Một số phương pháp dạy học hiện đại hỗ trợ dạy học theo dự án

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP dạy học dự án TRONG môn TOÁN THPT nguyễn thị duyến (Trang 26)

2.1.1. Phương pháp dạy học hợp tác

a. Khái niệm

Theo tài liệu của Dự án Việt - Bỉ, dạy học hợp tác được định nghĩa là một phương pháp dạy học trong đó GV tổ chức HS thành những nhóm nhỏ để các em cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một thời gian nhất định. Trong nhóm, dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng, HS kết hợp giữa làm việc cá nhân và làm việc hợp tác theo nhóm để hoàn thành công việc của nhóm. Như vậy, bản chất của phương pháp dạy học theo nhóm là sự hợp tác làm việc giữa các thành viên trong nhóm để hoàn thành mục đích chung của nhóm.

b. Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong DHTDA

DHTDA là một hình thức dạy học mang tính xã hội. Nhiệm vụ của các DAHT thường phức tạp và mang tính liên môn nên đòi hỏi phải thực hiện theo nhóm. Trong quá trình thực hiện dự án và báo cáo sản phẩm, sự hợp tác làm việc theo nhóm là thật sự cần thiết và diễn ra thường xuyên.

2.1.2. Phương pháp thuyết trình

a. Khái niệm

Thuyết trình là phương pháp dạy học mà ở đó GV trình bày trực tiếp một tài liệu học tập, một vấn đề khoa học, một đề tài nghiên cứu, một phương pháp khoa học nào đó… theo một hệ thống, một trình tự logic nhất định cho đông đảo HS.

b. Sử dụng phương pháp thuyết trình trong DHTDA

Phương pháp thuyết trình là một phương pháp dạy học phổ biến. Trong DHTDA, phương pháp này cũng thường xuyên được sử dụng. GV thường sử dụng

phương pháp dạy học này khi phổ biến dự án, mục tiêu dự án... HS khi học theo dự án sẽ phát triển được năng lực thuyết trình thông qua việc báo cáo, trình bày sản phẩm.

2.1.3. Phương pháp seminar

a. Khái niệm

Seminar là một trong những hình thức tổ chức dạy học cơ bản, trong đó các HS trình bày, thảo luận, tranh luận về những vấn đề khoa học nhất định dưới sự điều khiển trực tiếp của GV rất am hiểu vấn đề này.

Seminar là hình thức tổ chức dạy học có hai đặc trưng cơ bản sau:

- Phải có chủ đề khoa học nhất định để HS căn cứ vào đó mà thảo luận, tranh luận; - Phải có sự hướng dẫn và điều khiển của GV.

Thiếu một trong hai đặc trưng trên, seminar sẽ mất tác dụng. Vì vậy, seminar khác về bản chất với hình thức thảo luận không chủ đề và không người hướng dẫn.

b. Sử dụng phương pháp seminar trong DHTDA

Đối với các dự án yêu cầu HS trình bày về các vấn đề liên quan đến bài học theo quan điểm của bản thân thì phương pháp seminar thường được sử dụng khi HS báo cáo sản phẩm dự án. Tác dụng của phương pháp này là:

- Giúp HS suy nghĩ về những vấn đề của môn học bằng cách cho các em thực hành và suy nghĩ.

- Giúp HS đánh giá tính logic, quan điểm của người khác và của chính mình.

- Giúp HS nhận thức và phát biểu vấn đề, sử dụng hiệu quả thông tin từ các bài giảng của GV.

- Tạo động cơ để HS học lên cao hơn nữa. - Đưa ra phản hồi nhanh về hiểu biết của HS.

2.1.4. Phương pháp tự học

a. Khái niệm

Tự học là hình thức hoạt động nhận thức của người học nhằm nắm vững tri thức và rèn luyện kĩ năng do chính bản thân tiến hành ở trong hoặc ngoài lớp theo hay không theo chương trình đã được quy định. Tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản có tính độc lập cao và mang đậm sắc thái cá nhân của người học nhưng có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học.

