Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 70)

3. Tỷ trọng sử dụng vốn/vốn huy động

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

a. Hn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động huy động vốn của Vietcombank Quy Nhơn còn nhiều hạn chế cần khắc phục để có thể tăng trưởng nguồn vốn huy động theo các định hướng hoạt động của mình. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn có tăng nhưng so với các NHTM khác trên địa bàn tỉnh Bình Định còn chiếm một phị phần tương đối khiêm tốn. Để nâng cao thị phần, khai thác mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, tiếp cận nhiều hơn đến các nguồn vốn từ các TCKT, Vietcombank Quy Nhơn cần quan tâm khắc phục những hạn chế sau đây:

- Về quy mô, cơ cấu huy động

Mặc dù tổng huy động tương đối ổn định và đáp ứng được nhu cầu của chi nhánh ở thời điểm hiện tại nhưng trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt như hiện nay thì việc giữ vững và tiếp tục đà tăng trưởng là vấn đề rất khó khăn cần có hướng giải quyết. Do vậy, Vietcombank nói chung và chi nhánh Quy Nhơn nói riêng cần phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao khả năng cạnh tranh, đưa ra các hình thức huy động đa dạng, linh hoạt hấp dẫn … mới có thể duy trì và nâng cao được thị phần.

thanh toán trong tổng nguồn vốn huy động còn chiếm tỷ lệ thấp. Trong năm 2011 có xu hướng giảm so với năm 2010. Điều này chưa phù hợp với chiến lược của Vietcombank là hướng tới ngân hàng bán lẻ (Tăng cường cung ứng dịch vụ tài khoản, phát hành và thanh toán thẻ, tăng cường cho vay tín dụng tiêu dùng...).

Hiệu quả quản lý vốn chưa cao. Qua các năm 2009-2011, Vietcombank Quy Nhơn huy động vốn không đủ để cho vay nên phải đi vay Vietcombank TW rất nhiều đểđáp ứng nhu cầu sử dụng vốn.

- Về hình thức huy động:

Các sản phẩm huy động vốn của Vietcombank nói chung và của chi nhánh Quy Nhơn nói riêng vẫn chỉ dừng lại ở hình thức truyền thống, chưa có sản phẩm thiết kế riêng biệt cho từng đối tượng khách hàng khác nhau. Vẫn còn thiếu nhiều sản phẩm cạnh tranh mà các NHTM như ACB, Sacombank, Sài Gòn Bank... đã thực hiện như tiền gửi tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm bằng VNĐ bảo đảm bằng vàng. Đó là những sản phẩm rất thích hợp trong bối cảnh kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, giá USD biến động thất thường, giá nhà đất sụt giảm... Chính vì điều này mà thời gian qua Vietcombank Quy Nhơn đã mất đi một số khách hàng cũ. Tính đa dạng và phong phú của các hình thức huy động vốn là một nhân tố không thể thiếu nhằm huy động vốn, nhất là huy động vốn từ các TCKT và từ dân cư.

Điều này đòi hỏi Vietcombank nói chung và chi nhánh Quy Nhơn cần phải ứng dụng hơn nữa thế mạnh về công nghệ, tạo nhu cầu mới cho thị trường bằng những sản phẩm mới có tiện ích cao hơn, đa dạng và hấp dẫn hơn.

- Về chính sách khách hàng và chất lượng dịch vụ khách hàng

Hoạt động marketing tại chi nhánh đã được cải thiện trong thời gian gần đây nhưng chưa thật sự chuyên nghiệp và hiệu quả. Còn nhiều điểm cần phải bổ sung và tiếp tục cải tiến. Hoạt động nghiên cứu thị trường, nhu cầu

khách hàng, đối thủ cạnh tranh chưa được tiến hành một cách thường xuyên và có hệ thống. Chưa xác định được chiến lược khách hàng phù hợp và thống nhất với tình hình thực tế tại chi nhánh.

Trong những năm qua, Chi nhánh Quy Nhơn đã chú trọng đến chất lượng dịch vụ khách hàng. Tuy nhiên, dịch vụ khách hàng tại chi nhánh còn thiếu tính cạnh tranh. Dịch vụ giao dịch một cửa “Teller” chưa triển khai rộng cho toàn chi nhánh, chưa có phòng dịch vụ khách hàng nên còn hạn chế trong việc phát triển và triển khai các sản phẩm và dịch vụ mới. Quy trình, thủ tục giao dịch tuy có cải thiện nhưng chưa thuận tiện lắm cho khách hàng. Thời gian chờ đợi giao dịch còn lâu, nhất là các giao dịch nộp rút tiền vượt hạn mức Teller thì chứng từ phải qua 3 khâu mới xong một giao dịch. Theo đánh giá của các khách hàng, thời gian giao dịch tại Vietcombank vẫn còn lâu hơn và thái độ của nhân viên ngân hàng chưa thực sự niềm nở khi so sánh với các NHTM CP khác trên địa bàn.

Kênh phân phối chưa thực sự đa dạng, phương thức giao dịch và cung ứng các dịch vụ chủ yếu vẫn là “giao dịch tại quầy”. Mặc dù các dịch vụ ngân hàng điện tử và các kênh phân phối điện tử đang trên đà phát triển nhưng chưa được triển khai rộng rãi, lượng khách hàng sử dụng còn ít. Giao diện thanh toán và cung ứng dịch vụ trên trang website Vietcombank còn hạn chế, chưa cung ứng đa dạng nhiều loại hình giao dịch...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)