Biểu đồ 2.8. Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng năm 2011
Huy động vốn từ dân cư quy VNĐ đến 31/12/2011 đạt 924 tỷ đồng, tăng 34,50% so với 31/12/2010. Huy động vốn từ TCKT quy VNĐ đến 31/12/2011 đạt 323 tỷđồng, giảm 7,18% so với 31/12/2010.
Tổng huy động vốn từ dân cư tăng lên qua các năm. Nếu năm 2009, con số này là 491 tỷđồng thì năm 2010 là 687 tỷđồng và năm 2011 là 924 tỷ đồng. Trong tổng huy động vốn từ dân cư thì tiền gửi có kỳ hạn chiếm một tỷ trọng rất lớn. Trong năm 2009, tiền gửi có kỳ hạn chiếm 86,77%, năm 2010 chiếm 89,23% và 2011 là 91,12%.
Trong xu thế ngày nay, người dân có tiền nhàn rỗi đã luôn định hướng cho mình gửi tiền có kỳ hạn tại ngân hàng để được hưởng lãi suất cao. Chỉđể lại một phần trong tài khoản tiền gửi thanh toán để chi trả cho các khoản thanh toán của mình.
Trong năm 2011, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng giảm 45,90% so với năm 2010. Nguyên nhân là do người dân chỉ gửi tiền ở các kỳ hạn ngắn là 1 tháng, 2 tháng hoặc 3 tháng. Người dân vẫn dự đoán là lãi suất huy động sẽ tăng lên nên ít gửi ở các kỳ hạn dài hơn.
Tiền gửi dân cư, 73,98% Tiền gửi TCKT, 25,86% Tiền gửi khác, 0,16%
Bảng 2.9. Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng Đơn vị tính: Tỷđồng 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 (+),(-) (+),(-) Năm Huy động vốn Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Tiền gửi dân cư 491 60,91 687 66,12 924 73,98 196 39,92 237 34,50 2. Tiền gửi TCKT 312 38,71 348 33,49 323 25,86 36 11,54 -25 -7,18 3. Tiền gửi khác 3 0,38 4 0,39 2 0,16 1 33,33 -2 -50 Tổng huy động 806 100 1.039 100 1.249 100 233 28,91 210 20,21
Tuy chỉ chiếm một phần trong tổng huy động của toàn chi nhánh nhưng tiền gửi của các TCKT cũng chuyển biến gần giống như xu hướng của tiền gửi dân cư. Trong cơ cấu tiền gửi của TCTK thì tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm dần, trong năm 2011 giảm 16,59% so với năm 2010. Bên cạnh đó, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng giảm rõ rệt. Nếu như trong năm 2010 giảm 48,15% so với năm 2009, thì năm 2011 giảm 50% so với năm 2010. Đây là hạn chế của Vietcombank Quy Nhơn. Huy động vốn từ các TCKT vẫn là điểm yếu, là tồn tại mà chi nhánh gặp phải trong quá trình hoạt động. Nguyên nhân khách quan chủ yếu là số lượng doanh nghiệp mới tại địa phương phát sinh không đáng kể, hầu hết các doanh nghiệp tại địa phương là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn tự có ít, vay ngân hàng là chủ yếu nên số dư tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng rất hạn chế. Mặt khác về chủ quan, việc triển khai bán chéo các sản phẩm hỗ trợ huy động vốn chưa được đẩy mạnh. Chi nhánh chưa triển khai hình thức cho vay gắn kết với cam kết gửi tiền như một số NHTM khác đã áp dụng trên địa bàn.
Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng giảm làm cho Vietcombank Quy Nhơn giảm tính chủđộng hơn trong việc cân đối cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn của mình.
Nhìn chung tổng vốn huy động của Vietcombank Quy Nhơn qua các năm từ 2009-2011 chủ yếu là tập trung vào tiền gửi dân cư và các TCKT. Các khoản tiền gửi khác chiếm không đáng kể trong cơ cấu huy động tại chi nhánh. Quy mô nguồn vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và nguồn vốn tiền gửi từ dân cư tăng dần qua các năm. Trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửi, tiền gửi khách hàng cá nhân luôn giữ tỷ trọng chủ yếu (trên 60%) và cơ cấu này mang tính ổn định qua các năm. Cơ cấu này là hợp lý bởi đối tượng khách hàng cá nhân là đối tượng có nhu cầu tiết kiệm cao bên cạnh những nhu cầu khác như nhu cầu thanh toán, tiện ích dịch vụ và tính an toàn đồng vốn. Đồng thời, kênh gửi tiền vào NHTM
là một trong những kênh đầu tư hiệu quả của đối tượng này. Trong khi đó, đối tượng khách hàng doanh nghiệp lại quan tâm đến những cơ hội đầu tư bên ngoài và tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh hơn là gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi, mục đích thường xuyên của họ khi gửi vốn vào ngân hàng là để phục vụ nhu cầu thanh toán và sử dụng các tiện ích khác. Tuy nhiên xét về phía ngân hàng, việc gia tăng tiền gửi của của khách hàng doanh nghiệp về cả quy mô lẫn tỷ trọng đem lại lợi ích lớn, bởi tiền gửi loại này thường có số lượng lớn xét trên từng món tiền gửi, trong khi tiền gửi của khách hàng cá nhân xét trên từng món tiền gửi thường thấp hơn nên mặc dù tổng tiền gửi loại này cao hơn tổng tiền gửi của TCKT nhưng ngân hàng phải quản lý một lượng tài khoản lớn hơn rất nhiều so với số lượng tài khoản tiền gửi của TCKT. Điều này làm cho ngân hàng tốn nhiều chi phí quản lý và theo dõi tài khoản hơn cũng như gia tăng các chi phí phát sinh kèm theo.
2.2.4. Quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Hoạt động chính của NHTM là huy động vốn để sử dụng nhằm thu lợi nhuận. Theo đó ngân hàng sẽ chuyển hóa nguồn vốn huy động được của mình thành các loại tài sản như ngân quỹ, tín dụng, chứng khoán, các tài sản khác theo một phương thức thích hợp, nhằm thỏa mãn các mục tiêu mà ngân hàng đặt ra.
Vietcombank Quy Nhơn cũng vậy, nhằm mục đích an toàn và sinh lợi, chi nhánh phải tìm cách huy động được một nguồn vốn tăng trưởng và ổn định, có chi phí và kỳ hạn phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Làm sao để công tác huy động vốn và sử dụng vốn ăn khớp với nhau. Kỳ hạn huy động vốn và sử dụng vốn phải đảm bảo cân đối. Nếu Vietcombank Quy Nhơn sử dụng quá nhiều vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn thì sẽ gây rủi ro mất khả năng thanh toán. Hơn nữa về mặt kinh tế sẽ không hiệu quả vì huy động ngắn hạn phải kèm theo dự trữ bắt buộc không sinh lời cao trong khi
vốn huy động trung dài hạn không phải kèm theo dự trữ bắt buộc nên có thể sử dụng hết để đầu tư. Thực tế cho thấy, phần lớn vốn huy động của Vietcombank Quy Nhơn được dùng đểđầu tư cho tín dụng.
Bảng 2.10. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn từ 2009-2011 Đơn vị tính: Tỷđồng 2009 2010 2011 Năm Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền 1. Huy động vốn 806 1.039 1.249 - Không kỳ hạn 237 314 267 - Ngắn hạn 495 589 908 - Trung dài hạn 74 136 74 2. Sử dụng vốn 2.008 2.376 2.956 - Cho vay ngắn hạn 1.513 1.825 2.499 - Cho vay trung dài hạn 495 551 457