Thiết kế dự án

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP dạy học dự án TRONG môn TOÁN THPT nguyễn thị duyến (Trang 56)

Xây dựng bộ câu hỏi định hướng

- Câu hỏi khái quát: Tính chính xác có ý nghĩa gì với cuộc sống của con người? Với câu hỏi này HS có thể đưa ra rất nhiều câu trả lời, các câu trả lời có thể thuộc phạm vi của nhiều môn học khác nhau.

- Câu hỏi bài học:

+ Bằng cách nào để đo khoảng cách giữa hai vị trí khác nhau? + Những vấn đề nào liên quan đến đo đạc và ước lượng?

So với câu hỏi khái quát các câu hỏi bài học hướng suy nghĩ của HS vào những vấn đề cụ thể hơn.

- Câu hỏi nội dung:

+ Có bao nhiêu hệ thức lượng trong tam giác? Đó là những hệ thức nào?

+ Có thể vận dụng hệ thức lượng trong tam giác vào tính toán các thông số của một hình như thế nào?

Các chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chương trình Toán

- Hiểu và vận dụng được định lý cosin, định lý sin trong tam giác và các hệ quả, các công thức tính độ dài đường trung tuyến và diện tích tam giác;

- Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện phương pháp nghiên cứu khoa học, năng lực giải quyết những vấn đề phát sinh trong học tập và đời sống.

Mục tiêu về kiến thức và kỹ năng của người học/ Kết quả học tập của học sinh

- Tổng kết được ứng dụng của các định lý cosin, sin trong tam giác và các hệ quả, các công thức tính độ dài đường trung tuyến và diện tích tam giác, vận dụng giải tam giác; - Tăng hứng thú và say mê toán học và vận dụng được toán học vào thực tế, nhận biết

được ý nghĩa của kiến thức toán học trong cuộc sống; - Củng cố, bổ sung và nâng cao kiến thức cho HS.

- Giúp người học rèn luyện kỹ năng gắn kết lý thuyết với thực hành, giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

- Rèn luyện, phát triển một số kỹ năng cho người học (làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin…);

- Giúp cho người học tập dượt nghiên cứu khoa học (cách xây dựng đề tài nghiên cứu, cách xây dựng và báo cáo đề cương nghiên cứu, cách thu thập và sử lý số liệu thu được, cách viết báo cáo khoa học, cách bảo vệ đề tài….);

- Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng công nghệ như thiết kế powerpoint, ấn phấm, thao tác sử dụng máy vi tính;

- Bồi dưỡng hứng thú và niềm say mê với khoa học, rèn luyện tính nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.

Các bước tiến hành bài dạy

Giai đoạn Mục đích Giáo viên Học sinh

1. Chuẩn bị cho dự án

- HS nhận thức rõ ý nghĩa của việc thực hiện dự án.

- HS chuẩn bị kiến thức có liên quan đến đề tài.

- Nêu ý nghĩa của dự án.

- Phổ biến sơ bộ quy định của việc thực hiện dự án.

- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan tới dự án.

- Nghiên cứu các công trình nghiên cứu liên quan.

2. Lập đề cương nghiên cứu

- Xác định đề tài nghiên cứu

- Gợi ý một số định hướng nghiên cứu. - Đánh giá và lựa chọn hướng nghiên cứu khả thi. - Lựa chọn đề tài nghiên cứu. - Các thành viên trong nhóm hợp tác viết và trình bày đề cương nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Thực hiện nghiên cứu - HS thu thập và xử lý các số liệu thu được để đưa ra kết - Hỗ trợ các nhóm HS thực hiện đề tài nghiên cứu theo đề

- Tiến hành đề tài nghiên cứu.

luận. cương. nghiên cứu và các nhận định cơ bản. - Viết báo cáo về nghiên cứu. 4. Nghiệm thu đề tài nghiên cứu - Bảo vệ đề tài nghiên cứu. - Đánh giá và nghiệm thu đề tài nghiên cứu của HS.

- Báo cáo kết quả nghiên cứu.

Kế hoạch thực hiện

Bước 1: Hướng dẫn chuẩn bị, giao nhiệm vụ thực hiện dự án (1 ngày).

- Tìm hiểu nhu cầu, khó khăn của HS liên quan đến việc thực hiện dự án.

- GV chia lớp học sinh thành 5 nhóm và giao nhiệm vụ, nội dung của dự án cho từng nhóm.

- Nhiệm vụ chung: Yêu cầu mỗi nhóm tìm và đọc ít nhất ba cuốn sách hoặc bài báo liên quan đến “Các phương pháp đo đạc”, ghi chép lại các thông tin chính vào phiếu và nộp lại cho GV sau 2 ngày:

+ Các hệ thức lượng trong tam giác vuông? + Các hệ thức lượng trong tam giác thường?

+ Những ứng dụng của hệ thức lượng trong tam giác? + Bằng cách nào có thể tính được chu vi của trái đất?

+ Cách tính chiều cao của một tòa nhà, cây thông, chiều rộng của một cái ao, khoảng cách từ trái đất đến sao Kim?

Nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

- Nhóm 1: Thiết kế đường dốc cho người khuyết tật trong khu chung cư. - Nhóm 2: Xác định vị trí đặt trạm phát sóng di động.

- Nhóm 3: Xác định việc tiếp nhiên liệu cho trực thăng cứu hộ. - Nhóm 4: Xác định hướng máy bay di chuyển.

- Nhóm 5: Xác định chiều cao của tháp nghiêng Pisa.

GV giới thiệu các tài liệu tham khảo, định hướng các vấn đề thực hành cụ thể để HS giải quyết. Đồng thời GV và HS thống nhất tiêu chí đánh giá các sản phẩm (phụ lục 4.2). GV và HS thảo luận và quyết định thời gian hoàn thành dự án là 2 tuần. Sản phẩm chung của các nhóm là bài báo cáo và file trình chiếu.

Bước 2: Thực hiện dự án (10 ngày)

- Đọc tài liệu tham khảo trong hai ngày để tìm hiểu về các phương pháp đo đạc và ước lượng.

- Trong khoảng thời gian còn lại HS thực hiện dự án theo yêu cầu mà GV hướng dẫn đặt ra.

Bước 3: Hoàn thiện và trình bày sản phẩm (1 ngày)

- Một nhóm trình bày về sản phẩm trong thời gian 10 phút.

- Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm khác (dựa trên tiêu chí đã thống nhất trên lớp với GV).

- Làm bài tập kiểm tra do GV giao.

- GV thu thập ý kiến phản hồi của người học về hiệu quả công việc. • Bước 4: (1 ngày)

- GV đánh giá hiệu quả làm việc của từng nhóm theo các tiêu chí đánh giá. • Bước 5: (1 ngày)

- Sau khi phân tích, đánh giá ưu và nhược điểm của từng dự án, GV đề xuất cách giải quyết hiệu quả nhất cho từng dự án.

- HS ghi chép và tổng hợp thành sản phẩm hoàn chỉnh, làm tài liệu học tập cho bản thân và cả lớp.

Các kỹ năng cần được học thêm trong khóa học:

- Kỹ năng sử dụng công nghệ, sử dụng các phân mềm ứng dụng như Microsoft office Word, Microsoft office Powerpoint… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kỹ năng sử dụng và khai thác tài nguyên trên Internet. - Kỹ năng xử lý số liệu (lập bảng, biểu, đồ thị…).

- Kỹ năng viết báo cáo toàn văn (cấu trúc, giới hạn số trang, cách thống kê TLTK, cách trình bày).

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP dạy học dự án TRONG môn TOÁN THPT nguyễn thị duyến (Trang 56)