Quan hệ thanh toán này phát sinh trong hoạt động kinh doanh là vấn đề tất yếu. Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém sẽ dẫn doanh nghiệp đến tình trạng công nợ kéo dài, đi chiếm dụng vốn lẫn nhau. Để phân tích rõ tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phải xem xét một số chỉ tiêu dưới đây:
Tỷ suất tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng số nguồn vốn
hiện hành (ngắn hạn) Tổng số nợ ngắn hạn
Tỷ suất này cho biết khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường và khả quan.
Tỷ suất tài thanh toán
của vốn lưu động =
Tổng số vốn bằng tiền Tổng tài sản lưu động Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của TSLĐ. oan
Tỷ suất tài thanh toán
tức thời =
Tổng số vốn bằng tiền Tổng số nợ ngắn hạn
Bảng 4.27. Tình hình thanh toán của công ty trong hai năm 2006 – 2007 Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 Chênh lệch ±▲ % 1.Nguồn vốn CSH 1000đ 45.085.940 41.720.570 -3.365.370 -7,46 2. Tổng vốn 1000đ 162.553.230,8 167.239.129 4.685.899 2,9 3.Tổng VLĐ 1000đ 86.321.071,564 86.278.348,512 -42723,05 -0,05 4. Tổng nợ NH 1000đ 76.877.685,411 95.310.235,477 18.422.550 23,96 5. Vốn bằng tiền 1000đ 161.021.466,763 165.230.777,093 4.209.330 2,61 6. Khoản phải thu 1000đ 9.852.117,030 7.990.247,6 -1.861.869 -18,9 7.Tỷ suất tài trợ ½ lần 0,28 0,25 -0,03 -10,7 8. Tỷ suất thanh toán VLĐ 5/3 lần 1,86 1,92 0,06 3,2 9. Tỷ suất thanh toán vốn tức thời 5/4 lần 2,09 1,7 0,39 18,6 10. Tỷ suất thanh toán NH 3/4 lần 1,22 0,9 -0,32 26,23
Nguồn tin: Kế toán - thống kê Tỷ suất tài trợ: Năm 2006 là 0,28 lần, năm 2007 là 0,25 lần giảm so với năm 2006 là 0,03 lần, tương đương mức giảm 10,7 %. Tỷ suất tài trợ giảm là do nguồn vốn chủ sở hữu giảm mà tổng số công nợ phải trả tăng lên.
Đối với tỷ suất thanh toán tức thời của công ty, năm 2006 là 2,09 lần, năm 2007 là 1,7 lần và cũng giảm so với năm 2006. Kết hợp với chỉ tiêu tỷ suất thanh toán hiện hành ta thấy công ty không có khả năng thanh toán trong ngắn hạn. Công ty đang có những giải pháp để có thể thanh toán nợ NH được.
Trên cơ sở phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tổng quát công ty mực in Toàn Trẻ trong những năm qua, tôi thấy công ty có những ưu điểm và nhược điểm tồn tại sau:
Trong hai năm 2006 và năm 2007, công ty đều làm ăn có hiệu quả, biểu hiện là doanh thu qua các năm đều lớn hơn chi phí.
Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên ngày càng cao, từ 1.000.000 đồng/người trong năm 2006 tăng lên 1.300.000 đồng/người trong năm 2007 .
Với đặc trưng là một doanh nghiệp Nhà nước, công ty luôn hoàn thành các chỉ tiêu được giao, các khoản nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
Thay đổi máy móc thiết bị khai thác mới, tiết kiệm chi phí nhiên liệu.
Trình độ cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao qua việc tập huấn, tổ chức các khoá đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, tuyển dụng ngày càng nhiều lao động có trình độ đại học.
Tuy nhiên, tổng chi phí của công ty vẫn ở mức cao, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, khả năng sinh lời của vốn chưa cao. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác thì công ty cũng rơi vào tình trạng thiếu vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trang thiết bị máy móc tuy đã được thay đổi nhưng vẫn chưa đồng bộ, vẫn còn một số máy móc đã cũ kỹ ảnh hưởng tới sản phẩm khai thác và tiết kiệm nguyên vật liệu.
Hiệu suất sử dung lao động còn chưa cao, mức sinh lợi bình quân một lao động còn thấp, đây là yếu tố làm giảm mạnh hiệu quả kinh doanh của công ty.
Hiệu quả kinh doanh của công ty vẫn chưa cao và chưa phát huy hết những tiềm năng của mình là do các nguyên nhân:
Giá cả của một số mặt hàng trong những năm vừa qua có xu hướng tăng lên, giá cả xăng dầu tăng kéo theo giá của một số mặt hàng khác cũng tăng theo.
Hiệu quả sử dụng lao động chưa cao cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty
Vốn kinh doanh cũng là một yếu tố quyết định, việc sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc vào nguồn vốn của công ty.
4.10. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
Để đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay cũng như trong tương lai của công ty một cách ổn định và lâu dài. Công ty phải có những chiến lược sản xuất kinh doanh một cách rõ ràng trong những năm tới và đồng thời phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội như hiện nay và trong tương lai. Với những gì thu thập được và tìm hiểu tại công ty trong thời gian vừa qua, tôi thấy công ty đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thu mua, sản xuất và tiêu thụ; cộng thêm sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong và ngoài nước. Mặt khác, hiện nay đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO thì sản phẩm của công ty ngày càng khó cạnh tranh hơn. Với tình hình như thế tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty một cách cao hơn, nhằm khắc phục những khó khăn trong thời gian đã qua đồng thời phát huy thế mạnh của mình để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm tới.
4.10.1. Giải pháp 1: Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh
Đây là giải pháp mà công ty cần trong giai đoạn hiện nay, điểm yếu cơ bản của công ty hiện nay là chưa có được một chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp, chỉ phụ thuộc vào đơn đặt hàng mà khách hàng đặt, không chủ động trong sản xuất và tìm nguồn tiêu thụ cho sản phẩm của mình một cách chủ động hơn, bền vững và lâu dài hơn. Cho nên tôi dùng kỹ thuật phân tích SWOT để đưa ra các biện pháp tối ưu cho công ty trong thời gian tới. Các bước phân tích bao gồm: