Kỹ thuật công não (Brain Storming)

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP dạy học dự án TRONG môn TOÁN THPT nguyễn thị duyến (Trang 33)

a. Khái niệm

Công não là một kỹ thuật nhằm huy động các ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề thông qua hoạt động của các thành viên. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng mới.

b. Sử dụng kỹ thuật công não trong DHTDA

Trong DHTDA, kỹ thuật công não được sử dụng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học và có thể được sử dụng trong khi nhóm HS thảo luận để xác định mục tiêu của dự án, lập kế hoạch thực hiện dự án.

Kỹ thuật công não được thực hiện như sau:

- GV cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận. - Nhóm trưởng nêu vấn đề, mỗi người trong nhóm suy nghĩ và chuẩn bị trả lời. - Mọi người lần lượt nêu ý kiến bằng cách viết ý kiến ngắn gọn của mình lên một mẫu và dán lên bảng hoặc giấy khổ lớn.

- Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.

- Phân loại ý kiến.

- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý. - Thảo luận, thống nhất kết quả.

Để sử dụng kỹ thuật công não cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

- Lắng nghe, không phê phán, khuyến khích mọi người tự do suy nghĩ, đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt, khoan hãy phê phán tính đúng sai mà hạn chế tư duy của người tham gia trao đổi ý kiến;

- Khuyến khích nêu các ý tưởng, không sợ thiếu, không sợ thừa hoặc sai. Mục đích của công não là để mọi người tự do tư duy, có được càng nhiều ý tưởng càng tốt;

- Nhiều khi ý tưởng sai khởi nguồn cho ý tưởng đúng. Trong thực tế, những ý kiến trái ngược nhau hoặc ý kiến sai sẽ làm nẩy nở các ý tưởng đúng;

- Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày nhưng không lặp lại.

Người phát biểu sau cần theo dõi các ý kiến trước để hình thành ý tưởng của mình, bổ sung thêm hoặc nêu ý ngược lại, nhưng không được nêu lại các ý kiến đã có để tránh trùng lặp và mất thời gian của nhóm;

- Kết quả của công não là nỗ lực chung của cả nhóm, không có quyền tác giả. Kết quả của cuộc trao đổi là kết quả chung của nhóm, là công sức chung của mọi người.

Module 3. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỖ TRỢ DẠY HỌC THEO DỰ ÁN I. MỤC TIÊU

Học viên nắm vững một số phần mềm, trang web và kỹ thuật sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ DHTDA.

- Kiến thức: GV nắm vững một số phần mềm, trang web và kỹ thuật hỗ trợ DHTDA. - Kỹ năng: Sử dụng các phần mềm, trang web để hỗ trợ việc DHTDA như hỗ trợ hợp tác

nhóm, hỗ trợ việc tìm kiếm tài liệu và hỗ trợ quá trình bày sản phẩm dự án của người học.

- Thái độ: Tích cực, hợp tác và chia sẻ.

II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MODULE

- Các chủ đề: Module giới thiệu một số phần mềm, trang web và kỹ thuật sử dụng những phần mềm và trang web này trong DHTDA.

- Thời gian thực hiện: 5 tiết.

- Lưu ý: Học viên thực hiện các hoạt động theo cá nhân và theo nhóm nhỏ.

III. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ ĐỂ THỰC HIỆN MODULE

- Tài liệu: Xem ở phụ lục, các tài liệu đã dẫn.

- Phương tiện: Máy chiếu, máy tính cá nhân có nối mạng internet.

IV. HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Tìm hiểu một số phần mềm, trang web hỗ trợ việc hợp tác nhóm trong DHTDA (1t)

Nhiệm vụ: Học viên tìm hiểu một số phần mềm, trang web hỗ trợ việc hợp tác nhóm trong DHTDA. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông tin cho hoạt động: Xem phụ lục và tài liệu đã dẫn trong module này.

Hoạt động 2. Tìm hiểu một số trang web hỗ trợ việc tìm kiếm tài liệu trong DHTDA (1t)

Nhiệm vụ: một số trang web hỗ trợ việc tìm kiếm tài liệu trong DHTDA. Thông tin cho hoạt động: Xem phụ lục và tài liệu đã dẫn trong module này.

Hoạt động 3. Tìm hiểu một số phần mềm, trang web hỗ trợ việc trình bày sản phẩm trong DHTDA (1t)

Nhiệm vụ: Học viên tìm hiểu một số phần mềm, trang web hỗ trợ việc trình bày sản phẩm trong DHTDA.

Thông tin cho hoạt động: Xem phụ lục và tài liệu đã dẫn trong module này.

Hoạt động 4. Sử dụng một số phần mềm, trang web hỗ trợ việc DHTDA về một chủ đề toán cụ thể (2t)

Nhiệm vụ: Sử dụng một số phầm mềm và trang web để hỗ trợ việc dạy học chủ đề cụ thể trong môn toán theo phương pháp DHTDA mà các anh/chị đã lựa chọn ở module 1.

Thông tin cho hoạt động: Xem phụ lục và tài liệu đã dẫn trong module này cùng với kinh nghiệm dạy học của cá nhân GV.

V. ĐÁNH GIÁ

Câu hỏi tự nghiên cứu và thảo luận:

1. Theo anh/chị công nghệ thông tin có vai trò như thế nào đối với việc thực hiện DHTDA?

2. Hãy mô tả chi tiết các phầm mềm và trang web mà anh/chị dự định sử dụng để hỗ trợ tiến hành DHTDA chủ đề toán được lựa chọn ở module 1?

Thông tin phản hồi:

1. Học viên trình bày hiểu biết của bản thân về vai trò của công nghệ thông tin trong DHTDA.

2. Học viên mô tả chi tiết và đưa ra lí do về việc lựa chọn các trang web và phần mềm dự định sử dụng khi tiến hành DHTDA chủ đề toán đưa ra ở module 1.

VI. PHỤ LỤC

3.1. Vai trò của công nghệ thông tin với dạy học theo dự án

Công nghệ thông tin không chỉ là máy tính và mạng internet mà được định nghĩa là tất cả những phương tiện kĩ thuật dùng để khởi tạo, lưu trữ, chuyển tải, chia sẻ và trao đổi thông tin. Trong giáo dục, công nghệ thông tin đóng vai trò là phương tiện và trong một số trường hợp là nội dung dạy học. Đối với DHTDA nói riêng, các phương diện mà công nghệ thông tin chi phối là:

- Hỗ trợ người dạy và người học trong các hoạt động đánh giá.

- Là phương tiện để thực hiện sản phẩm dự án. Ví dụ có thể nhận thấy yếu tố công nghệ nếu sản phẩm dự án là video clip, bài trình chiếu, phóng sự truyền hình....

- Là một nội dung của dự án.

- Là phương tiện để tạo ra môi trường dạy học để người dạy và người học làm việc. Chính “môi trường số” sẽ giúp người dạy và người học linh động hơn trong việc trao đổi, tìm kiếm, xử lí và quản lí thông tin cũng như giao tiếp, cộng tác, đánh giá quá trình trong DHTDA.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP dạy học dự án TRONG môn TOÁN THPT nguyễn thị duyến (Trang 33)