Hình 4.2. Mô hình thành lập phòng marketing theo dự kiến
Trong sơ đồ trên nhiệm vụ của từng bộ phận phòng marketing như sau:
Trưởng phòng marketing: Có nhiệm vụ lãnh đạo chung và điều hành trực tiếp các cán bộ trong phòng. Bên cạnh đó trưởng phòng còn là người ra quyết định trong mọi hoạt động của các bộ phận khác trong phong marketing để trình lên giám đốc.
Bộ phận nghiên cứu thị trường: Có nhiệm vụ:
Chuyên nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước.
Nghiên cứu giá cả hàng hoá trên thị trường trong nước và thị trường thế giói, theo dõi tỷ giá hối đoái để từ đó có chính sách phù hợp trong hoạt động kinh doanh của công ty
Bộ phận nghiên cứu cải tiến sản phẩm: Chuyên tìm hiểu về sở thích, nhu cầu của khách hàng và xu thế của người tiêu dùng để đưa ra những sản phẩm phù hợp với các nhu cầu đó.
Bộ phận quản lý bán hàng: Quản lý hệ thống phân phối sản phẩm và bộ phận nhân viên bán hàng
Bộ phận phân phối và tiêu thụ: Chuyên theo dõi kiểm tra các mặt hàng của công ty trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ, thực hiện tốt công tác phân phối hàng hoá.
Tóm lại, để làm tốt công tác marketing đòi hỏi công ty phải có sự đầu tư và phải chịu tốn kém chi phí nhưng bù lại nếu công ty làm tốt khâu này sẽ tao ra uy tín trên thị trường và có thêm nhiều bạn hàng mới, làm cho hàng hoá của công ty ngày càng nhiều người biết đến và ngày càng tiêu thụ rộng rãi hơn trên thị trường trong nước và thế giới
Trưởng phòng marketng
Bộ phận nghiên cứu cải
tiến sản phẩm Bộ phận nghiên cứu thị trường Bộ phận chuyên quản lý bán hàng Bộ phận phân phối và tiêu thụ sản phẩm
b) Kết quả
Nếu công ty áp dụng giải pháp 2, dự kiến sẽ mang lại hiệu quả sau:
Ta giả sử tổng chi phí marketing là 5 người, với mức lương bình quân là 1.300.000 đồng. Vậy chi phí phòng marketing một năm đó là:
5 x 1.300.000 x 12 =78.000.000
Chi phí khác gồm: Tiền thưởng, chi phí thu thập xử lý thông tin, công tác phí…dự kiến là 60.000.000 đồng
Vậy tổng chi phí tăng thêm là:
78.000.000+60.000.000=138.000.000
Công ty thành lập phòng marketing không những mở rộng thị trường hơn, mà bên cạnh đó công ty còn giải quyết được hàng tồn kho của công ty.
Giả sử khi thành lập phòng marketing hàng tồn kho sẽ bán hết.
Doanh thu tăng thêm bằng giá trị hàng tồn kho là 70.230.655.000 đồng Lợi nhuận tăng thêm:
70.230.655.000 – 138.000.000 =70.092.655.000
Vậy nếu công ty áp dụng giải pháp 2 công ty sẽ thu thêm một khoản lợi nhuận là 70.092.655.000 đồng.Để thấy rõ sự thay đổi trước và sau khi áp dụng giải pháp này, ta xem bảng sau:
Bảng 4.29. Kết Quả Và Hiệu Quả Sau Khi Áp Dụng Giải Pháp 2
Chỉ tiêu ĐVT Trước khi áp dụng giải pháp 2 Sau khi áp dụng giải pháp 2 Chênh lệch ∆ ± % DTT 1.000đ 143.250.670 213.418.325 70.230.655 49 Tổng chi phí 1.000đ 142.120.735 142.250.735 138.000 0,1 LNT 1.000đ 1.129.935 0,5 70.092.655 6,2 Tỉ suất LNT /chi phí Lần 0,0079 0,33 0.32 6202 Tỷ suất LNT/DTT 0,0078 0,33 0,32 4130
Qua bảng trên ta thấy sau khi áp dụng giải pháp 2 thì: Doanh thu tăng 49% trong đó tổng chi phí chỉ tăng 0,1%
Tỷ suất lợi nhuận thuần / chi phí tăng 0,49 lần và tỷ suất lợi nhuận thuần / doanh thu thuần tăng 0,32 lần. Điều này chứng tỏ sau khi áp dụng giải pháp 2 thì hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao hơn.