Nội dung tự học rất phong phú, bao gồm toàn bộ những công việc học tập cá nhân và có khi do tập thể HS tiến hành ngoài những giờ học chính khóa, hoặc do bản thân HS độc lập tiến hành. Khối lượng công việc tự học rất lớn, tính chất hoạt động tự học đa dạng, thời gian HS tự học khá nhiều, tương đương với thời gian học chính khóa.

Tự học là phương pháp rất quan trọng ở mọi bậc học. Mọi HS đều phải biết tự học và cần có năng lực tự học. Để thực hiện các DAHT thì HS cần có khả năng tự học. Tự học thể hiện trong việc HS tự lập kế hoạch thực hiện dự án, tự định hướng, tự tìm kiếm thông tin liên quan đến đề tài dự án, tự quyết định phương án giải quyết các vấn đề của dự án, tự xây dựng nội dung và thiết kế sản phẩm dự án… Tự học giúp người học tự nắm vững tri thức, rèn luyện kĩ năng và kĩ xảo, bồi dưỡng hứng thú học tập, say mê nghiên cứu khoa học và khả năng học tập suốt đời.

2.2. Một số kỹ thuật dạy học hiện đại hỗ trợ dạy học theo dựa án2.2.1.Kĩ thuật KWL 2.2.1.Kĩ thuật KWL

(K: Know - Những điều đã biết; W: Want - Những điều muốn biết; L: Learned - Những điều đã học được)

a. Khái niệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo tài liệu về “Dạy học tích cực” của Dự án Việt - Bỉ, KWL là bảng liên hệ các kiến thức liên quan đến bài học, các kiến thức muốn biết và các kiến thức học được sau bài học.

b. Sử dụng kĩ thuật KWL trong DHTDA

Sau khi giới thiệu bài học và mục tiêu bài học, GV phát phiếu học tập “KWL” cho HS. Kĩ thuật này có thể thực hiện cho cá nhân hoặc nhóm HS theo mẫu sau:

K - Những điều đã biết W - Những điều muốn biết L - Những điều học được - ……… - ……… - ……… - ……… - ……… - ……… - ……… - ……… - ……… - ……… - ……… - ……… - ……… - ……… - ……… - ……… - ……… - ……… - ……… - ……… - ……… - ……… - ……… - ……… - ……… - ……… - ……… Loại bảng này dùng để khơi gợi lại những kiến thức đã học của HS bằng cách hỏi các em về những gì đã biết về bài học và giúp các em liên hệ với bản thân trước khi tìm hiểu sâu hơn về nội dung bằng việc đưa ra các ý kiến trong cột “K”. Sau đó, các em độc lập hoặc hợp tác động não đưa ra các câu hỏi trong cột “W”. Cuối cùng, khi trả lời những câu hỏi này trong quá trình học, các em thu nhận những thông tin và điền vào cột “L”.

a. Khái niệm

5W1H là sáu từ dùng để hỏi trong tiếng Anh: what (cái gì), where (ở đâu), when (khi nào), who (là ai), why (tại sao), how (thế nào). Kĩ thuật này xuất phát từ một bài thơ của nhà văn, nhà thơ người Anh Joseph Rudyard Kipling. Để trình bày một ý tưởng, tóm tắt một sự kiện, một cuốn sách hoặc bắt đầu nghiên cứu một vấn đề, chúng ta hãy tự đặt cho mình những câu hỏi sau

 WHAT? (Cái gì?) - Cái đó là gì?

- Nó đề cập đến vấn đề gì?

- Kế tiếp sự kiện này thì cái gì khác xảy ra? (What else) - Cuốn sách này trình bày vấn đề gì?

- Bài học này trình bày vấn đề gì? - E-learning là gì?

- Những câu hỏi phụ của vấn đề này là gì?...  WHERE (Ở đâu?)

- Vấn đề trình bày nằm trong lĩnh vực nào? - Sự kiện lịch sử này xảy ra ở địa điểm nào?

- Vấn đề này còn liên quan đến các lĩnh vực nào khác? - Loại thảo dược này thường được trồng ở đâu?

- Bài báo này đăng trên tạp chí nào?

