần 2: Sau trồng 10 ngày phun 3,5 lít phân bón Wegh (bón bằng phương pháp phun qua lá).
2.3.5. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
- Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu đối với các giống rau cải xanh (Hoàng Thị Thái Hòa, 2009 [28])
Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây:
+ Mỗi ô thí nghiệm theo dõi 10 cây để đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng. + Thời gian sinh trưởng và phát triển của rau cải (ngày): Theo dõi thời gian sinh trưởng của cây rau từ khi gieo đến các giai đoạn: mọc mầm, hồi xanh, trải lá, giao tán, thu hoạch. Thời gian sinh trưởng của rau cải được tính từ gieo trồng đến thu hoạch (khi 5% số cây bắt đầu có ngồng).
+ Chiều cao cây (cm): Được tiến hành đo sau khi cải bén rễ hồi xanh và định kỳ 4 ngày/lần. Chiều cao cây được tính từ mặt đất tự nhiên đến mút lá cao nhất, dụng cụ đo là thước chia cm.
+ Số lá/cây (lá): Được tiến hành đo sau khi cải bén rễ hồi xanh và định kỳ 4 ngày/lần. Số lá được xác định từ lúc cây có 2 lá thật, dùng sơn đỏ đánh dấu sau mỗi lần theo dõi.
+ Đường kính tán cây: Được tiến hành đo sau khi cải bén rễ hồi xanh và định kỳ 4 ngày/lần. Đường kính tán được đo khi cây bắt đầu có 2 lá thật, dụng cụ đo là thước chia cm.
+
+ Chiều dài lá khi thu hoạch (cm): chọn một lá trên cây phát triển tốt, cân đối không bị rách, không bị sâu bệnh, dùng thước chia vạch cm đặt mốc 0 cm sát gốc lá, dựng thước dọc theo chiều phát triển của lá. Lấy tay vuốt nhẹ cho lá thẳng nằm sát trên thước, quan sát đỉnh lá trên vạch thước ta được chiều dài của lá.
+
không bị rách, không sâu bệnh. Đặt thước đo áp sát trên mặt lá ở chổ rộng nhất của lá lớn nhất, quan sát mép lá bên này tới mép lá bên kia trên vạch thước. Các chỉ tiêu
về năng suất :
*Năng suất lý thuyết:
sNSLT (t ấn/ha ) = ố cây/m2 x Khối lượng trung bình 1 cây (g) x 10.000
1000000
*Năng suất sinh học:
Khối lượng trung bình 1m2 (kg) x 10000 x 0, 8 NSSH (tấn/ha) =
1000
*Năng suất kinh tế:
Khối lượng trung bình phần ăn được 1m2 ( kg) x 10000 x 0, 8 NSKT (tấn/ha) =
1000
Khối lượng tươi và khối lượng khô:
+ Khối lượng tươi toàn cây (g/cây): Được xác định bằng cách cân khối lượng cây tươi.
+ Khối lượng khô (g/cây): đem các mẫu đã xác định khối lượng ở trên sấy ở nhiệt độ 1050C cho đến khi khối lượng không đổi, cân và tính khối lượng bình quân.
Khối lượng sau sấy Khối lượng khô (tấn/ha) = × 100
Khối lượng tươi
Đánh giá phẩm chất rau:
+ Độ dòn (dai) của rau: Đánh giá bằng cảm quan theo phương pháp cho điểm như sau: 1 điểm: dai, 2 điểm: dòn
+ Độ ngọt (độ đắng) của rau: Đánh giá bằng cảm quan theo phương pháp cho điểm như sau: 1 điểm: đắng; 2 điểm: ít đắng; 3 điểm: ít ngọt; 4 điểm: ngọt; 5 điểm: rất ngọt
+ Lãi ròng = Tổng thu - tổng chi
+ Tổng thu = Năng suất kinh tế × giá 1 kg sản phẩm
Tổng chi = Giống + Phân bón + Thuốc BVTV + Công lao động. + VCR: tỷ số giữa tổng thu tăng do bón phân và chi phí phân bón tăng thêm
Các chỉ tiêu về sâu bệnh (Tiêu chuẩn ngành 10TCN 923:2006 [4]): - Đối
với sâu hại:
+ Điều tra 5 điểm, mỗi điểm là 1 khung (40 cm x 50 cm), 4 ngày điều tra một lần. Quy đổi mật độ sâu hại từ khung điều tra ra m2 (con/m2) = Số sâu điều tra được/khung x 5 (5 khung = 1m2
).
+ Đối với rệp, điều tra 5 điểm, mỗi điểm 5 cây. Mật độ rệp được tính như sau:
Tổng số rệp điều tra Mật độ rệp gây hại (con/cây) =