Phối hợp S/O: Sử dụng những điểm mạnh bên trong và tận dụng các cơ hội bên ngoài để đạt được mục tiêu kinh tế lớn nhất.
Phối hợp S/T: Tận dụng sức mạnh bên trong để thích nghi và vượt qua những đe dọa bên ngoài.
Phối hợp W/O: Tận dụng các cơ hội bên ngoài để hạn chế những điểm yếu nội bộ.
Phối hợp W/T: Là những chiến lược phòng thủ, biết được những đe dọa bên ngoài, tránh tác động các điểm yếu bên trong.
Bảng 4.28. Ma trận SWOT
MA TRẬN SWOT Cơ hội(O):
1. Nhà nước khuyến khích buôn bán quốc tế với nhiều chính sách có lợi cho doanh nghiệp.
2. Lãi suất vay ngân hàng thấp.
3. Cơ sở hạ tầng phát triển.
4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao. 5. Tình hình dân số ngày càng tăng lên dẫn đến các khu công nghiệp ngày càng nhiều Đe dọa (T): 1. Nhà nước đánh thuế thu nhập ngày một cao hơn. 2. Hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam ngày một nhiều hơn. 3. Tâm lý khách hàng thích sử dụng hàng ngoại. 4. Đối thủ cạnh tranh trong nghề ngày càng tăng. 5. Sản phẩm mực in Việt Nam chưa theo kịp thị trường. Điểm mạnh (S): 1. Nằm ở vị trí thuận lợi, với diện tích rộng. 2. Hoạt động sản xuất lâu năm. 3. Lực lượng lao động làm việc ở công ty lâu năm.
4. Có chính sách khen thưởng rõ ràng.
S – O:
- Thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bi phục vụ cho sản xuất.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ, gia tăng thị phần, tìm kiếm thêm thị trường mới.
S –T:
- Tăng cường sản xuất các mặt hàng chất lượng cao, màu sắc đẹp,giá cả hợp lý với nhu cầu người tiêu dùng. - Xúc tiến xuất khẩu hàng hòa ra nước ngoài.
- Kết hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm giảm hàng lậu vào Việt Nam.
- Tạo tâm lý cho người tiêu dùng thích dùng hàng nội hơn hàng ngoại.
Điểm yếu (W):
1. Thông tin trong nước và thị trường thế giới còn thiếu.
2. Việc điều hành công ty còn hạn chế.
3. Giải quyết giấy tờ còn chậm trễ so với nhu cầu của người tiêu dùng. 4. Hệ thống cơ sở máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất còn lạc hậu. 5. Màu sắc sản phẩm vẫn còn hạn chế W –O:
- Đào tao cán bộ công nhân viên có tay nghề cao.
- Tăng cường hoạt động marketing.
- Tăng cường giải quyết giấy tờ
- Xây dựng các chiến lược phù hợp với chính sách của nhà nước.
- Tận dụng chính sách ưu đãi của nhà nước để phát triển sản xuất.
W – T:
- Xây dựng bộ phận có khả năng chuyên tìm hiểu thông tin và công tác marketing đối với sự thay đổi của thị trường. sự cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.
- Đổi mới phương thức quản lý theo cơ chế thị trường - Tiến hành nâng cấp và thanh lý những tài sản hư hỏng lạc hậu. đầu tư nâng cấp mới hệ thống dây chuyền sản xuất mới phù hợp với nhu cầu hiện tai.
- Nâng cao chất lượng hàng hóa, cải tiến màu sắc, giá cả hợp lý.
4.10.2. Giải pháp 2: thành lập phòng marketing
Một công ty hoạt động sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao và lâu dài thì việc đầu tiên cần làm là phải đẩy mạnh khả năng tiêu thụ hàng hoá mà công ty làm ra trên thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Muốn đạt được kết quả đó chúng ta đề nghị công ty nên thành lập phòng marketing một cách hoàn chỉnh nhằm tìm kiếm thị trường, mở rộng kênh tiêu thụ, nắm bắt được thông tin về các đối thủ cạnh tranh chính trong và ngoài nước, nhằm phát triển khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình một cách rộng rãi, tăng lợi nhuận cho công ty.