- Tìm hiểu kiến thức về việc ứng dụng ICT trong dạy học ở đâu? - Bài thuyết trình này sẽ được trình bày trong nhóm hay trước lớp?...  WHEN (Khi nào?)

- Sự kiện này xảy ra khi nào?

- Vấn đề này, trước đây đã có ai nghiên cứu chưa, khi nào? - Khái niệm này bắt đầu xuất hiện khi nào?

- Khi nào thì cần ứng dụng ICT trong bài dạy? - Khi nào thì mình sẽ trình bày bài thuyết trình này?

- Các bước nghiên cứu (đề tài tốt nghiệp, luận văn, tiểu luận…) sẽ được thực hiện theo thời gian nào, hoặc phải kết thúc từng bước khi nào?...

- Tại sao phải nghiên cứu vấn đề này?

- Tại sao tác giả cuốn sách lại lựa chọn cách sắp xếp như thế này? - Tại sao thí nghiệm này không diễn ra đúng như dự kiến? (Why not) - Tại sao GV truy cập nhiều vào website giaovien.net?

- Tại sao cuộc khởi nghĩa này nổ ra? Tại sao nó thất bại?

- Tại sao hồi nhỏ mình học trong trường thuộc loại khá giỏi mà bây giờ vẫn luôn chật vật về kinh tế?

 HOW (Như thế nào?)

- Chiếc máy này hoạt động như thế nào? - Công việc này nên bắt đầu như thế nào? - Dự án này sẽ được thực hiện như thế nào?

- Các sự kiện và nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này được kết nối như thế nào? - Phong cách của bài báo sắp tới nên như thế nào?

 WHO (Ai?)

- Ai đã nghiên cứu vấn đề này? - Ai phụ trách dự án này?

- Bài trình bày sắp tới dành cho đối tượng nào?

- Khi mình gặp khó khăn trong ứng dụng ICT thì mình nên hỏi ai? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ai sẽ hưởng lợi khi dự án này được tiến hành? Còn ai khác không? (Who else) - Ai là tác giả của cuốn sách đang làm dư luận xôn xao?

- Chính sách này của nhà nước hướng đến đối tượng nào?

Công cụ 5W1H thoạt nhìn rất đơn giản nhưng lại tỏ ra rất hiệu quả nếu được sử dụng một cách đúng đắn, khéo léo và thông minh.

b. Sử dụng kĩ thuật 5W1H trong DHTDA

Trong DHTDA, kĩ thuật này thường được dùng cho các trường hợp khi cần có thêm ý tưởng mới hoặc xem xét nhiều khía cạnh của vấn đề, chọn lựa ý tưởng để phát triển trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện, thiết kế sản phẩm dự án…

2.2.3. Kĩ thuật biểu đồ hình xương cá

Biểu đồ hình xương cá là kĩ thuật do Kaoru Ishikawa của đại học Tokyo sáng chế. Đây là một kĩ thuật tổ chức và kiểm tra một cách trực quan tất cả những yếu tố có thể tác động đến tình huống đã có bằng việc tìm ra tất cả nguyên nhân gây ảnh hưởng. Ảnh hưởng là một kết quả mong muốn hoặc không mong muốn phát sinh từ một loạt nguyên nhân. Khi giảng dạy kĩ thuật này người Nhật xem khái niệm ảnh hưởng như là một món cơm lý tưởng. Biểu đồ xương cá có thể được thiết lập như sau:

Xác định mục tiêu của dự án

Xây

dựng Thực hiện dự án Thu thập kết quả và công bố Đánh giá dự án

- Viết mục tiêu ở đầu cá, vẽ một đường thẳng từ đây sang trái hay sang phải tương tự như xương sống cá;

- Những nhóm nguyên nhân chủ yếu nằm trở thành xương sườn cá;

- Những nhóm nguyên nhân thứ yếu được nhóm lại xung quan nguyên nhân chủ yếu tạo thành xương cá;

- Với những nguyên nhân thứ yếu hãy hỏi câu hỏi “Chúng ta làm vấn đề này như thế nào?” và sau đó viết câu trả lời tại nhánh thích hợp của xương.

