Tái cơ cấu NHTM và các TCTD

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 86)

- Sau thời kỳ ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, các chính sách kích cầu, chính sách hỗ trợ lãi suất được thực hiện trong các nă m 2008,

b. Tái cơ cấu NHTM và các TCTD

Đây là một trong các nội dung của nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế được Bộ kế hoạch và đầu tư đưa ra nhằm hoàn thiện hoạt động của các NHTM theo hướng giảm số lượng, tăng quy mô, nâng cao chất lượng tín dụng và hoạt động ngân hàng. Hiện nay ở nước ta có quá nhiều ngân hàng với quy mô nhỏ, vốn thấp, khả năng cạnh tranh kém. Bên cạnh đó, sự mở rộng quá mức quy mô tín dụng trong điều kiện quản lý thanh khoản của các ngân hàng còn nhiều bất cập, các NHTM đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn quá nhiều.

vì vậy cần phải xây dựng lộ trình cụ thể để thực hiện. Trước khi tiến hành cơ cấu lại, cần tiến hành phân loại và đánh giá lại toàn bộ hoạt động của các NHTM, từ đó có cơ sở để xác định nhu cầu về số lượng và quy mô cần thiết của các TCTD để tiến hành tái cơ cấu. Chính phủ cần phát huy mọi nguồn lực xúc tiến việc thực hiện việc cơ cấu lại các NHTM và TCTD phù hợp với sự phát triển và tiến trình hội nhập WTO.

Học tập kinh nghiệm quốc tế về quá trình cơ cấu lại ngân hàng, Việt Nam cần thành lập cơ quan tư vấn quá trình cơ cấu lại ngân hàng. Cơ quan này sẽ giúp Chính phủđề ra các giải pháp cụ thể để cải tiến và nâng cao năng lực tài chính của các NHTM. Mở rộng vai trò giám sát và nâng cao năng lực của NHNN cũng như thành lập cơ quan chuyên quản lý, giám sát và cung cấp các thông tin tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)