4.10.3.Một số kiến nghị
Mặt khác để tăng khả năng cạnh tranh của mực in Toàn Trẻ so với các hàng mực in Trung Quốc. Tôi xin đưa ra những kiến nghị sau để sản phẩm của công ty ngày một có chỗ đứng hơn trong thị trường ngày nay:
Để sản phẩm mực in của công ty Toàn Trẻ có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm mực in khác trong và ngoài nước thì công ty phải đặt chất lượng là mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất đối với công ty trong thời gian tới. Với chất lượng không thể cải tiến theo như hiện nay thì khả năng mở rộng thị trường là điều rất khó và thậm chí là không thể. Cho nên nếu công ty mực in Toàn Trẻ muốn đứng vững và theo kịp với xu thế thế giới thì cần phải đẩy nhanh tốc độ nâng cấp và đầu tư mới dây chuyền sản xuất nhằm thay đổi và đa dạng hoá về mẫu mã cũng như màu sắc, nâng cao chất lượng và đưa ra một giá bán hợp lý. Muốn vậy công ty nên khẩn trương hoàn thành các vấn đề sau:
Đối với máy móc thiết bị:
Cần lắp đặt 20 máy lọc nước để đưa vào hoạt động sản xuất.
Nên hoàn tất thủ tục cuối cùng cho dự án, đầu tư thêm 50 máy móc trang thiết bị, đồng thời chuẩn bị gấp rút mặt bằng để khi máy về lắp đặt nhanh và đưa vào hoạt động sản xuất.
Có kế hoạch để giảm bớt các máy móc có thiết bị lạc hậu, cũ kỹ, sản xuất không có hiệu quả.
Chuẩn bị đầu tư và liên doanh để có thiết bị hiện đại hơn phục vụ cho sản xuất.
Nghiên cứu các phương án để dùng máy lọc nước đã thanh lý đưa vào lọc nước thải sinh hoạt trong công ty.
Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất:
Đa phần nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty được nhập khẩu từ Malaysia về nên giá thành cũng tương đối cao nên giá bán sản phẩm bán ra ra thị trường cũng cao hơn. Với tình hình trên công ty nên tìm cho mình nguồn nguyên liệu mới với giá thành thấp hơn để giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh với các mặt hàng mực in khác.
Đối với CBCNV: Công ty cần đưa ra các chính sách khen thưởng cao hơn so với hiện tại, nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của CBCNV, tạo cho họ có trách nhiệm cao hơn trong công tác quản lý cũng như trong quá trình sản xuất. Đồng thời công ty nên đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao trách nhiệm làm việc của CBCNV trong toàn công ty.
Đối với chất lượng: Khi máy móc trang thiết bị được nâng cấp và hoàn thiện thì công ty có thể sản xuất các mặt hàng chất lượng cao hơn. Công ty phải đặt chất lượng lên hàng đầu, thiết lập hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm của công ty và đưa sản phẩm của công ty đi kiểm tra ở các thị trường. Bằng mọi cách phải đưa sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng,để tăng khả năng cạnh tranh với các mặt hàng mực in trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Đối với mẫu mã, màu sắc: Công ty phải không ngừng cải tiến mẫu mã, màu sắc mới lạ và đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và tăng khả năng cạnh tranh. Công ty cần phải tăng cường về màu sắc để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Giá cả: Công ty cần phải tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu mới để giảm giá thành sản phẩm nhằm đưa ra mức giá thấp hơn mà chất lượng không đổi để có thể cạnh tranh với các sản phẩm khác.
Tóm lại, khi công ty hoàn thiện các vấn đề trên thì khả năng tăng sản lượng, chất lượng và màu sắc cũng như giá cả của các mặt hàng mực in của công ty được nâng lên đáng kể. Vì trước kia máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất cũ kỹ lạc hậu, nguồn nguyên vật liệu chủ yếu nhập khẩu cũng như chính sách khuyến khích CBCNV làm việc chưa có nên sản lượng, chất lượng, mẫu mã, màu sắc tương đối thấp nên các sản phẩm của công ty khó có khá năng cạnh tranh với các sản phẩm mực in khác. Cho nên với những thay đổi trên công ty nên nhanh chóng thực hiện để mang lại kết quả có lợi hơn trong thời gian tới, giúp công ty có thể cạnh tranh với các công ty khác cùng ngành nhất là khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
CHƯƠNG 5