- Khi tất cả những nguyên nhân đã được tìm ra và tập hợp lại vào những nhóm hợp lí, hãy suy nghĩ giải pháp và đặt giải pháp đó vào vị trí thích hợp. Trong những buổi bàn luận ý kiến nhóm, hãy viết vấn đề ở vị trí đầu cá trong một tờ giấy cỡ lớn được dán lên tường và thực hiện thứ tự các bước đã nêu.

Biểu đồ hình cá cho mọi người thấy được mối quan hệ giữa nguyên nhân và ảnh hưởng, xem xét hết tất cả các bộ phận của vấn đề và nhận ra những phần cần thêm số liệu và thông tin. Điều đó khởi động tiềm thức của con người. Ishiwaka đã diễn tả quá trình đồ thị hóa vấn đề mà bạn gặp phải. Ông ấy khuyên bạn nên để tiềm thức nghiền ngẫm vấn đề đang gặp phải qua một đêm và khi quay trở lại vấn đề đó bạn sẽ kinh ngạc trước những suy nghĩ và ý tưởng mà tiềm thức tưởng tượng ra.

Trong DHTDA trong môn toán, biểu đồ hình xương cá có thể được sử dụng để mô tả các chiến lược thực hiện dự án và hệ thống hóa kết quả của dự án.

Ví dụ để hệ thống hóa kết quả của dự án “phương pháp giải phương trình vô tỷ”, GV có thể yêu cầu HS sử dụng biểu đồ hình xương cá để thấy được hệ thống các phương pháp và kỹ thuật đối với từng phương pháp này như biểu đồ sau:

Hình 2.2. Minh họa biểu đồ hình xương về chủ đề phương trình vô tỷ

2.2.4. Kĩ thuật bản đồ tư duy

a. Khái niệm

Bản đồ tư duy được Tony Buzan, một nhà toán học - tâm lý học người Anh phổ biến trên chương trình tivi “Use Your Head”của BBC cách đây hơn 4 thập kỷ và hiện nay trở thành một công cụ hỗ trợ tư duy được nhiều người trên thế giới sử dụng. Bản đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế

hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Bản đồ tư duy có thể viết trên giấy, trên bảng trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính.

b. Sử dụng kĩ thuật bản đồ tư duy trong DHTDA

Sơ đồ tư duy là một kĩ thuật được sử dụng rất hiệu quả trong DHTDA. Kĩ thuật này thường được sử dụng trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, thu thập, sắp xếp các thông tin cần tìm hiểu liên quan đến dự án và lên ý tưởng cho một báo cáo hay thiết kế nội dung của sản phẩm dự án.

Cách xây dựng một bản đồ tư duy:

- Viết tên chủ đề ở trung tâm hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.

- Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng chữ in hoa. Nhánh và chữ trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.

- Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.

- Tiếp tục như vậy cho các tầng phụ tiếp theo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.3. Minh họa bản đồ tư duy

Ví dụ vận dụng kĩ thuật sử dụng bản đồ tư duy vào việc dạy học chủ đề “phép dời hình”:

2.2.5. Kỹ thuật công não (Brain Storming)

a. Khái niệm

Công não là một kỹ thuật nhằm huy động các ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề thông qua hoạt động của các thành viên. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng mới.

b. Sử dụng kỹ thuật công não trong DHTDA

Trong DHTDA, kỹ thuật công não được sử dụng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học và có thể được sử dụng trong khi nhóm HS thảo luận để xác định mục tiêu của dự án, lập kế hoạch thực hiện dự án.

Kỹ thuật công não được thực hiện như sau:

- GV cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận. - Nhóm trưởng nêu vấn đề, mỗi người trong nhóm suy nghĩ và chuẩn bị trả lời. - Mọi người lần lượt nêu ý kiến bằng cách viết ý kiến ngắn gọn của mình lên một mẫu và dán lên bảng hoặc giấy khổ lớn.

- Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.

- Phân loại ý kiến.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP dạy học dự án TRONG môn TOÁN THPT nguyễn thị duyến (Trang 26)